Phát hiện châu bản về chủ quyền liên tục của Việt Nam với Hoàng Sa

08:37 25/12/2018
Hai văn bản là các tờ châu bản của nhà nghiên cứu văn hóa Huế Phan Thuận An phát hiện tại phủ thờ Công chúa Ngọc Sơn, con gái vua Đồng Khánh, là cô ruột của vua Bảo Đại.

Tờ châu bản thứ nhất được lập ngày 15-2 năm Bảo Đại thứ 13 (tức năm 1939), do quan Tổng lý Ngự tiền văn phòng Phạm Quỳnh tấu lên. 

Sau khi xem xét, vua Bảo Đại phê hai chữ “Chuẩn y” với bút phê màu đỏ và ký hai chữ “BĐ” (Bảo Đại). Nội dung của tờ châu bản ghi "Vào ngày 10-2-1939, Tòa Khâm sứ Trung Kỳ có đề nghị Nam Triều nên thưởng huy chương Long Tinh hạng 5 cho đơn vị lính khố xanh ở Trung Kỳ, vì họ đã có công trong việc dẹp loạn 'man di' ở miền núi và có công trong việc 'lập đồn phòng thủ ở Hoàng Sa'."

Tờ châu bản thứ hai ghi ngày 3-2-1939, đính kèm là văn bản bằng tiếng Pháp của Khâm sứ Trung Kỳ trình lên Nam triều.

Nội dung của tờ châu bản này như sau: "Vào ngày 2-2-1939, Khâm sứ Trung Kỳ Graffeuil gửi cho Tổng lý Ngự tiền văn phòng Phạm Quỳnh một văn thư đề nghị tâu xin Hoàng đế Bảo Đại truy tặng Huy chương Long Tinh của Nam triều cho ông Louis Fontan, người vừa qua đời đúng ngày hôm ấy". 

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thừa Thiên-Huế bàn giao châu bản thời Nguyễn liên quan đến chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam cho Bộ Ngoại giao.              (Ảnh: Quốc Việt/Vietnam+)

Trước đó, ông này giữ chức vụ Chánh cai đội hạng nhất của đội lính khố xanh trú đóng tại đảo Hoàng Sa. Trong thời gian công tác tại đây, ông đã bị nhiễm bệnh sốt rét, rồi mất tại Nhà thương lớn ở Huế. Ngay trong ngày 3-2-1939, tờ phiến và bản sao văn thư này được Ngự tiền Văn phòng dâng lên vua Bảo Đại. 

Đọc xong tờ phiến và văn thư đính kèm, vua Bảo Đại chấp nhận ngay lời đề nghị, liền phê hai chữ "Chuẩn y" và ký tắt hai chữ "BĐ" bằng bút chì màu đỏ.

Theo nhà nghiên cứu Phan Thuận An, cả hai tờ châu bản này đều có giá trị về mặt lịch sử, đặc biệt là tờ châu bản thứ hai được ban cho Louis Fontan là người Pháp, ông đã bất chấp gian khổ để giữ gìn đảo Hoàng Sa.

Nhà nghiên cứu Phan Thuận An cho rằng: “Với những ngày tháng cụ thể, nhân vật cụ thể cho chúng ta thấy rằng, trước khi chiến tranh thế giới thứ hai xảy ra, thì chủ quyền của Việt Nam vẫn được khẳng định một cách rõ ràng trên vùng biển Đông nói chung và Trường Sa, Hoàng Sa nói riêng. 

Và tất nhiên, sau khi chiến tranh chấm dứt, sau khi người Nhật đại bại trên thế giới và khu vực châu Á-Thái Bình Dương, thì họ trả lại cho chính quyền Đông Dương".

Nhà nghiên cứu Phan Thuận An: “Khi tôi công bố những văn bản này, chúng tôi muốn góp phần rất nhỏ chứng cứ khẳng định một lần nữa chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa, Trường Sa. Đó là điều không thể thay đổi, bàn luận, bởi vì lịch sử đã chứng minh một cách rõ ràng, chân xác". 

