Phiên chất vấn kỳ họp Quốc hội lần này sẽ thực hiện như thế nào?

15:08 28/10/2019
Tiêu chí lựa chọn nhóm vấn đề chất vấn là vấn đề bức xúc, nổi lên trong đời sống kinh tế - xã hội của đất nước, được nhiều đại biểu Quốc hội, cử tri quan tâm; ưu tiên những vấn đề chưa được chất vấn hoặc những vấn đề đã chất vấn từ đầu nhiệm kỳ.

Theo Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XIV, thời gian dành cho hoạt động chất vấn là 3 ngày (từ 6/11 đến 8/11/2019), phiên chất vấn được phát thanh, truyền hình trực tiếp trên Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Truyền hình Quốc hội Việt Nam.

Hoạt động chất vấn sẽ được tổ chức theo cách thức lấy nhóm vấn đề làm trọng tâm, vấn đề thuộc trách nhiệm của cá nhân nào thì người đó có trách nhiệm trả lời. Người bị chất vấn không trình bày báo cáo, có thể phát biểu về vấn đề chất vấn (không quá 5 phút) trước khi đại biểu Quốc hội tiến hành chất vấn. 

Cuối phiên chất vấn, Thủ tướng Chính phủ trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội về những vấn đề liên quan đến công tác điều hành của Chính phủ. Sau hoạt động chất vấn, Quốc hội ban hành nghị quyết làm cơ sở cho việc giám sát việc thực hiện.

Quốc hội tiếp tục áp dụng những cải tiến đã thực hiện tại các kỳ họp trước như: mỗi lượt có 3 - 5 đại biểu đặt câu hỏi chất vấn, mỗi đại biểu nêu chất vấn không quá 1 phút; người bị chất vấn trả lời không quá 3 phút/1 nội dung chất vấn. 

Trong quá trình chất vấn, đại biểu Quốc hội có quyền tranh luận đối với các thành viên Chính phủ, Trưởng ngành để làm rõ những vấn đề đã được trả lời nhưng chưa thỏa đáng; thời gian tranh luận không quá 2 phút, thông tin tranh luận phải chính xác, đúng phạm vi chất vấn; không lạm dụng đăng ký tranh luận để đặt câu hỏi chất vấn; khi cần thiết, giữa các đại biểu có thể trao đổi lại với nhau nhưng cần cụ thể, đúng trọng tâm vấn đề chất vấn.

Toàn cảnh phiên họp thứ 8, Quốc hội khoá XIV

Tiêu chí lựa chọn nhóm vấn đề chất vấn là vấn đề bức xúc, nổi lên trong đời sống kinh tế - xã hội của đất nước, được nhiều đại biểu Quốc hội, cử tri quan tâm; ưu tiên những vấn đề chưa được chất vấn hoặc những vấn đề đã chất vấn từ đầu nhiệm kỳ.

Không chất vấn những vấn đề đã có trong nghị quyết về chất vấn và nghị quyết giám sát chuyên đề của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong thời gian 12 tháng tính đến thời điểm chất vấn. Phù hợp với tổng thời gian tổ chức phiên họp chất vấn.

Về dự kiến nhóm vấn đề chất vấn và người bị chất vấn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã nhận được 73 nhóm vấn đề từ đề xuất của 57 Đoàn đại biểu Quốc hội, 24 vấn đề từ 16 phiếu chất vấn của đại biểu Quốc hội, 114 vấn đề qua ý kiến, kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 8 và những vấn đề nổi lên qua thảo luận tại tổ về tình hình kinh tế - xã hội 2019-2020; căn cứ quy định pháp luật và xem xét tổng thể các vấn đề có liên quan, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xin trình Quốc hội 5 nhóm vấn đề chất vấn thuộc 5 lĩnh vực: Thanh tra; Công thương; Thông tin, Truyền thông; Sắp xếp bộ máy, công chức; Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Thu Thuỷ - Thiện Minh

Nhân dịp tháp tùng chuyến thăm chính thức của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tới Cộng hòa Pháp từ ngày 4-8/10 và trước đó là tới Cộng hòa Ireland từ ngày 1-3/10, Trung tướng Phạm Thế Tùng, Thứ trưởng Bộ Công an và lãnh đạo các đơn vị nghiệp vụ Bộ Công an đã có cuộc gặp, làm việc với lãnh đạo các đơn vị nghiệp vụ nước sở tại.

Từ ngày 1-5/10, Đoàn đại biểu cấp cao Bộ Công an do Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Lâm, Thứ trưởng làm Trưởng đoàn đã có chuyến thăm, làm việc tại Nhật Bản để trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm công tác quản lý nhà nước và xây dựng pháp luật về lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC&CNCH).

Trong thông điệp đánh dấu một năm kể từ khi xung đột giữa Israel và phong trào Hamas nổ ra tại Dải Gaza, Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres đã kêu gọi cộng đồng quốc tế tìm giải pháp lâu dài để chấm dứt đau khổ đang nhấn chìm Trung Đông.

“Việc Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tham dự Hội nghị thượng đỉnh Pháp ngữ lần thứ 19 và thăm chính thức Cộng hòa Pháp cho thấy sự gắn bó sâu sắc của Việt Nam với cộng đồng Pháp ngữ, đồng thời khẳng định Việt Nam rất coi trọng quan hệ song phương với Pháp", Đại sứ Pháp tại Việt Nam Olivier Brochet nhấn mạnh.

Dự thảo Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (PCCC và CNCH) do Bộ Công an chủ trì soạn thảo dự kiến trình Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 8 sắp tới. Để hiểu rõ hơn về những nội dung cơ bản và những điểm mới mà dự thảo luật đề cập nhằm đáp ứng yêu cầu của thực tiễn công tác PCCC và CNCH hiện nay, chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với Đại tá Hoàng Ngọc Huynh, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát PCCC và CNCH, Bộ Công an.

Tại các địa phương trong cả nước không tồn tại các cơ sở băm gỗ dăm trái phép thì ở Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, các cơ sở băm gỗ dăm trái phép mọc lên như nấm sau mưa, trong đó Nghệ An chiếm số lượng lớn nhất và “công khai” nhất. Ai đã đứng sau “chống lưng” cho các cơ sở này hay chính quyền và các cơ quan chức năng bất lực?

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文