Phó Thủ tướng đôn đốc chỉ đạo ứng phó bão số 14

20:37 18/11/2017
Chỉ đạo công tác ứng phó bão số 14 tại tỉnh Khánh Hoà và Ninh Thuân, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng chỉ đạo địa phương nghiêm túc rút kinh nghiệm từ cơn bão số 12, thực hiện nghiêm lệnh cấm biển. 


Tại cuộc họp với lãnh đạo tỉnh Khánh Hoà, chiều tối 18-11, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng ghi nhận, đánh giá cao sự chuẩn bị tích cực, quyết liệt của tỉnh Khánh Hoà, trong đó có sự hỗ trợ tích cực của các lực lượng quân đội, công an.

Rút kinh nghiệm triệt để từ bão số 12

“Tuy nhiên, Khánh Hoà cần rút kinh nghiệm triệt để trong công tác ứng phó bão số 12 vừa qua, đã gậy thiệt hại nặng nề về người và tài sản. Các đồng chí phải khẩn trương rà soát tàu thuyền còn ngoài khơi, kêu gọi, hướng dẫn ngư dân di chuyển khởi vùng nguy hiểm, tìm nơi tránh trú an toàn. 

Tại nơi neo đậu phải tổ chức lực lượng hướng dẫn ngư dân chằng chống an toàn, kiên quyết sơ tán người dân khỏi các lồng bè nuôi trồng thuỷ sản nếu cần thiết phải cưỡng chế. Các địa phương huy động lực lượng để bảo vệ tài sản, giảm thiểu thiệt hại cho người dân”, Phó Thủ tướng chỉ đạo.

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng họp khẩn với lãnh đạo tỉnh Khánh Hoà, chiều tối 18-11.

Kinh nghiệm rút ra sau cơn bão số 12 là phải sẵn sàng lực lượng tại chỗ, trong đó lực lượng vũ trang và đoàn viên thanh niên là chủ lực để sẵn sàng hỗ trợ người dân. Các lực lượng tìm kiếm cứu nạn phải sẵn sàng ứng phó, cả trên biển lẫn trên đất liền. Thời gian không còn nhiều, tỉnh Khánh Hoà phải tập trung lực lượng của toàn hệ thống chính trị, xử lý trực tiếp, nhanh chóng mọi tình huống có thể xảy ra.

Cấm biển, sơ tán hết người dân trên lồng bè thuỷ sản

Trước đó vào lúc 5 giờ chiều 18-11, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã đến kiểm tra công tác chuẩn bị phòng chống bão số 14 tại cảng cá Đá Bạc (Cam Ranh, Khánh Hoà).

Trao đổi với lãnh đạo địa phương Phó Thủ tướng yêu cầu nghiêm túc rút kinh nghiệm từ cơ bão số 12. Tỉnh Khánh Hoà phải khẩn trương kêu gọi tầu thuyền vào khu neo đậu tránh trú bão. Thông báo cho toàn bộ tàu thuyền còn ở ngoài khơi biết thông tin về hướng đi của bão số 14 để chủ động chuyển hướng, tìm nơi trú tránh.

Phó Thủ tướng trò chuyện với bà con ngư dân tại cảng cá Đá Bạc. Ảnh: VGP/Xuân Tuyến

Đồng thời tổ chức tốt việc chằng, chống nhà cửa, đảm bảo an toàn. Đối với những khu vực cần sơ tán, di dời phải bố trí đầy đủ lương thực, nước uống, chỗ ở an toàn cho người dân.

Phó Thủ tướng đặc biệt lưu ý bà con phải tuân thủ các biện pháp, chỉ đạo của chính quyền địa phương trong ứng phó bão số 14, bảo đảm an toàn tính mạng, tài sản. 

Tàu thuyền vào tránh trú bão tại cảng cá Đá Bạc.

Tại cuộc làm việc, lãnh đạo tỉnh Khánh Hoà cho biết tỉnh đã rút kinh nghiệm triệt để từ công tác ứng phó cơn bão số 12 vừa qua. Trưa 18-11, UBND tỉnh đã tổ chức họp khẩn. 

Từ 12 giờ ngày 18-11, các trường học cho học sinh nghỉ học, các tàu đánh bắt thủy sản, tàu du lịch và phương tiện đường thủy không được ra khơi. Cùng ngày, ngư dân ở trên các tàu cá và hộ nuôi trồng thủy sản ở trên lồng bè trên biển, bắt buộc phải trở vào bờ trước 16 giờ. Công tác sơ tán dân ra khỏi vùng nguy hiểm, vùng ven biển và thấp trũng, đến nơi an toàn hoàn thành trước 19 giờ ngày 18-11.

