Nhớ lời Bác căn dặn về kỷ niệm ngày 19/5

10:44 14/05/2015
LTS: Là người trực tiếp bảo vệ Bác Hồ trong những ngày Bác ốm, ngay sau ngày Bác đi xa, TS Trần Viết Hoàn, nguyên Giám đốc Khu di tích Bác Hồ tại Phủ Chủ tịch là một trong số những chiến sĩ Công an ở lại để tiếp tục trông nom di sản của Người. Nhân ngày sinh của Bác, TS Trần Viết Hoàn chuyển tới Báo CAND bài viết hồi ức thiêng liêng những tháng năm bên Bác.

16h ngày 12/8/1969, Bác gặp đồng chí Lê Đức Thọ tại nhà nghỉ Hồ Tây (Hà Nội) nghe báo cáo tình hình Hội nghị Paris. Đêm hôm đó, Bác lên cơn sốt và ho. Và những ngày sau đó Bác ho nhiều hơn, sốt nặng hơn. Nhưng Bác vẫn lên xuống nhà sàn gắng gượng làm việc. Theo đề nghị của bác sĩ, tối 17/8/1969, Bác Hồ không làm việc ở nhà sàn nữa. Người xuống ở và làm việc tại ngôi nhà nhỏ phía sau nhà sàn. Ngôi nhà mà Bộ Chính trị quyết định làm cho Bác trong những ngày tháng 5 năm 1967, khi Bác sang Trung Quốc để chữa bệnh, với mục đích để đảm bảo an toàn cho Bác trong những năm máy bay Mỹ bắn phá Hà Nội. Nhưng, Bác không nhận sử dụng riêng cho mình.

Người nói: “Khi nào có nhiều đồng chí phụ trách đến làm việc với Bác thì họp ở nhà ấy cho chắc chắn. Còn lúc ở một mình, Bác cứ ở nhà sàn gỗ này thôi. Các chú lo cho Bác, cũng phải lo cho dân. Dân chịu được thế nào, Bác chịu được như vậy”. Và kể từ ngày 20/7/1967 (ngày Bác đi Trung Quốc về), tuần một lần, Bộ Chính trị đến họp ở ngôi nhà ấy để quyết định những quyết sách lớn của Đảng, Nhà nước (nay gọi là nhà 67). Trong dịp kỷ niệm Đảng ta 39 tuổi (3/2/1969), tại ngôi nhà này, Bác Hồ đã viết bài “Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân”, biểu dương tinh thần hy sinh gương mẫu, đạo đức trong sáng của cán bộ, đảng viên, đồng thời kịch liệt lên án những hành vi, tư tưởng cá nhân hẹp hòi.

Người chỉ rằng chủ nghĩa cá nhân là nguyên nhân, là bạn đồng hành của căn bệnh tham ô, hủ hóa, lãng phí, xa hoa, tham danh, trục lợi… làm hại đến quyền lợi của cách mạng, của nhân dân, làm giảm thanh danh, uy tín của Đảng cầm quyền. Và đây cũng là bài học cuối cùng về đạo đức trước khi từ biệt thế giới này, Bác Hồ không quên dặn lại mọi người cách làm người. Nâng cao phẩm giá - một cái gốc quý báu để đảm bảo cho cuộc hành trình trong cuộc đời của mỗi con người tới đích vẻ vang.

TS. Trần Viết Hoàn đang đọc lại những cuốn sách ông viết về Bác Hồ.

Ngẫm suy thời cuộc hiện nay, khi mà chủ nghĩa cá nhân đẻ ra tham nhũng đã trở thành giặc nội xâm thì càng thấy giá trị lớn lao lời dạy của Bác, “quét sạch chủ nghĩa cá nhân” là quét sạch bọn giặc rác rưởi tham nhũng, để lấy lại lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước. Cũng tại ngôi nhà này, Bác đã để lại những tấm gương đạo đức trong sáng để bây giờ cho ta học và làm theo:

Có một lần, đồng chí phục vụ đọc cho Bác nghe trên Báo Hà Nội mới đưa tin: hợp tác xã Ngũ Xá có ý định đúc bức tượng Bác bán thân bằng đồng, Bác bảo đồng chí phục vụ: “Chú sang nói với Trung ương, trong lúc đồng khan hiếm không được làm như vậy. Đem số tiền định đúc tượng Bác, xây thêm cho các cháu một phòng học. Biết bao anh hùng, liệt sĩ sao không đúc tượng, lại đúc tượng Bác”…

