Phạt tới 200 triệu đồng vi phạm hành chính trong lĩnh vực báo chí, xuất bản

17:08 08/10/2020
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa ký ban hành Nghị định số 119/2020/NĐ-CP về Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, hoạt động xuất bản (sau đây gọi tắt là Nghị định số 119). Nghị định này được thay thế Nghị định số 159/2013/NĐ-CP và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/12. 


 Một trong những điểm đáng chú ý là Nghị định 119 tăng mức phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản lên tới 200 triệu đồng.

Theo Nghị định 119, đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, hoạt động xuất bản, cá nhân, tổ chức vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính là cảnh cáo hoặc phạt tiền.

 Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm còn có thể bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung, là tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn từ 1-12 tháng; tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính; Đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 1-12 tháng... 

Hành vi thu giữ trái phép phương tiện, tài liệu của nhà báo sẽ bị phạt từ 20-30 triệu đồng

Mức phạt tiền tối đa đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, hoạt động xuất bản là 200 triệu đồng đối với tổ chức và 100 triệu đồng đối với cá nhân. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với cá nhân bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức.

Các hành vi bị phạt 10 - 20 triệu đồng gồm mạo danh nhà báo, phóng viên để hoạt động báo chí; Lợi dụng tư cách nhà báo, phóng viên can thiệp, cản trở hoạt động đúng pháp luật của tổ chức, cá nhân; Sử dụng thẻ nhà báo đã bị sửa chữa, tẩy xóa để hoạt động báo chí. Phạt từ 20 - 40 triệu đồng đối với hành vi lợi dụng tư cách nhà báo, phóng viên để trục lợi. 

Tổ chức có hành vi đăng, phát, giới thiệu, quảng bá tác phẩm, tài liệu hoặc nội dung thông tin trong tác phẩm, tài liệu đã bị đình chỉ phát hành, thu hồi, tịch thu, cấm lưu hành, tiêu hủy sẽ vị phạt từ 100 - 150 triệu đồng. Đặc biệt, tổ chức sẽ phải chịu mức phạt từ 150 - 200 triệu đồng đối với một trong các hành vi như đăng, phát thông tin không phù hợp với lợi ích của đất nước và của nhân dân; Đăng, phát thông tin xuyên tạc, bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân; Đăng, phát thông tin có nội dung gây ảnh hưởng đến độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Đăng, phát thông tin xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng, xúc phạm dân tộc, anh hùng dân tộc...

Trong lĩnh vực xuất bản, Nghị định quy định mức xử phạt từ 40 - 80 triệu đồng đối với hành vi xuất bản xuất bản phẩm có nội dung dâm ô, đồi trụy, kích động bạo lực, mê tín dị đoan hoặc không phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam đối với từng tên xuất bản phẩm; Xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức và danh dự, nhân phẩm của cá nhân đối với từng tên xuất bản phẩm; Tiết lộ bí mật Nhà nước đối với từng tên xuất bản phẩm mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự. 

Đối với hành vi xuất bản xuất bản phẩm có nội dung sai sự thật rất nghiêm trọng đối với từng tên xuất bản phẩm sẽ phạt từ 80 - 140 triệu đồng. Phạt từ 140 - 200 triệu đồng đối với hành vi xuất bản xuất bản phẩm có nội dung thuộc một trong các trường hợp như xuyên tạc sự thật lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng; Xúc phạm dân tộc, danh nhân, anh hùng dân tộc; Phương hại đến lợi ích quốc gia; gây mất đoàn kết dân tộc đối với từng tên xuất bản phẩm; Không thể hiện hoặc thể hiện không đúng chủ quyền quốc gia đối với từng tên xuất bản phẩm bản đồ...

Ngoài các quy định cụ thể về hoạt động báo chí, quy định về đăng phát nội dung thông tin trên báo chí, Nghị định 119 cũng quy định mức phạt cao cho hành vi cản trở trái pháp luật hoạt động báo chí. Cụ thể, phạt tiền từ 10 - 20 triệu đồng đối với hành vi cản trở trái pháp luật hoạt động nghề nghiệp của nhà báo, phóng viên. 

Phạt tiền từ 20 - 30 triệu đồng đối với hành vi thu giữ trái phép phương tiện, tài liệu hoạt động báo chí của nhà báo, phóng viên. Phạt tiền từ 30 - 40 triệu đồng đối với một trong các hành vi như xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nhà báo, phóng viên khi đang hoạt động nghề nghiệp; hủy hoại, cố ý làm hư hỏng phương tiện, tài liệu hoạt động báo chí của nhà báo, phóng viên. 