Khánh Hoà đã tăng cường thông tin cho người dân biết về cơn bão số 14, thông qua cơ quan báo chí, phương tiện tuyên truyền lưu động và tin nhắn điện thoại; tập trung cắt, tỉa cây xanh; hướng dẫn và hỗ trợ người dân chuẩn bị lương thực, thực phẩm, chằng chống nhà cửa; quyết liệt di dời người dân ở trên các lồng bè nuôi trồng thủy sản và trên tàu thuyền; ngăn cấm tất cả phương tiện và người dân ra biển; khẩn trương gia cố các hồ chứa; duy trì hệ thống thông tin liên lạc...

Quân khu 5 đã huy động 6.000 cán bộ, chiến sĩ, kể cả dân quân, tự vệ và các lực lượng quân đội đứng chân trên địa bàn để hỗ trợ người dân ứng phó với bão.

Bão sẽ đổ bộ vào sáng sớm

Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Linh Ngọc cho biết với tốc độ di chuyển hiện tại, nhiều khả năng 6-6h30 sáng mai (19-11) bão  số 14 sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các tỉnh ven biển từ Phú Yên đến Bà Rịa - Vũng Tàu. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8-9, giật cấp 11-12, kèm theo mưa lớn. 

Tại cuộc họp, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Vũ Văn Tám đề nghị tỉnh Khánh Hoà đặc biệt lưu ý các giải pháp hướng dẫn người dân đảm bảo an toàn tính mạng. Đồng thời theo dõi chặt chẽ, có các giải pháp sẵn sàng khắc phục sự cố nếu có tại hồ thuỷ lợi Đá Bạc.

Ngay sau khi kết thúc cuộc họp tại tỉnh Khánh Hoà, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng di chuyển đến tỉnh Ninh Thuận, một trong 3 địa phương dự kiến bão số 14 sẽ đổ bộ.

Hiện các tỉnh ven biển có nguy cơ ảnh hưởng của bão (từ Phú Yên đến Bà Rịa - Vũng Tàu và Lâm Đồng) và các bộ ngành đang khẩn trương triển khai nhiều biện pháp nhằm bảo đảm an toàn tàu thuyền, phương tiện hoạt động trên biển. 

Tiến hành rà soát, sơ tán dân cư tại các khu vực nguy hiểm, nhất là trên các tàu thuyền, phương tiện, trên lồng bè, chòi canh nuôi trồng thủy, hải sản, trong các nhà yếu có nguy cơ ngập, sập đổ, không đảm bảo an toàn, đặc biệt là các nhà ở vùng cửa sông, ven biển, trên các đảo, khu vực có nguy cơ sạt lở đất, lũ quét, ngập sâu khi mưa lớn.

Triển khai phương án bảo đảm an toàn giao thông, nhất là tại các khu vực có nguy cơ bị ngập sâu, nước chảy xiết, phòng chống ngập úng các đô thị, bảo vệ sản xuất nông nghiệp, nhất là nuôi trồng thủy sản.

Gia cố đảm bảo an toàn đê điều, hồ đập, công trình xây dựng đang thi công dở dang, nhất là các tuyến đê biển, cửa sông, các hồ chứa thủy lợi, thủy điện có nguy cơ mất an toàn.

Sẵn sàng lực lượng, phương tiện ứng phó với các tình huống, sự cố bất thường theo phương châm “4 tại chỗ”.

* Chuẩn bị kỹ sẽ giảm thiệt hại, ổn định nhanh đời sống nhân dân sau bão

Làm việc với tỉnh Ninh Thuận về công tác chuẩn bị ứng phó bão số 14, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng nhấn mạnh việc chuẩn bị kỹ không chỉ giúp giảm thiệt hại về người, tài sản mà còn bảo đảm an toàn, ổn định đời sống của nhân dân nhanh nhất sau khi bão qua.

Làm việc với lãnh đạo tỉnh Ninh Thuận sau khi thị sát cảng cá Ninh Chữ, khu nuôi tôm Nhơn Hải (huyện Ninh Hải), Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng nhấn mạnh bão số 14 tuy không mạnh bằng bão số 12 nhưng dự kiến đổ bộ vào Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận, vốn không thường xuyên phải chống chịu bão và đã chịu thiệt hại nặng nề sau cơn bão số 12.

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu công tác chuẩn bị ứng phó bão số 14 của Ninh Thuận phải hoàn thành trước 21 giờ tối 18-11.

“Đời sống của người dân còn nhiều khó khăn, vì vậy, việc chuẩn bị kỹ để ứng phó hiệu quả với bão số 14 là hết sức quan trọng. Không chỉ giúp giảm thiệt hại về người, tài sản mà còn bảo đảm an toàn, ổn định đời sống của nhân dân nhanh nhất sau khi bão qua. Đây là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị”, Phó Thủ tướng nói.

