Chủ tịch nước Trần Đại Quang:

Phát triển quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào theo phương châm chất lượng, hiệu quả, thiết thực

17:11 04/09/2017
Nhân dịp kỷ niệm 55 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Lào (5/9/1962 - 5/9/2017), Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã trả lời phỏng vấn báo chí về quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào, triển vọng hợp tác trong thời gian tới. Báo CAND trân trọng giới thiệu bài phỏng vấn.


* Phóng viên: Xin Chủ tịch nước cho biết ý nghĩa của mối quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào ?

Chủ tịch nước Trần Đại Quang: Việt Nam và Lào là hai nước láng giềng gần gũi, núi sông liền một dải, nhân dân hai nước có quan hệ truyền thống, thủy chung, gắn bó lâu đời. Từ khi có Đảng cách mạng lãnh đạo, mối quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chủ tịch Kaysone Phomvihane (Cay-xỏn Phôm-vi-hản) và Chủ tịch Souphanouvong (Xu-pha-nu-vông) gây dựng, được các thế hệ lãnh đạo và nhân dân hai nước dày công vun đắp. Mối quan hệ đó đã được thử thách qua hai cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân, đế quốc xâm lược nên ngày càng được củng cố và phát triển, trở thành tấm gương mẫu mực, trong sáng. Đây là tài sản vô giá, nguồn lực quý báu và là nhân tố quan trọng bảo đảm thành công của sự nghiệp cách mạng ở mỗi nước.

Lịch sử phát triển ở hai nước cho thấy, nếu không có quan hệ đặc biệt đó, thì sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc trước đây, cũng như công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của hai nước ngày nay, không thể có được những thành tựu to lớn. Cùng với đó, mối quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào đã góp phần quan trọng vào việc tạo dựng môi trường hòa bình, hợp tác, ổn định và phát triển ở khu vực và trên thế giới.

* Phóng viên: Xin Chủ tịch nước cho biết những dấu ấn quan trọng trong quan hệ hai nước 55 năm qua ?

Chủ tịch nước Trần Đại Quang: Sau khi Hiệp định Geneva năm 1962 về Lào được ký kết, ngày 5-9-1962, hai nước Việt Nam và Lào chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao. Đây là sự kiện lịch sử trọng đại, là dấu mốc rất quan trọng trong quan hệ giữa hai nước.

Trên cơ sở thống nhất về chủ trương, đường lối chiến lược, sách lược cách mạng, bước vào cuộc kháng chiến chống kẻ thù chung, Đảng Lao động Việt Nam (nay là Đảng Cộng sản Việt Nam) và Đảng Nhân dân Cách mạng Lào đã giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc, sát cánh bên nhau, đưa cách mạng hai nước tiến lên. 

Sau chiến thắng giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975) của Việt Nam, Đảng Nhân dân Cách mạng Lào đã phát động toàn Đảng, toàn dân và toàn quân nổi dậy giành chính quyền. Ngày 2-12-1975, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào ra đời, đánh dấu thắng lợi to lớn của nhân dân các dân tộc Lào, đồng thời cũng là thắng lợi của mối quan hệ đặc biệt, liên minh đoàn kết chiến đấu thủy chung, son sắt giữa hai dân tộc Việt Nam và Lào.

Từ sau năm 1975 đến nay, quan hệ Việt Nam - Lào bước sang một thời kỳ mới - thời kỳ quan hệ hợp tác toàn diện giữa hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước. Ngày 18-7-1977, hai nước đã ký Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác Việt Nam - Lào và Hiệp ước Hoạch định biên giới quốc gia, nâng quan hệ hai nước lên tầm cao mới. Từ sau Đại hội IV của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào và Đại hội VI của Đảng Cộng sản Việt Nam, cả hai nước đều tiến hành công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế. Quan hệ Việt Nam - Lào tiếp tục có những bước phát triển vượt bậc, phục vụ đắc lực sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ở mỗi nước.

Trong suốt 55 năm qua, mặc dù tình hình thế giới và khu vực có nhiều diễn biến phức tạp, song quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào vẫn ngày càng gắn bó keo sơn, phát triển sâu rộng và đạt hiệu quả thực chất.

Các cơ chế hợp tác giữa hai nước, đặc biệt ở cấp cao được củng cố, phát huy hiệu quả, thúc đẩy quan hệ hai nước ngày càng phát triển. Quan hệ chính trị ngày càng gắn bó, tin cậy, phát triển và đi vào chiều sâu. Hợp tác biên giới, an ninh - quốc phòng được đẩy mạnh. Hợp tác kinh tế giữa hai nước không ngừng phát triển. 

Tính đến tháng 4-2017, đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam vào Lào có 408 dự án được cấp phép đầu tư với tổng số vốn khoảng 3,7 tỷ USD, đứng thứ ba trong số các nước đầu tư vào Lào; nhiều dự án đã phát huy hiệu quả, sản xuất, kinh doanh có lãi, đóng góp tích cực vào công cuộc phát triển của hai nước. 

