Những chính sách có hiệu lực từ tháng 9-2019

18:53 01/09/2019
Không cung cấp dịch vụ vũ trường cho người dưới 18 tuổi, địa phương được sử dụng trên 50% kinh phí hỗ trợ cho người trồng lúa; cán bộ, công chức, viên chức sử dụng điện, nước, xăng, chi tiếp khách... vượt tiêu chuẩn sẽ bị xử phạt... là những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 9-2019. 
  1. Không cung cấp dịch vụ vũ trường cho người dưới 18 tuổi

Đó là nội dung được quy định tại Nghị định số 54/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định về kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường, có hiệu lực từ ngày 1-9. Theo đó, vũ trường không được hoạt động từ 2 giờ sáng đến 8 giờ sáng và không cung cấp dịch vụ vũ trường cho người chưa đủ 18 tuổi.

2. Địa phương được sử dụng trên 50% kinh phí hỗ trợ cho người trồng lúa

Chính phủ đã ban hành Nghị định số 62/2019/NĐ-CP về việc sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13-4-2015 về quản lý, sử dụng đất trồng lúa, có hiệu lực từ ngày 1-9. Nghị định quy định, tùy thuộc vào điều kiện cụ thể, địa phương sẽ quyết định sử dụng không thấp hơn 50% kinh phí dùng hỗ trợ cho người trồng lúa để áp dụng giống mới, tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới trong sản xuất lúa; hỗ trợ liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm…

3. Cán bộ, công chức, viên chức sử dụng điện, nước, xăng, chi tiếp khách… vượt tiêu chuẩn bị sẽ bị xử phạt

Theo Nghị định số 63/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản công; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; dự trữ quốc gia, kho bạc nhà nước, có hiệu lực từ ngày 1-9, phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 2 triệu đồng đối với hành vi sử dụng phương tiện thông tin liên lạc, điện, nước, xăng, dầu, sách báo, văn phòng phẩm, tổ chức hội nghị, hội thảo, chi phí tiếp khách, đi công tác trong và ngoài nước bằng kinh phí ngân sách nhà nước vượt tiêu chuẩn, định mức do cơ quan có thẩm quyền ban hành.

4. Bổ sung một số loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ

Chính phủ đã ban hành Nghị định số 64/2019/NĐ-CP sửa đổi Điều 7 Nghị định số 160/2013/NĐ-CP ngày 12-11-2013 của Chính phủ về tiêu chí xác định loài và chế độ quản lý loài thuốc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ. Theo đó, nghị định sửa đổi danh mục các loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ. Cụ thể, quy định 28 loài thực vật được ưu tiên bảo vệ ( theo quy định cũ là 17 loài) như thông đỏ nam, hoàng liên gai lá dài, hoàng liên gai lá mốc, lan hài chai, lan hài xanh, lan hài chân tím, lan hài trân châu…; bổ sung thêm một số loài động vật nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ như voọc bạc trường sơn, vượn má vàng trung bộ, vượn siki, công, trĩ sao... Nghị định có hiệu lực từ ngày 5-9.

5. Chăn nuôi gia súc trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi bị phạt đến 10 triệu đồng

Đó là nội dung tại Nghị định số 65/2019/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 104/2017/NĐ-CP ngày 14-9-2017 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống thiên tai; khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều, có hiệu lực từ ngày 9-9. 

Theo đó, phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng đối với các hành vi: Xây dựng lò gạch, lò vôi, chuồng trại để chăn nuôi gia súc, gia cầm trái phép trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi; nuôi trồng thủy sản trái phép trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi; phá vỡ, xê dịch mốc chỉ giới, biển báo của công trình thủy lợi hoặc tự ý đấu nối kênh, đường ống dẫn nước; hoạt động nghiên cứu khoa học, trồng cây lâu năm trái phép trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi; đào đắp ao, hồ trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi.


