Những điều chưa biết về tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới

08:55 04/10/2017
Là ứng cử viên đại diện cho các quốc gia thuộc châu Á – Thái Bình Dương (khu vực từ hơn 12 năm nay chưa có đại diện đảm nhiệm vị trí Chủ tịch Đại hội đồng tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO), Đại sứ Dương Chí Dũng, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam bên cạnh Liên Hợp Quốc, Tổ chức Thương mại Thế giới và các tổ chức quốc tế khác tại Geneva (Thụy Sĩ) đã rất vinh dự khi được bầu chọn vào vị trí Chủ tịch Đại hội đồng WIPO nhiệm kỳ 2018-2019.

Phát biểu sau khi trúng cử vị trí Chủ tịch Đại hội đồng WIPO hôm 2-10, Đại sứ Dương Chí Dũng chia sẻ: “Việc Đại sứ Việt Nam trúng cử vị trí Chủ tịch Đại hội đồng WIPO với sự ủng hộ tuyệt đối của các quốc gia thành viên WIPO trước hết là nhờ sự tin cậy và ủng hộ của 191 quốc gia thành viên WIPO đối với Việt Nam, một đất nước đang tích cực phát triển và hội nhập quốc tế sâu rộng với vị thế và vai trò ngày càng cao trên trường quốc tế, là kết quả của quá trình hoạt động, đóng góp tích cực của Phái đoàn Việt Nam tại Geneva và cá nhân Đại sứ, Trưởng Phái đoàn vào các công việc chung của WIPO trong thời gian qua. Đây thực sự là một niềm tự hào của đất nước chúng ta và là vinh dự to lớn đối với cá nhân tôi”.

Nói về thành công của Đại sứ Dương Chí Dũng, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Phạm Công Tạc, người dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam tham dự kỳ họp lần thứ 49 của Đại hội đồng WIPO khẳng định: "Chúng ta ứng cử và được đảm nhận cương vị Chủ tịch Đại hội đồng WIPO là tiếp tục thực hiện một cách tích cực và chủ động chủ trương tăng cường và thúc đẩy chính sách đối ngoại đa phương của quốc gia”, để Việt Nam không chỉ là “thành viên tham gia có trách nhiệm” mà còn là thành viên chủ động có những  đóng góp tích cực và thiết thực vào các hoạt động cụ thể cũng như trong xây dựng chính sách, các quy định và luật chơi tại các tổ chức và diễn đàn đa phương”.

Đại sứ Dương Chí Dũng vừa được bầu làm Chủ tịch Đại hội đồng WIPO tại phiên họp hôm 2-10 ở Geneva, Thụy Sĩ.

Ra đời năm 1967, WIPO là một trong 16 tổ chức chuyên môn của LHQ. Hiện nay WIPO có 191 thành viên, quản lý 23 điều ước quốc tế về sở hữu trí tuệ và đặt trụ sở tại Geneva, do TS Francis Gurry làm Tổng Giám đốc.

WIPO có nhiệm vụ thúc đẩy bảo hộ sở hữu trí tuệ trên phạm vi toàn thế giới thông qua sự hợp tác hiệu quả với các quốc gia thành viên và hợp tác với các tổ chức khác nhằm xây dựng một hệ thống sở hữu trí tuệ quốc tế cân bằng, hiệu quả và dễ tiếp cận, thúc đẩy đổi mới sáng tạo và đóng góp vào sự phát triển kinh tế, văn hóa và xã hội, cũng như giải quyết các vấn đề toàn cầu như biến đối khí hậu, an ninh lương thực, sức khỏe cộng đồng...

WIPO chịu trách nhiệm về các hệ thống đăng ký sở hữu trí tuệ quốc tế: Hệ thống đăng ký sáng chế quốc tế (Hệ thống PCT), Hệ thống đăng ký nhãn hiệu quốc tế (Hệ thống Madrid) và Hệ thống đăng ký kiểu dáng công nghiệp quốc tế (Hệ thống La Hay).