Phạt tiền từ 40 - 60 triệu đồng đối với hành vi có lời nói, hành động đe dọa tính mạng nhà báo, phóng viên mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự . Nghị định 119 quy định, ngoài phạt tiền, người có hành vi cản trở hoạt động báo chí còn buộc phải xin lỗi; Buộc trả lại phương tiện, tài liệu thu giữ trái phép...

Hùng Quân

Tối 12/4, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Quảng Nam đã ra lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp đối với bà Nguyễn Ngọc Uyên Lan (SN 1995, trú xã Quế Mỹ, huyện Quế Sơn) để điều tra về hành vi hành hạ người khác theo Điều 140 Bộ luật Hình sự.

Ngày 13/4, Công an phường 2, TP Bảo Lộc (Lâm Đồng) đã hoàn tất các thủ tục để chị Phan Thị Thanh Ngọc, cán bộ Phòng NN&MT TP Bảo Lộc trả lại 3,5 tỷ đồng cho một người phụ nữ ở tỉnh Thái Bình do chuyển nhầm.

Nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý Nhà nước về an ninh trật tự, Công an TP Hà Nội đã chính thức tiếp nhận bốn nhiệm vụ quan trọng từ các sở, ngành. Đây không chỉ là sự mở rộng về chức năng, mà còn thể hiện quyết tâm của lực lượng Công an Thủ đô trong việc cải cách hành chính, phục vụ nhân dân ngày càng tốt hơn.

Các cuộc đối thoại cấp cao giữa Iran và Mỹ tại Oman hôm 12/4 (giờ địa phương) đã diễn ra "tích cực" và "mang tính xây dựng", với tuyên bố từ cả hai bên về triển vọng tiếp tục đối thoại vào tuần tới, Reuters đưa tin.

Thông tin từ Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, sáng sớm nay (13/4), không khí lạnh đã ảnh hưởng đến hầu hết Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và một số nơi ở Trung Trung Bộ. Ở vịnh Bắc Bộ đã có gió đông bắc mạnh cấp 8, giật cấp 10.

Sau hơn 2 năm ì ạch trong việc giải phòng mặt bằng tuyến cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, đến nay công tác này đã cơ bản hoàn thành. Đây thực sự là “sản phẩm” lớn đạt được khi cả hệ thống chính trị của địa phương cùng vào cuộc một cách quyết liệt trong thời gian rất ngắn.

Trước khi chờ “gói giải cứu” trị giá 8 tỷ đồng, mặt sân Mỹ Đình xuống cấp thấy rõ. Vô hình trung, đây trở thành “hiểm địa” có thể dẫn đến chấn thương từ nặng đến rất nặng với các cầu thủ.

Mặc dù là hai ông chủ đích thực của Hacofood Group và Rance Pharma cùng các công ty trong hệ sinh thái này, nhưng Vũ Mạnh Cường và Hoàng Mạnh Hà đã chuyển giao cho Nguyễn Thành Luân và Nguyễn Văn Tú làm người đại diện pháp luật. Thực tế, Cường và Hà là người trực tiếp chỉ đạo, điều hành mọi hoạt động từ sản xuất, kinh doanh đến phân phối tiêu thụ các sản phẩm.

Năm 2025, Ban chỉ đạo (BCĐ) 138 tỉnh Quảng Ngãi xác định Ba Xa, huyện Ba Tơ là địa bàn trọng điểm, phức tạp về trật tự, an toàn xã hội (TTATXH). Địa phương này nằm cách trung tâm huyện lỵ Ba Tơ 27km, với phía Tây giáp huyện Kon Plông (Kon Tum) và phía Nam giáp huyện KBang (Gia Lai); có 7 thôn, với 1.392 hộ, 5.451 khẩu trong đó trên 97% dân số là đồng bào dân tộc Hre.

Gần 1 tháng kể từ khi nối lại các đợt tấn công nhằm vào Dải Gaza, giới chức Israel bất ngờ cho biết nước này đã đưa ra đề xuất thỏa thuận con tin theo hướng mềm mỏng hơn với Hamas, trong bối cảnh dải đất này đang đối diện nạn đói toàn diện với thực trạng không khác gì “địa ngục trần gian”.

Quyết định số 22/2023/QĐ-TTg ngày 17/8/2023 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với người chấp hành xong án phạt tù chính là điểm tựa vững chắc giúp người hoàn lương vươn lên trong cuộc sống.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文