Nông sản Việt dễ tổn thương khi có xáo trộn, đối đầu trên thế giới
- CPTPP mang lại cơ hội được giảm thuế rất lớn
- Doanh nghiệp cần chủ động hơn trong tận dụng CPTPP
- Hiệp định CPTPP: Mở rộng chân trời kinh doanh Việt Nam – Canada
- Doanh nghiệp cần chủ động tận dụng cơ hội từ CPTPP
- CPTPP mở ra cơ hội lớn cho các mặt hàng nông sản Đồng bằng sông Cửu Long
Việt Nam vừa ký EVFTA, trước đó CPTPP cũng có hiệu lực đã đưa Việt Nam trở thành một nước hội nhập sâu rộng với thế giới. Việc ký kết này đã mở ra cánh cửa mới cho kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, đứng trước những cơ hội to lớn như vậy, Việt Nam cần phải nhận diện cơ hội, thời cơ, thách thức, khó khăn như thế nào khi CPTPP, EVFTA tác động đến sản xuất, tiêu thụ nông sản của Việt Nam.
Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh cho rằng, bức tranh hội nhập không phải là màu hồng do những nguyên nhân từ chủ quan đến khách quan. Trong đó, nông sản thường là hàng hóa dễ tổn thương nhất khi có xáo trộn, đối đầu trên thế giới.
Theo Bộ trưởng Bộ Công Thương, để hỗ trợ các doanh nghiệp có thể tận dụng được tối đa những cơ hội cũng như giảm thiểu những thách thức gặp phải trong quá trình thực thi các Hiệp định tự do này, Chính phủ đã và đang chỉ đạo các Bộ, ngành chủ động chuẩn bị các chương trình thiết thực cho doanh nghiệp và người dân, đồng thời tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn nhằm nâng cao nhận thức và sự hiểu biết của địa phương, doanh nghiệp về các quy định, cam kết của các Hiệp định, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp – lĩnh vực được dự đoán sẽ có nhiều cơ hội nhưng cũng gặp không ít thách thức từ quá trình thực thi.
Tại hội thảo các đại biểu cũng tập trung thảo luận, đối thoại, trao đổi một số vấn đề cơ bản như nhận diện về tình trạng sản xuất và tiêu thụ nông sản hiện nay của Việt Nam, bao gồm tiêu dùng trong nước và xuất khẩu; xuất khẩu thô và chế biến; Đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng các vùng sản xuất chuyên canh tập trung, có quy mô và tăng cường ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp nhằm đáp ứng các yêu cầu cụ thể của thị trường xuất khẩu. Đồng thời, chú trọng xây dựng, vận hành các chuỗi giá trị sản xuất nông nghiệp là những nhiệm vụ trọng tâm mà Việt Nam cần quyết liệt triển khai. Có như thế nông sản Việt mới có cơ hội cất cánh trong CPTPP.