Hợp tác giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực đã và đang là lĩnh vực được hai bên ưu tiên và nâng lên cả về số lượng và chất lượng. Hai bên cũng hợp tác chặt chẽ trong các lĩnh vực y tế, nông nghiệp và phát triển nông thôn, giao thông vận tải, du lịch. Hợp tác giữa các địa phương được chú trọng với việc hình thành các khu kinh tế và giao lưu buôn bán qua các cửa khẩu quốc tế và quốc gia.

Cùng với hợp tác trong khuôn khổ song phương, quan hệ Việt Nam - Lào còn được thể hiện rõ nét tại các diễn đàn khu vực và quốc tế, góp phần nâng cao uy tín và vị thế của mỗi nước ở khu vực và trên thế giới.

* Phóng viên: Xin Chủ tịch nước cho biết triển vọng quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào ?

Chủ tịch nước Trần Đại Quang: Những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử sau hơn 30 năm tiến hành công cuộc đổi mới ở mỗi nước đã tạo nên những điều kiện vật chất và tinh thần to lớn thúc đẩy việc tiếp tục tăng cường quan hệ hợp tác toàn diện giữa hai nước Việt Nam - Lào trong thời gian tới. 

Trên cơ sở những kết quả to lớn của sự hợp tác giữa hai nước thời gian qua, lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai Nhà nước đã thống nhất đặt ưu tiên cao nhất là cùng phấn đấu nâng quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào lên tầm cao mới theo phương châm chất lượng, hiệu quả, thiết thực, đáp ứng nguyện vọng của nhân dân hai nước là xây dựng thành công nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh và xây dựng thành công nước Lào hòa bình, độc lập, dân chủ, thống nhất và phồn vinh, đóng góp tích cực vào hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới.

Trong dịp kỷ niệm sự kiện lịch sử này, chúng ta tin tưởng chắc chắn rằng, dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Nhân dân Cách mạng Lào quang vinh, quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt, hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và Lào tiếp tục được củng cố và phát triển, mãi mãi xanh tươi, đời đời bền vững.

* Phóng viên: Xin trân trọng cảm ơn Chủ tịch nước!

PV (Theo TTXVN)

Cùng với các địa phương trong cả nước, chính quyền các xã, thị trấn cùng với phụ huynh, học sinh và lực lượng làm nhiệm vụ ở huyện Trường Sa (Khánh Hòa) đã tổ chức buổi gặp mặt thầy, cô giáo tại các trường học trên vùng biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Không chỉ hưởng lợi từ bất ổn chính trị, giá vàng còn tăng do tâm lý kỳ vọng khi Goldman Sachs dự báo giá vàng sẽ đạt 3.000 USD/ounce vào năm 2025.

Ngày 20/11, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Thủ Dầu Một (Bình Dương) cho biết đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Bùi Tiến Lợi (SN 1969, nơi thường trú: khu phố 8, phường Phú Lợi, thành phố Thủ Dầu Một, Bình Dương) về hành vi “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”

Ngày 19/11, Công an tỉnh Tuyên Quang đã phối hợp với Cục Cảnh sát hình sự (Bộ Công an), Công an tỉnh Lào Cai, Trạm Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Lào Cai tiếp nhận đối tượng Quan Thị Nhạc, SN 1990, trú tại thôn Bản Lai, xã Phúc Sơn, huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang do Cục Công an Châu Hồng Hà, Công an huyện Hà Khẩu, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc bàn giao.

Càng về dịp cuối năm tình trạng sản xuất, buôn bán, tàng trữ pháo nổ càng gia tăng. Trên địa bàn TP Hải Phòng, đi kèm với tình trạng trên là hàng loạt những vụ nổ gây hậu quả đáng tiếc, thậm chí là thảm khốc…

Hội nghị Thượng đỉnh G20, diễn ra từ ngày 18-19/11 tại Rio de Janeiro, Brazil, đã khép lại với một bản tuyên bố chung chứa đựng nhiều cam kết quan trọng. Tuy nhiên, câu hỏi lớn nhất vẫn là liệu những cam kết này có được hiện thực hóa hay không.

UBND tỉnh Thanh Hoá xử phạt Công ty TNHH Thương mại Song Dương (thôn Thanh Tiến, xã Thanh Xuân, huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa) vì để xảy ra vi phạm tại trang trại chăn nuôi quy mô 2.400 con heo nái theo công nghệ CP Thái Lan ở xã Thanh Xuân, huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa.

Phát huy hiệu quả hoạt động đối ngoại trong đấu tranh phòng, chống tội phạm, góp phần phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, Công an tỉnh Điện Biên với vai trò nòng cốt đã chủ động tham mưu, xây dựng các chương trình, kế hoạch hợp tác đối ngoại phù hợp với điều kiện thực tiễn, đạt nhiều kết quả nổi bật, góp phần vào ổn định tình hình an ninh trật tự (ANTT), xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, cùng hợp tác phát triển.

Thực phẩm chức năng giả, hoặc hàng xách tay, nhập lậu, không rõ nguồn gốc xâm nhập thị trường, được quảng cáo trên mạng xã hội như “thần dược”, sai sự thật khiến người tiêu dùng bị đánh lừa. Nắm bắt nhu cầu thị trường, nhiều đối tượng còn sản xuất thực phẩm chức năng giả, đánh vào tâm lý muốn giảm cân nhanh chóng của khách hàng nên đã cho chất cấm vào thực phẩm chức năng.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文