Người già từ 75 tuổi trở lên sẽ được trợ cấp xã hội?

19:14 06/08/2019
Ngày 6-8, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội tổ chức phiên giải trình về trách nhiệm quản lý nhà nước trong việc thực hiện chính sách, pháp luật về trợ giúp xã hội đối với người cao tuổi và người khuyết tật, dưới sự chủ trì của Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Nguyễn Thúy Anh.


Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh chia sẻ, phiên giải trình là diễn đàn mở với sự tham gia của nhiều bên nhằm mục đích công khai minh bạch đến cử tri, nhân dân cả nước về thực trạng quản lý nhà nước trong công tác người cao tuổi, người khuyết tật, làm rõ hạn chế khó khăn, vướng mắc và trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan; hướng đến thống nhất về nhận thức, đồng thuận về giải pháp để nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật, từng bước tháo gỡ khó khăn và phòng ngừa và tiến tới gỡ bỏ các rào cản trên con đường bảo vệ, bảo đảm thực thi quyền của người cao tuổi, người khuyết tật, để không ai bị bỏ lại phía sau trong tiến trình phát triển của đất nước.

Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Các vấn đề xã hội Đặng Thuần Phong cho rằng, số tiền trợ cấp tuy không lớn, nhưng đòi hỏi phải có sự công bằng. Bên cạnh đó, ông cũng quan tâm tới các giải pháp hỗ trợ khác, như vé tàu giao thông, du lịch cho người cao tuổi, hiện địa phương không làm hoặc làm nhưng không đạt yêu cầu, vậy giải pháp tới đây thế nào? Người cao tuổi có nhu cầu vay vốn “khởi nghiệp” nhưng lại chưa có chính sách nào để họ tiếp cận vốn, vậy giải pháp tới đây thế nào? Đối với người tự kỷ, có được xem là người khuyết tật không? Tăng mức trợ cấp cho hai đối tượng này cũng là vấn đề nhận được sự quan tâm, phản ánh của nhiều đại biểu.

Đại biểu Nguyễn Ngọc Phương (Quảng Bình) đánh giá, dù đã có nhiều việc làm cụ thể thể hiện sự quan tâm với người cao tuổi, người khuyết tật, nhưng mức trợ cấp còn thấp hơn mức sống tối thiểu, kinh phí địa phương thì không đủ hỗ trợ, vậy nguyên nhân và giải pháp khắc phục ra sao?

Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Về các vấn đề xã hội Bùi Sỹ Lợi, theo quy định, người cao tuổi, người khuyết tật phải được lập hồ sơ theo dõi quản lý sức khỏe, nhưng hiện chỉ mới có 2,7 khoảng 2,7 triệu người được lập hồ sơ. Trong khi đó, hệ thống trạm y tế xã lại không đáp ứng được nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho người dân. Giải pháp cho vấn đề này ra sao?

Cũng theo ông Lợi, Nghị quyết 28 có nêu hai vấn đề: Có lộ trình giảm độ tuổi người cao tuổi xuống (hiện đang quy định 80 tuổi) và nâng mức trợ cấp lên (hiện 270 nghìn/tháng), nhưng điều quan trọng hơn là phải thực hiện chính sách xã hội công bằng, nên phải linh hoạt, chứ không nên cào bằng. Vấn đề này sẽ được giải quyết ra sao?

Giải trình các chất vấn của đại biểu, Bộ trưởng LĐTB&XH Đào Ngọc Dung cho biết, một số quy định, như muốn giảm độ tuổi được hưởng trợ cấp thì phải sửa luật. Trong kế hoạch, với người cao tuổi thì đến năm 2021 mới sửa.

“Quan điểm cá nhân, tôi đồng tình rút xuống 75 tuổi so với 80 tuổi hiện nay, và mức chuẩn cũng phải nâng lên, vì điều kiện kinh tế xã hội hiện nay có thể làm được việc này”, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho hay.

Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và xã hội Đào Ngọc Dung giải trình trước Uỷ ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội.