Theo kế hoạch, trong 2 năm tới (2018-2019), cùng với sự phát triển nhanh chóng của khoa học-công nghệ, của quá trình toàn cầu hóa, và đặc biệt là cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, có tác động lớn đến hệ thống sở hữu trí tuệ về quản lý và chính sách, WIPO sẽ phải tập trung giải quyết các vấn đề tồn tại như đàm phán xây dựng các hiệp định quốc tế về bảo hộ nguồn gen, tri thức truyền thống và các hình thức biểu đạt văn hóa truyền thống; Hiệp ước bảo hộ các tổ chức phát sóng, việc mở văn phòng đại diện của WIPO tại các nước thành viên...

Cho đến nay, WIPO vẫn là đối tác đầu tiên và quan trọng nhất của Việt Nam trong hợp tác quốc tế về sở hữu trí tuệ. WIPO đã dành cho Việt Nam nhiều sự trợ giúp quan trọng trong việc xây dựng pháp luật, nâng cao năng lực và hiện đại hoá hệ thống các cơ quan quản lý sở hữu trí tuệ, đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao nhận thức của công chúng về sở hữu trí tuệ.

Sự trợ giúp của WIPO góp phần quan trọng vào sự phát triển của hệ thống sở hữu trí tuệ Việt Nam. Những năm gần đây, mối quan hệ hợp tác giữa phái đoàn Việt Nam tại Geneva và WIPO ngày càng gắn bó. Cụ thể, trong những năm qua Việt Nam liên tục được bầu vào Ủy ban điều phối và Ủy ban chương trình và ngân sách của WIPO.

Trong các năm 2014-2015, Đại sứ, trưởng phái đoàn Việt Nam tại Geneva cũng đã được bầu làm Chủ tịch Ủy ban điều phối của WIPO. Chưa hết, những thành tựu và nỗ lực của Việt Nam trong phát triển kinh tế, khoa học, công nghệ, tạo dựng môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, khuyến khích sáng tạo... đã góp phần quan trọng trong việc nâng cao vị thế của Việt Nam trong bảng xếp hạng Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu (Global Innovation Index - GII) do WIPO phối hợp với Trường Kinh doanh INSEAD và Đại học Cornel công bố hằng năm.

Năm 2017, Việt Nam xếp thứ 47 trong bảng xếp hạng GII, tăng 12 bậc so với năm 2016. WIPO đã và đang hỗ trợ Việt Nam về các biện pháp nhằm duy trì và tiếp tục cải thiện thứ hạng của Việt Nam trong Bảng xếp hạng GII trong những năm tiếp theo.

Theo nhận định của giới quan sát, việc trúng cử Chủ tịch Đại hội đồng WIPO sẽ tạo cơ hội cho Việt Nam thúc đẩy quan hệ hợp tác vốn đã rất tốt đẹp với WIPO và các đối tác quốc tế khác trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, qua đó có thể học hỏi kinh nghiệm cũng như tận dụng sự trợ giúp từ phía bạn để góp phần nâng cao năng lực của hệ thống sở hữu trí tuệ quốc gia, tạo động lực cho hoạt động khoa học - công nghệ, đổi mới - sáng tạo.

Trước khi được bầu chọn làm Chủ tịch Đại hội đồng WIPO, Đại sứ Dương Chí Dũng là Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam bên cạnh LHQ, Tổ chức Thương mại Thế giới và các tổ chức quốc tế khác tại Geneva (Thụy Sĩ) từng đảm nhiệm các vị trí: Cục trưởng Cục Lãnh sự (Bộ Ngoại giao), Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền nước CHXHCN Việt Nam tại Cộng hòa Pháp, kiêm nhiệm Cộng hòa Bồ Đào Nha, Công quốc Monaco, Công quốc Andorra, Cộng hòa Trung Phi.

