Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng dự bế mạc Đại hội đồng IPU-141

18:52 18/10/2019
Trong khuôn khổ Đại hội đồng lần thứ 141 Liên minh Nghị viện thế giới (IPU-141), chiều 17-10 (theo giờ địa phương), tại trụ sở Bộ Ngoại giao Serbia, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng đã gặp Phó Thủ tướng thứ nhất kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Serbia Ivica Dacic. Chiều tối cùng ngày, bà Tòng Thị Phóng đã tham dự lễ bế mạc Đại hội đồng IPU-141 lần thứ 141.


Tại cuộc gặp với Phó Thủ tướng thứ nhất kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Serbia Ivica Dacic, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng bày tỏ vui mừng trước những thành tựu quan trọng mà Serbia đã đạt được trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, góp phần nâng cao vai trò và vị thế của Serbia trong khu vực và thế giới.

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội khẳng định Việt Nam coi trọng mối quan hệ hữu nghị truyền thống với Serbia và cảm ơn Serbia đã ủng hộ và giúp đỡ Việt Nam trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc trước đây cũng như trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước hiện nay.

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội và Phó Thủ tướng thứ nhất Serbia Ivica Dacic - Ảnh: TTXVN

Trên cơ sở tiềm năng và thế mạnh của mỗi nước, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội mong muốn hai nước thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực kinh tế-thương mại, văn hóa, giáo dục-đào tạo, thể thao.

Về phần mình, Phó Thủ tướng thứ nhất kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Serbia Ivica Dacic nhất trí với đánh giá của Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng về mối quan hệ truyền thống hữu nghị giữa hai nước, bày tỏ mong muốn tăng cường quan hệ với Việt Nam thông qua trao đổi đoàn các cấp.

Phó Thứ tướng thứ nhất kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Serbia cho biết sẽ sớm thăm Việt Nam để trao đổi các biện pháp thúc đẩy quan hệ giữa hai nước.

Phiên bế mạc Đại hội đồng IPU 141 đã thông qua Tuyên bố Belgrade “Tăng cường luật pháp quốc tế: Vai trò và cơ chế tổ chức của nghị viện, sự đóng góp của hợp tác khu vực”.

Tuyên bố nêu bật tầm quan trọng của trật tự thế giới hòa bình dựa trên luật pháp và nhấn mạnh vai trò của các thể chế đa phương với Liên Hợp Quốc là nền tảng để giải quyết các thách thức chung và giải quyết các tranh chấp giữa các quốc gia.

Tuyên bố cũng nhấn mạnh hơp tác khu vực là một thành tố thiết yếu trong việc tăng cường trật tự thế giới dựa trên luật pháp, góp phần giải quyết hòa bình các tranh chấp và thúc đẩy hòa bình bền vững.

Đại hội đồng cũng đã thông qua nghị quyết “Bao phủ sức khỏe người dân toàn cầu đến năm 2030: Vai trò của các nghị viện để bảo đảm quyền y tế,” nhấn mạnh tầm quan trọng và sự cần thiết của việc bao phủ sức khỏe toàn dân, đặc biệt hướng tới các đối tượng phụ nữ, trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật và những đối tượng yếu thế khác trong xã hội.

Đoàn Đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam do Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng dẫn đầu đã tham gia đầy đủ các hoạt động của Đại hội đồng IPU-141 và đóng góp ý kiến tích cực tại các phiên họp, thảo luận của Ủy ban Chấp hành, Hội đồng Điều hành, Diễn đàn nữ nghị sĩ IPU, Cơ chế ASEAN+3, Nhóm Địa chính trị châu Á-Thái Bình Dương, Ủy ban Dân chủ và Nhân quyền, Ủy ban về các vấn đề Liên Hợp Quốc, góp phần vào thành công chung của Đại hội đồng IPU-141.

Đại sứ Việt Nam tại Romania kiêm nhiệm Serbia Đặng Trần Phong tham gia đầy đủ các hoạt động của Trưởng đoàn.

Một điểm nhấn trong khuôn khổ Đại hội đồng IPU-141 là Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng đã có bài phát biểu tại phiên họp toàn thể Đại hội đồng IPU-141 với chủ đề “Tăng cường luật pháp quốc tế: Vai trò và cơ chế tổ chức của nghị viện, sự đóng góp của hợp tác khu vực.”

Bài phát biểu của Phó Chủ tịch thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng đã nhận được sự quan tâm và những đánh giá tích cực của các đại biểu.

Trả lời phỏng vấn của phóng viên TTXVN, Đại diện của Đoàn đại biểu Quốc hội Đức, Nghị sĩ Peter Beyer đánh giá bài phát biểu của Trưởng đoàn Việt Nam rất xuất sắc, trong đó tâm đắc nhất là bài phát biểu không chỉ nhấn mạnh hợp tác giữa các nghị viện và nghị sỹ trong khu vực trong việc tăng cường luật pháp mà còn nhấn mạnh vai trò quan trọng của nghị viện trong việc theo dõi, giám sát hoạt động của chính phủ trong việc thực thi luật pháp.

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng dự lễ bế mạc Đại hội đồng IPU-141 - Ảnh: TTXVN

Trong khi đó, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội Malaysia tham dự Hội nghị, Nghị sĩ Syed Ibrahim Syed Noh nhận xét tất cả các kiến nghị của Việt Nam đưa ra tại Hội nghị rất phù hợp trong bối cảnh môi trường quốc tế hiện nay rất cần việc đề cao, tôn trọng Hiến chương Liên Hợp Quốc, tuân thủ luật pháp quốc tế và các nguyên tắc, chuẩn mực ứng xử chung.