Về đối tượng người tự kỷ, người tâm thần, theo ông Dung, hiện đang gia tăng rất nhanh. Các địa phương liên tục đề nghị cho xây cơ sở nuôi dưỡng người tâm thần, nhiều nơi chưa xây được phải ghép vào cơ sở bảo trợ, thâm chí còn ghép cả người tâm thần sống cùng người cai nghiện ma túy, có địa phương còn đòi ghép cả vào trung tâm nuôi dưỡng người có công. 

Bộ Lao động kiên quyết yêu cầu phải tách hẳn ra. Ông cũng khẳng định, người tự kỷ được xem là người khuyết tật, và đã có văn bản rồi, nhưng có thể do mới quá nên việc triển khai xuống cơ sở chưa tốt, cần chú trọng hơn thời gian tới.

Về nâng mức trợ cấp, theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Văn Hiếu, việc huy động ngân sách cũng chỉ là một phần, điều quan trọng là sự phấn đấu tự vươn lên và việc xã hội hóa, huy động các nguồn lực. Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, việc huy động doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực này rất khó khăn, vì trong thời gian khoảng 3 năm đầu, các doanh nghiệp liên tục phải chịu lỗ.

Tiếp thu ý kiến các đại biểu, Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội khẳng định với trách nhiệm của mình, Bộ sẽ nghiên cứu để có những điều chỉnh bảo đảm phù hợp với thực tiễn, hỗ trợ tốt hơn người cao tuổi, người khuyết tật, đặc biệt là những vấn đề căn cốt đã nêu.

Phương Thuỷ

Việc phát triển điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) đáp ứng nhu cầu phát triển điện sạch, sử dụng được nguồn năng lượng tái tạo (mặt trời) mà Việt Nam có nhiều tiềm năng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, để việc cung cấp điện cho các hộ sử dụng điện có đầu tư ĐMTMN ổn định, thì phải tính đến hoạt động của ĐMTMN trong hoạt động chung của toàn hệ thống điện.

Công an quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội cho biết, qua xác minh, chưa có cơ sở xác định người phụ nữ bán hàng rong trên phố cổ “chặt chém” du khách nước ngoài với việc bán 3 quả dứa giá 500.000 đồng (như mạng xã hội và báo chí phản ánh mấy ngày qua), tuy nhiên, cơ quan chức năng cũng đã lập biên bản xử phạt hành chính 150 nghìn đồng đối với người này về hành vi bán hàng rong không đúng quy định. 

Quá trình ông N.V.C. đốt lửa lấy mật ong rừng, ngọn lửa nhanh chóng cháy lan sang các bụi cây rậm dẫn đến cháy rừng. Vụ cháy rừng khiến ông C. bị bỏng nặng và người này được lực lượng chữa cháy cõng ra khỏi rừng để đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Để đảm bảo TTATGT trên các tuyến đường, trong những ngày lễ 30/4 và 1/5, không quản ngại nắng nóng gay gắt, lực lượng CSGT các địa phương vẫn “đội nắng”, “bám đường”, nghiêm túc thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát xuyên đêm, xuyên lễ.

Ngày 1/5, Công an TP Cần Thơ cho biết, cơ quan điều tra đã bắt giữ đối tượng Võ Chí Cường (SN 1995, ngụ huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang) để làm rõ về hành vi giết người và cố ý gây thương tích. Cường bị bắt khi đang lẩn trốn ngoài cánh đồng tại ấp Thới Trung, xã Thới Đông (huyện Cờ Đỏ, TP Cần Thơ).

Từ trưa 1/5, sau 5 ngày nghỉ lễ, người dân từ khắp các tỉnh thành đã quay trở lại Hà Nội. Theo đó, trên tuyến cao tốc Pháp Vân-Cầu Giẽ, hướng về trung tâm Hà Nội, lượng phương tiện cũng gia tăng nhanh chóng dẫn đến tình trạng ùn ứ, các phương tiện di chuyển chậm dần.

Ngót 70 năm trước, để có được chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, thực hiện trọn vẹn khát vọng hòa bình, độc lập, tự do bằng ý chí tự lực, tự cường, dân tộc ta đã phải đánh đổi bằng biết bao máu xương. Đằng sau kỳ tích xứng đáng được ghi vào lịch sử dân tộc như một Bạch Đằng, Chi Lăng, Đống Đa,… đã có những sự hy sinh thầm lặng.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文