Lịch sử có giá trị bất biến, vì vậy châu bản vừa được phát hiện một lần nữa khẳng định giá trị trên. Người già làng Mỹ Lợi kể, làng được thành lập năm 1562, do các ngài khai canh, là ngư dân di cư bằng đường biển từ Bắc vào Nam, chọn mảnh đất nơi đầu sóng ngọn gió này để lập làng. Hiện làng Mỹ Lợi có diện tích 896ha với 1.400 hộ, 6.000 nhân khẩu. Đình làng Mỹ Lợi được xây dựng năm 1808, hiện là nơi lưu giữ văn bản liên quan Hoàng Sa nói trên.

Khẳng định triều Nguyễn xác lập chủ quyền của Việt Nam đối với biển, đảo, Phó Giáo sư, Tiến sỹ Đỗ Bang, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử tỉnh Thừa Thiên-Huế, cho biết các vua triều Nguyễn bấy giờ đã xác lập và khẳng định chủ quyền đối với biển, đảo Tổ quốc. 

Bằng chứng là ngôi chùa có tên Hoàng Sa tự trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa là do cai đội Phạm Văn Nguyên cùng lính và phu dân hai tỉnh Bình Định và Quảng Ngãi chuyên chở vật liệu từ đất liền ra xây dựng.

Như vậy, có thể khẳng định, triều Nguyễn đã thực thi chủ quyền Việt Nam liên tục đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đồng quan điểm này, tiến sỹ Phan Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế, cho rằng có thể nói, triều Nguyễn là triều đại đã vẽ nên một hình thể lãnh thổ đất nước thống nhất từ đất liền đến biển đảo để có một nước Việt Nam hoàn chỉnh hiện nay.

Biển, đảo dưới thời Nguyễn luôn được xem là một phần lãnh thổ quan trọng của đất nước. Triều Nguyễn đã ban hành và thực thi cả một hệ thống chính sách về quân sự, quốc phòng, ngoại giao, kinh tế… về biển đảo nhằm bảo vệ, khai thác vùng lãnh thổ này. 

Các chính sách ấy bao gồm việc xây dựng hệ thống phòng thủ ven biển, xây dựng lực lượng hải quân, ban hành và thực hiện các chính sách về quản lý thuyền bè, tuần tra, cứu hộ, cứu nạn và chống hải tặc.

Tại kinh đô Huế, ngoài tuyến phòng thủ từ xa và tuyến phòng thủ trung tâm trên đường bộ, triều Nguyễn còn đặc biệt quan tâm đến việc xây dựng hệ thống đồn lũy, cửa tấn ven biển. 

Năm 1813, vua Gia Long cho xây Trấn Hải thành ở cửa biển Thuận An (thuộc thị trấn Thuận An, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên-Huế ngày nay). Đây là một pháo đài quân sự kiên cố hình tròn, chu vi 285m, cao 6,3m, dày 4m; xung quanh có hào nước sâu bao bọc, trên đắp 99 ụ súng, ngoài đóng cọc, xây kè và cho trồng 4.000 cây dừa để ngăn sóng biển.

Ngoài pháo đài này là một hệ thống đồn lũy khác bên cạnh cửa Thuận An, gồm đồn Hòa Duân, đồn Côn Sơn, đồn Hạp Châu và đập chắn Thuận An. Hệ thống đồn lũy này đều được bố trí một lực lượng lớn binh lính với các vũ khí mạnh nhất của triều Nguyễn. 

Cuối năm 1861, tại khu vực này có 1.961 binh lính, 308 đại bác các loại (đại pháo, Oanh sơn, Quá sơn, Thần công, Vũ công, Đăng uy, Thắng cơ, Chấn uy); đến những năm 1881-1882, số binh lính và vũ khí còn được tăng cường nhiều hơn nữa. 