Mặc dù Bác đang ốm nặng trong những thời khắc của quy luật cuộc đời, nhưng hôm đó Bác rất vui khi nghe đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị báo cáo với Bác Nghị quyết của Bộ Chính trị về kỷ niệm bốn ngày lễ lớn trong năm 1970. Nghe xong Bác bảo: “Các chú nên bàn cho kỹ, còn ý kiến của Bác, Bác chỉ đồng ý ¾ Nghị quyết. Bác không đồng ý đưa ngày 19/5 là ngày kỷ niệm lớn trong năm 1970. Còn Nghị quyết kỷ niệm 40 năm thành lập Đảng, 100 năm ngày sinh V.I.Lê Nin, 25 năm thành lập nước thì các chú nên có sớm để tuyên truyền sâu rộng trong quần chúng nhân dân. Hiện nay, các cháu học sinh sắp bước vào năm học mới, giấy mực, tiền bạc dùng để tuyên truyền về ngày sinh của Bác thì các chú nên dành để in sách giáo khoa và mua dụng cụ học tập cho các cháu, khỏi lãng phí”…

Những ngày Bác ốm, cứ tỉnh lại sau mỗi lần cấp cứu, Bác hỏi han và chủ động với mọi công việc, trong đó chủ động với cả sự ra đi của mình. Như ngày 29/8/1969, Bác nói với Thủ tướng Phạm Văn Đồng và với cháu con quanh Bác: “Ngày lễ Quốc khánh Bác sẽ ra dự mươi, mười lăm phút”. Ngẫm lại thì thấy kỳ lạ thay: 9 giờ ngày 2/9/1969, Bác bị một cơn đau tim rất nặng và thế là các giáo sư, bác sĩ phải thực hiện cấp cứu cho Bác. Theo dõi trên máy điện tim, thì đến 9 giờ 15 phút tim Bác ngừng đập hẳn. Sức trai trẻ của các bác sĩ, các anh em bảo vệ chúng tôi thay nhau dùng sức day lên ngực Bác, mong sao tim Bác đập trở lại. Cho đến 9 giờ 47 phút, đồng chí Phạm Văn Đồng trào nước mắt: “Thôi các đồng chí ạ, Bác của chúng ta không qua khỏi nữa rồi. Thế là, 9 giờ 47 phút ngày 2/9/1969, từ nơi đây truyền đến cho nhân loại nỗi đau Bác Hồ ra đi mãi mãi để cho “đời tuôn nước mắt, trời tuôn mưa”.

24 năm làm Chủ tịch nước thường xuyên đi về các địa phương làm việc, hầu như các cuộc đi của Bác không bao giờ báo trước. Nhưng đến ngày sinh của mình thì lại dặn trước các địa phương không được tổ chức lễ kỷ niệm. Sau ngày Bác mất, một số chiến sĩ Công an đã trực tiếp bảo vệ Bác, trong đó có tôi gác tay súng, chuyển sang tay chổi, tay bút chăm lo công việc bảo vệ di sản của Bác để lại. Hằng ngày quét dọn, lau chùi ngôi nhà 67 này như khi phục vụ Bác lúc sinh thời. Bác đi rồi, nên ngôi nhà sao mà lạnh lẽo. Chúng tôi đã đặt một chiếc lư đồng nhỏ ở cửa sổ cạnh giường Bác nằm, hằng ngày thắp nén hương trầm để nhà thêm ấm cúng.

9 giờ 47 phút ngày 2/9/1989 (ngày Bộ Chính trị công bố toàn văn các bản Di chúc của Bác, công bố lại ngày mất chính thức của Bác), tôi đã mời và đón đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh và đồng chí cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng Phạm Văn Đồng vào thăm lại nơi Bác mất và thắp nén nhang thơm tưởng nhớ Bác.