Ông đặc biệt hoan nghênh kiến nghị của Việt Nam muốn mở rộng và phát huy vai trò các cơ chế hợp tác, đối thoại, chia sẻ thông tin nhằm nâng cao sự hiểu biết, xây dựng lòng tin và tôn trọng lẫn nhau, cùng tìm ra biện pháp giải quyết hòa bình cho các tranh chấp trong khu vực cũng như các thách thức cấp bách hiện nay, coi đây là một kiến nghị quan trọng để kiềm chế và tránh được xung đột biên giới giữa các nước, bảo đảm mối quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa các nước trên thế giới, nhất là ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Nghị sĩ Syed Ibrahim Syed Noh cũng ủng hộ quan điểm của Việt Nam thúc đẩy tăng cường ngoại giao nghị viện, phát huy vai trò và sứ mệnh của IPU vì hòa bình, dân chủ trên thế giới dựa trên nền tảng luật pháp và tôn trọng sự bình đẳng giữa các quốc gia có chủ quyền.

Nghị sĩ Syed Ibrahim Syed Noh nhấn mạnh việc thúc đẩy ngoại giao nghị viện là rất phù hợp với cách thức mà Malaysia hợp tác với Việt Nam trong việc đạt được mối quan hệ song phương tốt đẹp giữa hai nước như hiện nay.

Bên lề Đại hội đồng IPU-141, Đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam đã có các cuộc gặp, tiếp xúc song phương với nước chủ nhà và các đối tác (Chủ tịch IPU, Tổng Thư ký IPU, Trưởng đoàn các nước: Lào, Myanmar, Australia, Cuba, Belarus), góp phần làm sâu sắc hơn quan hệ giữa Việt Nam với các đối tác.

Đặc biệt, cuộc gặp với Chủ tịch Quốc hội và Phó Thủ tướng thứ nhất Serbia được phía Serbia đánh giá là cuộc gặp mang tính chất lịch sử, góp phần tạo động lực thúc đẩy quan hệ hợp tác truyền thống hữu nghị giữa Việt Nam và Serbia.

Đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam tham dự Đại hội đồng IPU-141 tiếp tục góp phần nâng cao vị thế quốc tế của Việt Nam thông qua việc thể hiện vai trò chủ động, tích cực trong giải quyết các thách thức khu vực, toàn cầu; tranh thủ sự ủng hộ và quan tâm của các nước đến vấn đề an ninh ở khu vực có liên quan đến các lợi ích thiết thực của Việt Nam, nhất là trong bối cảnh Việt Nam sẽ đảm nhiệm nhiều cương vị quan trọng của các tổ chức đa phương như Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2020-2021, Chủ tịch ASEAN 2020 và Chủ tịch Hội đồng Liên nghị viện ASEAN (AIPA) lần thứ 41.

Theo VGP

Để thu hút cá nhân và doanh nghiệp, Hồ Quốc Thân (SN 1992, quê quán xã Bồng Khê, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An) giới thiệu rằng anh ta đã được tiếp quản nguồn tài sản, di sản rất lớn từ "Tổng bộ Hồ Chí Minh"; đồng QFS được bảo chứng bằng di sản của nhiều nguồn, các gia tộc lưu lại trong hàng trăm năm qua, được 48 nước công nhận và sẽ được kích hoạt vào tháng 10, 11/2024 tại Việt Nam… Tham gia vào "hệ sinh thái" doanh nghiệp sẽ được hỗ trợ vốn để tái cơ cấu, phát triển không phải thế chấp, không phải trả lãi suất. Vì thế, cho đến khi cơ quan Công an vào cuộc, đã có khoảng 100 doanh nghiệp và gần 400 cá nhân đã mua đồng QFS, với tổng giá trị hàng chục tỷ đồng.

Đêm 24/12, các tổ công an 141 Công an TP Hà Nội triển khai nhiệm vụ trên địa bàn toàn thành phố đảm bảo ANTT, phòng chống đua xe đêm Noel qua đó đã phát hiện, xử lý rất nhiều trường hợp "quái xế" ngổ ngáo có hành vi nẹt pô, lạng lách, đánh võng gây mất trật tự, an toàn giao thông.

Ngày 24/12, tại bản Mé Lếch, xã Cò Nòi, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La. Phòng CSĐT tội phạm về kinh tế, Công an tỉnh Sơn La chủ trì, phối hợp với Công an huyện Mai Sơn và Đội Quản lý thị trường (khu vực Mai Sơn, Yên Châu) đã kiểm tra, phát hiện Công ty trách nhiệm hữu hạn Bảo Châu Sơn La sản xuất, kinh doanh bánh mỳ tươi không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Xu hướng tiêu dùng thay đổi, thay vì thuê cửa hàng truyền thống với chi phí cao, nhiều doanh nghiệp, người kinh doanh thu hẹp và đóng cửa nhiều cửa hàng và chuyển dần sang bán hàng online qua các kênh, nền tảng thương mại điện tử, nhất là trong dịp Tết Ất Tỵ 2025.

Châu Âu đang đối mặt với những thách thức kinh tế và địa chính trị nghiêm trọng có thể làm xói mòn nền tảng thịnh vượng đã xây dựng suốt hàng thập niên qua. Sự trở lại của ông Donald Trump, cùng với căng thẳng thương mại gia tăng và sự suy thoái trong đổi mới, đang đẩy Liên minh châu Âu (EU) đối diện với bài toán sống còn.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文