Trong những năm tháng làm việc tại nước ngoài, Đại sứ Dương Chí Dũng đã tích cực vận động đưa các tiến bộ khoa học kỹ thuật nước ngoài về ứng dụng tại Việt Nam, xử lý bom mìn cũng như kêu gọi hỗ trợ phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ vùng ven biển - đối tượng dễ bị tổn thương nhất do biến đổi khí hậu và thiên tai.

Là nhà ngoại giao nhiều năm gắn bó với nước Pháp, Đại sứ còn được trao tặng Huân chương Quốc công của Pháp năm 2015 và được cựu Đại sứ Pháp tại Việt Nam Jean-Noel Poirier nhận xét là "đại diện cho một đất nước Việt Nam mới, cởi mở và thân thiện".  

Sông Thương

Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao đã hoàn tất cáo trạng và chuyển hồ sơ sang Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đưa ra xét xử sơ thẩm 5 bị cáo gồm: Mai Thị Thanh Thủy (SN 1964, Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn Tài Thắng - Công ty Tài Thắng); Lê Tuấn Tú (SN 1987, con trai bị cáo Thủy, Tổng Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại Quốc tế Tuấn Phát - Công ty Tuấn Phát); 2 nhân viên kế toán 2 công ty gồm: Đinh Thị Lan Hương (SN 1980), Nguyễn Thị Phương (SN 1987); Trịnh Thị Thanh Hòa (SN 1984, thủ kho kiêm thủ quỹ 2 công ty) về tội "Vi phạm các quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng" theo quy định tại Điều 221, khoản 1, khoản 3 - Bộ luật Hình sự.

Không thụ động chờ các chính sách ưu đãi từ Trung ương, ngày càng nhiều tỉnh, thành phố chủ động thu hút các đoàn làm phim nhằm tích cực đẩy mạnh quảng bá địa phương, thu hút khách du lịch, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội tại từng điểm đến. Đây là động thái cần thiết, không chỉ có lợi cho điện ảnh mà còn có lợi cho các địa phương, mặc dù, việc triển khai này bị cho là khá muộn so với nhiều quốc gia khác.

Kinh tế toàn cầu trong năm 2024 đã chứng tỏ khả năng phục hồi đáng kinh ngạc trước một loạt thách thức lớn. Từ những căng thẳng địa chính trị kéo dài ở Ukraine và Trung Đông, cho đến những vấn đề nội tại như lạm phát và bất ổn thị trường lao động, bức tranh kinh tế thế giới mang đến cả những tín hiệu tích cực lẫn bài học quý giá. Các nền kinh tế lớn và mới nổi đều tìm cách vượt qua nghịch cảnh, tạo động lực để tiếp tục tiến lên trong bối cảnh biến động không ngừng.

Từ năm 2025, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) cho phép các trường phổ thông được xây cao không quá 5 tầng, thay vì 3-4 tầng như hiện nay. Nhiều ý kiến cho rằng, sự điều chỉnh này là hướng mở phù hợp, cần thiết nhằm góp phần giải quyết bài toán quá tải trường lớp ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, nơi quỹ đất để xây trường trong nội thành ngày càng eo hẹp.

Cơ quan CSĐT Công an huyện Mê Linh, TP Hà Nội đang điều tra, xác minh vụ tai nạn giao thông xảy ra khoảng 5h10' ngày 27/11/2024 tại đường Mê Linh theo hướng từ đường Võ Văn Kiệt đi tỉnh Vĩnh Phúc thuộc xóm Soi, thôn Bạch Trữ, xã Tiến Thắng, huyện Mê Linh, TP Hà Nội giữa xe ôtô BKS 29C - 733.12 với người đi bộ.

Sau hơn 6 giờ nỗ lực tìm kiếm, lực lượng chức năng cùng người dân đã phát hiện, vớt thành công thi thể của 2 mẹ con nhảy cầu tự tử vào trưa cùng ngày.

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump mới đây đã cáo buộc Panama tính phí quá cao khi sử dụng kênh đào Panama và cho biết nếu Panama không quản lý kênh đào theo cách chấp nhận được, ông sẽ yêu cầu đồng minh này của Mỹ giao lại kênh đào.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文