Nguyễn Hương

Nếu có cơ hội đến Điện Biên dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, nhất định bạn không thể bỏ qua các di tích lịch sử gắn liền với một “thiên sử vàng” của dân tộc Việt Nam; là nơi các thế hệ đi trước đã  hy sinh của bao máu xương để làm nên chiến thắng “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Là đơn vị chủ công trong công tác bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn các hoạt động kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ nói chung, Lễ diễu binh, diễu hành nói riêng; thực hiện nhiệm vụ bảo vệ vòng trong cùng, các đơn vị của Bộ Tư lệnh Cảnh vệ đã chủ động triển khai lực lượng, trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác bảo vệ.

Ngày 4/5, Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã có Thư khen gửi Giám đốc Công an tỉnh Hải Dương; đồng chí Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao về thành tích triệt phá nhóm đối tượng hoạt động thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán trái phép thông tin tài khoản ngân hàng nhằm mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa tiền với quy mô rất lớn, lên đến hàng nghìn tỷ đồng.

Hướng tới 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), 66 năm Ngày Truyền thống lực lượng An ninh chính trị nội bộ (10/5/1958 - 10/5/2024), từ ngày 3 - 5/5, Công an tỉnh Nghệ An tổ chức giao lưu, học tập kinh nghiệm giữa lực lượng làm công tác An ninh chính trị nội bộ các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và TP Hà Nội.

Sau khi tìm đến các mỏ khai thác đá trái phép, Phạm Ngọc Hùng cùng đồng bọn đã tự xưng là nhà báo, có mối quan hệ quen biết với nhiều lãnh đạo nên đã đòi bảo kê, thu mua đá rồi chiếm đoạt số tiền hơn 500 triệu đồng.

Trước năm 1954, Sân bay Điện Biên vốn là sân bay dã chiến của quân đội Pháp. 70 năm sau, qua nhiều lần nâng cấp, Sân bay Điện Biên đã trở thành sân bay dân dụng hiện đại, đáp ứng khai thác máy bay cỡ lớn, là cầu nối kinh tế tại 6 tỉnh biên giới Tây Bắc.

Chiều 5/5, Cơ quan CSĐT Công an thị xã Hoà Thành (Tây Ninh) đã tạm giữ hình sự đối với Biện Văn Cường (SN 1982, ngụ thị xã Hoà Thành) và Khấu Văn Thum (SN 1986, ngụ Kiên Giang) để điều tra, làm rõ hành vi cố ý gây thương tích dẫn đến hậu quả chết người.

Tại dự thảo Nghị định về phát triển điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) tự sản tự tiêu, Bộ Công Thương đề xuất loại hình này lắp tại nhà ở, cơ quan công sở, khu công nghiệp để tự dùng, nếu nối lưới điện quốc gia sẽ ghi nhận sản lượng với giá 0 đồng. Đề xuất này gây tranh cãi.

“Cảnh sát cơ động: Tư tưởng vững vàng/ Nắng mưa chẳng quản/ Hăng say luyện rèn”là khẩu hiệu được 1.000 CBCS hô vang hào hùng tại Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày truyền thống lực lượng Cảnh sát cơ động (CSCĐ) và đón nhận danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân lần thứ 2. Để chuẩn bị cho buổi lễ trọng đại này, trong 3 tháng qua, hơn 5.000 CBCS CSCĐ đã miệt mài khổ luyện trên thao trường để báo cáo với Đảng, Nhà nước, lãnh đạo Bộ Công an những thành tích, chiến công đặc biệt xuất sắc.

Liên quan đến tình trạng tôm hùm ở vùng thả nuôi tôm ven biển xã Vạn Thạnh và xã Vạn Hưng nằm trong vịnh Vân Phong, huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa) chết hàng loạt như Báo CAND đã thông tin, ngày 5/5, PGS.TS Võ Văn Nha, Viện trưởng Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III thuộc Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, cơ quan này vừa có báo cáo gửi đến Cục Thủy sản, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Khánh Hòa về kết quả khảo sát.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文