Nguyên tắc lập pháp là thể chế hoá kịp thời, đầy đủ chủ trương, đường lối của Đảng

17:45 14/06/2021
Chủ tịch Quốc hội yêu cầu, phải siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong công tác xây dựng pháp luật vì đây là vấn đề đã nói nhiều lần. Mỗi dự án luật phải đánh giá đầy đủ tác động. Không quay trở lại những hạn chế, khuyết điểm trước đây như thiếu đồng bộ, thiếu thống nhất, tuổi thọ ngắn…


Ngày 14/6, tại Phiên họp thứ 57, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2021.

Báo cáo với Ủy ban Thường vụ Quốc hội về nguyên tắc lập Đề nghị, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long cho biết, nguyên tắc đầu tiên là, ưu tiên đưa vào Chương trình năm 2022 và bổ sung Chương trình năm 2021 những dự án cần sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới nhằm tiếp tục thể chế hóa kịp thời, đầy đủ chủ trương, đường lối của Đảng và yêu cầu của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội; thực hiện các cam kết quốc tế; bảo đảm quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân theo quy định của Hiến pháp; cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh. 

Toàn cảnh phiên họp.

Thứ hai là, bảo đảm tính khả thi của Chương trình, tránh dồn nhiều dự án vào Chương trình năm 2021 hoặc dồn quá nhiều dự án vào một cơ quan soạn thảo, thẩm tra hoặc vào kỳ họp cuối năm; không nên bổ sung các dự án vào Chương trình kỳ họp cuối cùng của nhiệm kỳ. 

Thứ ba là, không đưa vào Chương trình các dự án thiếu hồ sơ hoặc chưa đáp ứng yêu cầu về chất lượng; đồng thời, bảo đảm tính linh hoạt, có “độ mở” và phải tính đến khả năng sẽ tiếp tục có các đề xuất bổ sung một số dự án vào Chương trình, nhất là những dự án cần ban hành, sửa đổi, bổ sung để kịp thời thể chế hóa chủ trương, đường lối trong văn kiện Đại hội lần thứ XIII của Đảng.

Trên cơ sở các nguyên tắc này, Chính phủ đề nghị tại Kỳ họp thứ Ba, Quốc hội Khóa XV xem xét thông qua 6 dự án Luật (gồm: dự án Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi); dự án Luật Điện ảnh (sửa đổi); dự án Luật Thanh tra (sửa đổi); dự án Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi); dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ; dự án Luật Cảnh sát cơ động) và cho ý kiến 3 dự án Luật (gồm dự án Luật Thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn, dự án Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi) và Luật Dầu khí (sửa đổi)). Tại Kỳ họp thứ Tư, Quốc hội Khóa XV xem xét, thông qua 3 dự án Luật đã được cho ý kiến tại Kỳ họp thứ Ba và cho ý kiến đối với dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi).

Về đề nghị điều chỉnh Chương trình năm 2021, để bảo đảm tính khả thi, cân đối giữa Chương trình năm 2021 và năm 2022, Chính phủ đề nghị bổ sung vào Chương trình năm 2021 dự án Luật sửa đổi, bổ sung Phụ lục - Danh mục chỉ tiêu thống kê quốc gia của Luật Thống kê. 

Như vậy, sau khi điều chỉnh, số lượng các dự án thuộc Chương trình năm 2021 sẽ là 8 dự án, tăng 1 dự án so với Nghị quyết số 106/2020/QH14; chương trình cho ý kiến gồm 1 dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi).

Các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cơ bản thống nhất đề nghị của Chính phủ và Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Pháp luật. 

Nêu quan điểm của cơ quan thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cho biết, Ủy ban Pháp luật và Ủy ban Kinh tế tán thành bổ sung dự án Luật sửa đổi, bổ sung Phụ lục - Danh mục chỉ tiêu thống kê quốc gia của Luật Thống kê vào Chương trình năm 2021, trình Quốc hội cho ý kiến và thông qua tại Kỳ họp thứ 2 theo quy trình tại một kỳ họp; đồng thời, đề nghị tiếp tục nghiên cứu, rà soát các nhóm chỉ tiêu, các chỉ tiêu thống kê để bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ, hệ thống của Danh mục. 

Về dự kiến Chương trình năm 2022, đối với các dự án đề nghị trong Chương trình thông qua tại Kỳ họp thứ Ba (tháng 5.2022), Ủy ban Pháp luật và các Ủy ban được giao chủ trì thẩm tra nhất trí với đề xuất của Chính phủ nhằm bảo đảm tính "gối đầu" giữa các kỳ họp. 

Nêu quan điểm chung về công tác lập pháp tới đây của Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh, tinh thần lập pháp phải chủ động hơn, "vai trò của Quốc hội phải dẫn dắt, phải có giao nhiệm vụ chứ không phải cứ đến hẹn lại lên, anh nào trình được cái gì là làm cái đó". 