Hai đồng chí đã cho ý kiến: Nên có một nơi trang trọng để thờ cúng Bác, vì hương hồn Bác vẫn mãi mãi ở nơi đây với chúng ta. Năm 2001, tôi đã thực hiện lời dặn dò của hai đồng chí, lập Ban Thờ cúng Bác trang nghiêm, rộng rãi để cháu con hôm nay và mai sau về thắp hương tưởng nhớ người Ông, người Bác, người Cha, với bức tượng đồng Bác ngồi ghế, tay cầm kính đặt lên tờ Báo Nhân dân để ở đùi, mắt Bác nhìn thẳng như là dừng đọc báo để chào đón mọi người vào thăm. Và mọi người được gặp Bác, để đón nhận lời răn dạy của Bác về lẽ sống và đạo lý làm người: “Cần, Kiệm, Liêm, Chính” (được bày đặt theo kiểu thờ tự là hoành phi); “Đoàn kết, Đoàn kết, Đại Đoàn kết: Thành công, Thành công, Đại thành công” (được bày đặt theo kiểu thờ tự là câu đối)- Ban Thờ được đặt đúng với ý nghĩa của căn phòng lúc sinh thời Bác vẫn thường tiếp cán bộ Việt Nam đến báo cáo công việc với Bác… 

TS. Trần Viết Hoàn (Nguyên Giám đốc Khu di tích Bác Hồ tại Phủ Chủ tịch)

Ngày 27/4, Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Hồ Chí Minh cho biết, đã triệt phá đường dây tội phạm có tổ chức, hoạt động “Rửa tiền", "Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới”; khởi tố bị can và bắt tạm giam 13 đối tượng. Kết quả điều tra xác định, các đối tượng đã trực tiếp hoặc thuê người thành lập hơn 250 công ty ma nhằm mở tài khoản công ty phục vụ hoạt động phạm tội, với tổng giao dịch hàng chục ngàn tỷ đồng…

Sau thời gian theo dõi, ngày 12/4/2024, các trinh sát Phòng Cảnh sát hình sự Công an TP Hồ Chí Minh bắt quả tang nhóm đối tượng do Tăng Khải Văn (sinh năm 1988, trú tại quận 10) cầm đầu đang tổ chức đánh bạc qua mạng, dưới hình thức cá độ bóng đá.

Nguồn tin từ Cơ quan CSĐT Công an TP Nha Trang (Khánh Hòa) chiều nay (27/4) cho biết, trong hành trình truy bắt 3 đối tượng người nước ngoài gây án cướp tài sản có tổng trị giá gần 700 triệu đồng, các trinh sát hình sự phát hiện còn có 1 đối tượng đồng phạm khác cũng là người nước ngoài, nên đang khẩn trương truy lùng.

Quá trình kiểm tra, đối tượng khai nhận đang cất giấu trong người 1 khẩu súng ngắn, trong súng có chứa 4 viên đạn  với mục đích mua về để sử dụng phòng thân và hiện đang cất giấu ma tuý đá, heroin, hồng phiến tại chỗ ở của hai vợ chồng.   

Chiều 27/4, Trung tá Tạ Quang Dung, Trưởng Công an huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị cho biết, qua triển khai các biện pháp nghiệp vụ, đơn vị phát hiện một đường dây vận chuyển ma túy từ Lào vào Việt Nam theo đường mòn, lối mở trái phép trên tuyến biên giới huyện Hướng Hóa, nên xây dựng phương án đấu tranh, bắt giữ.  

Sau nhiều tháng trì hoãn, Hạ viện Mỹ đã phê duyệt khoản hỗ trợ quân sự trị giá gần 61 tỉ USD cho Ukraine. Ngay sau đó, Vương quốc Anh và nhiều nước châu Âu đồng loạt lên tiếng “hỗ trợ quân sự tối đa cho Ukraine” nhằm giúp nước này phòng thủ trước Nga. Giới chuyên gia đặt câu hỏi: Liệu 61 tỉ USD có đủ cho Ukraine không?

Bằng nhiều biện pháp nghiệp vụ kết hợp với nguồn tin từ người dân cung cấp, lực lượng Công an đã khẩn trương truy bắt nhanh gọn 3 người nước ngoài đã đột nhập cửa hàng kinh doanh điện thoại ở phố biển Nha Trang (Khánh Hòa) để cướp tài sản.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文