Ngoài cửa Thuận An, triều Nguyễn còn cho xây dựng hệ thống đồn lũy phòng thủ ở các cửa biển Hải Vân, Chu Mãi (Chân Mây), Cảnh Dương và cửa Tư Hiền để bảo vệ các vùng biển quan trọng thuộc kinh đô.

PV

Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) Trần Hồng Minh vừa công điện gửi Cục Đường cao tốc Việt Nam, Cục Đường bộ Việt Nam, các ban quản lý dự án, nhà đầu tư về việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện 8 dự án đầu tư kinh doanh công trình trạm dừng nghỉ trên tuyến cao tốc Bắc-Nam phía Đông.

Quyết tâm duy trì mô hình "Ngã tư an toàn giao thông" hiệu quả, thay đổi bộ mặt giao thông Thủ đô, lực lượng CSGT xử lý nghiêm tất cả những tài xế xe máy và ô tô có thói quen đứng đè vạch dừng hoặc đè vạch sang đường của người đi bộ, khi bị xử lý lại đổ lỗi do đường đông và đi vội.

46,15% cơ quan, doanh nghiệp bị tấn công mạng trong năm 2024; Số vụ tấn công mạng ước tính lên tới hơn 659.000 vụ; Việt Nam thiếu hụt nghiêm trọng nhân lực chuyên trách về an ninh mạng; Tấn công có chủ đích, tấn công gián điệp và tấn công mã hoá dữ liệu là những hình thức tấn công phổ biến nhất; Tỷ lệ sử dụng sản phẩm, dịch vụ “Make in Vietnam” còn rất khiêm tốn, chỉ 24,77%; Tình trạng lộ lọt dữ liệu cá nhân đáng báo động nhưng công tác đảm bảo an ninh còn nhiều lúng túng.

Sáng mai (24/12), TAND TP Hà Nội sẽ mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử 17 bị cáo trong vụ án chuyến bay giải cứu (giai đoạn 2) về các tội: “Đưa hối lộ”, “Nhận hối lộ”, “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” và “Che giấu tội phạm”.

Ngày 23/12, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh Quảng Ngãi cho biết, liên quan vụ án "Đưa hối lộ" và "Nhận hối lộ" xảy ra tại tại Ban Quản lý Khu Kinh tế Dung Quất và các KCN tỉnh Quảng Ngãi đã khởi tố thêm tội “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản” đối với một số đối tượng.

Ngày 23/12, Sở Y tế TP Hồ Chí Minh cho biết đã nắm thông tin phản ánh của người thân một nữ bệnh nhân trẻ trên mạng xã hội Facebook về hành vi thiếu chuẩn mực của bác sĩ nam khi siêu âm tuyến giáp, tim và bụng. Sự việc xảy ra tại Phòng khám Đa khoa thuộc Công ty cổ phần Đầu tư Tư vấn dịch vụ y tế Y Đạo (địa chỉ 46-48 Ngô Quyền, phường 5, quận 10).

Dự án xây dựng, mở rộng Quốc lộ 50 (QL50) đoạn qua địa bàn huyện Bình Chánh, TP Hồ Chí Minh với chiều dài hơn 6,9km, tổng mức đầu tư gần 1.500 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách Trung ương và TP Hồ Chí Minh với mục tiêu giảm ùn tắc giao thông nghiêm trọng trên tuyến nối từ TP Hồ Chí Minh đi Long An, Tiền Giang dù đã được HĐND thành phố thông qua chủ trương đầu tư từ tháng 6/2021, nhưng đến nay nhiều gói thầu xây lắp chính mới đạt tỷ lệ rất thấp…

Có thể khẳng định rằng, với Đề án 06 và ứng dụng VNeID do Bộ Công an chủ công xây dựng đã được phát triển mạnh mẽ, trở nên quen thuộc, thiết yếu trong công cuộc chuyển đổi số của người dân Việt Nam nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng. Năm 2024, thành phố đã triển khai ứng dụng hiệu quả VNeID trong chuyển đổi số, góp phần phát triển nhanh, bền vững kinh tế - xã hội của Thủ đô.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文