Cho rằng, đề nghị Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2021 vẫn được làm theo kiểu "đến hẹn lại lên", Chủ tịch Quốc hội chỉ rõ, Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng đã nêu rõ hai nhiệm vụ hết sức quan trọng là: xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Vậy thì chương trình làm luật của Quốc hội phải tính rất kỹ lưỡng luật nào cần ban hành mới, luật nào phải sửa đổi, bổ sung để thực hiện các yêu cầu này? 

Chủ tịch Quốc hội cũng yêu cầu, phải siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong công tác xây dựng pháp luật vì đây là vấn đề đã nói nhiều lần. Mỗi dự án luật phải đánh giá đầy đủ tác động. Không quay trở lại những hạn chế, khuyết điểm trước đây như thiếu đồng bộ, thiếu thống nhất, tuổi thọ ngắn… 

Nhấn mạnh yêu cầu này, Chủ tịch Quốc hội đề nghị các cơ quan tập trung ngay từ đầu để bảo đảm tính đồng bộ của hệ thống pháp luật, sửa đổi luật nào phải tính toán kỹ. Chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị, Ủy ban Thường vụ Quốc hội có kết luận dứt khoát về vấn đề này, cương quyết không chấp nhận bất cứ dự án nào không nằm trong chương trình và không chuẩn bị kỹ lưỡng.

Kết luận nội dung này, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định đề nghị Chính phủ cáo báo cáo bổ sung để giải trình, làm rõ việc kịp thời thể chế hóa các nghị quyết của Trung ương, Bộ Chính trị; một số công việc đã được giao nhưng quá hạn chưa thực hiện, như trình Quốc hội sửa đổi Luật Đất đai và nhiều dự án khác.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định đề nghị các cơ quan của Quốc hội khi thẩm tra các dự án do Chính phủ trình phải khẳng định rõ quan điểm và khẳng định rằng đã đủ điều kiện trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, trình Quốc hội hay chưa; không thẩm tra những dự án không đầy đủ hồ sơ hoặc hồ sơ gửi đến chậm so với quy định; báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc về việc không đưa vào chương trình phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc, không đưa vào chương trình kỳ họp Quốc hội các dự án chưa bảo đảm chất lượng; khẩn trương thực hiện nhiệm vụ được giao trong việc xây dựng đề án định hướng chương trình xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV theo phân công.

Phương Thuỷ

Chiều 4/5, thông tin từ Tổng Công ty quản lý Cảng hàng không cho biết, nhân dịp Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024) và triển khai các hoạt động của năm du lịch quốc gia, lượng hành khách đi/đến Điện Biên đã tăng mạnh trong những ngày vừa qua, có ngày khách qua Cảng hàng không Điện Biên tăng gấp 5 lần so với ngày thường.

Ngày 4/5, thông tin từ Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước cho biết, trên địa bàn các xã: Lộc Thái, Lộc Hưng và thị trấn Lộc Ninh vừa có 4 nạn nhân cùng 4 con chó khác bị một con chó dại cắn bị thương, gây xôn xao dư luận.

Thời gian gần đây, qua công tác nắm tình hình, lực lượng Công an phát hiện tình trạng một số đối tượng lừa đảo đã lập các nhóm chat (group), giả danh các “chuyên gia” dụ dỗ nhà đầu tư tham gia hội nhóm kín trên mạng xã hội, cài đặt website, app, gửi tiền đầu tư chứng khoán. Khi nạn nhân không còn khả năng gửi thêm tiền hoặc phát giác, nghi ngờ, các đối tượng khóa tài khoản, chiếm đoạt số tiền của bị hại. Về vấn đề này, Trung tướng Tô Ân Xô, Người phát ngôn Bộ Công an đã có những thông tin khuyến cáo đối với người dân và nhà đầu tư.

Sau nhiều tháng trời nắng như đổ lửa, trong ngày 3 và 4/5, tại một số quận huyện trên địa bàn TP Hồ Chí Minh đã có những cơn mưa giải nhiệt. Tuy nhiên, do mưa nhỏ, lượng nước ít kèm theo dông lốc nên đã xảy ra một số sự cố…

Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) vừa đưa ra cảnh báo về một số chiêu thức lừa đảo mới mà người dân cần cảnh giác như mạo danh nhân viên công ty sổ số, lừa đảo cấp chứng chỉ Tiếng Anh quốc tế để chiếm đoạt tiền của các nạn nhân.

Nhà đạo diễn kiệt xuất Roman Carmen đã cùng các đồng nghiệp Xôviết đến Việt Nam năm 1954 và làm bộ phim “Việt Nam”, ghi lại chiến thắng Điện Biên Phủ lịch sử của dân tộc ta.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文