Nhiệm vụ ưu tiên cao nhất lúc này là trước 21 giờ đêm nay Ninh Thuận phải hoàn thành việc rà soát, hướng dẫn tàu thuyền di chuyển vào các khu tránh trú bão, neo đậu an toàn. Rà soát lại lần nữa các khu vực trọng yếu, có nguy cơ cao để tổ chức sơ tán người dân nếu cần thiết.

Phó Thủ tướng đặc biệt lưu ý tỉnh kiên quyết, thực hiện nghiêm việc đưa người dân còn ở ngoài lồng bè nuôi trồng thủy sản, đồng thời tổ chức bảo vệ tài sản cho nhân dân.

Các công trình cơ sở sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ cần triển khai các phương án bảo vệ, bảo đảm an toàn khi bão đổ bộ. Các hồ đập phải được theo dõi liên tục, sẵn sàng ứng phó ngay khi có sự cố.

Phó Thủ tướng yêu cầu các ngành giao thông, điện, viễn thông chuẩn bị sẵn lực lượng, vật tư để khắc phục sớm nhất các sự cố xảy ra. Ngành giao thông, công an tổ chức lực lượng để phân luồng, hướng dẫn giao thông, tuyệt đối không để người dân, phương tiện lưu thông vào khu vực nguy hiểm.

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng tại cảng cá Ninh Chữ.

Nhân đây, Phó Thủ tướng cũng biểu dương các cơ quan thông tấn báo chí đã kịp thời thông tin giúp người dân chủ động phòng tránh; cơ quan chức năng chỉ đạo, điều hành công tác ứng phó, khắc phục hậu quả mưa bão.

Trước đó, ngay sau khi kiểm tra công tác chuẩn bị bão số 14 tại tỉnh Khánh Hoà, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã di chuyển vào tỉnh Ninh Thuận và thị sát cảng cá Ninh Chữ, huyện Ninh Hải. Cảng cá Ninh Chữ hiện có hơn 900 phương tiện neo đậu. Trên toàn tỉnh Ninh Thuận có 679 tàu thuyền với 5.275 lao động đang hoạt động trên biển đã liên lạc được, 1.972 chiếc đang neo đậu tại các bến, cảng.

Ban quản lý các cảng cá đã tổ chức kiểm đếm, quản lý chặt chẽ việc ra khơi của tàu thuyền; kịp thời hướng dẫn neo đậu tàu, thuyền tại các khu neo đậu tránh, trú bão ven biển, sẵn sàng lực lượng, phương tiện để cứu hộ cứu nạn khi có yêu cầu. 

Bộ đội biên phòng tỉnh duy trì liên lạc thường xuyên với các chủ tàu thuyền để xử lý kịp thời các tình huống xấu có thể xảy ra. 

Các đơn vị chức năng phối hợp với các địa phương khẩn trương kiểm tra, rà soát sẵn sàng triển khai các phương án ứng phó với lũ, lũ quét, sạt lở đất, các hồ chứa đã tích đầy nước do địa phương quản lý, đảm bảo an toàn công trình và khu vực vùng hạ du. Các lực lượng xung kích, công an, bộ đội các địa phương tổ chức trực 24/24 giờ để kịp thời hỗ trợ người dân ứng phó với cơn bão số 14.

Kiểm tra khu lồng bè nuôi tôm xã Nhơn Hải, huyện Ninh Hải, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đề nghị chính quyền địa phương bố trí đầy đủ lực lượng để bảo đảm an toàn tài sản cho người dân. Đồng thời kiên quyết sơ tán toàn bộ người dân trên các lồng bè, kiểm soát chặt chẽ, không để người dân ra lồng bè khi bão đổ bộ.

"Bà con yên tâm vì tài sản sẽ được bảo vệ an toàn. Tuyệt đối không trở lại lồng bè khi chưa an toàn", Phó Thủ tướng trò chuyện với người dân.

Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận Lưu Xuân Vĩnh cho biết rút kinh nghiệm từ công tác ứng phó với cơn bão số 12, Ninh Thuận huy động cả hệ thống chính trị tập trung ứng phó với cơn bão số 14.

Tỉnh thực hiện lệnh cấm tàu, thuyền ra khơi đánh bắt kể từ sáng 18/11, kiên quyết không để người dân ở lại trên tàu thuyền, lồng bè nuôi trồng thủy sản, hỗ trợ nhân dân các khu vực ven biển chằng chống nhà cửa tại các khu vực xung yếu vùng ven biển, vùng núi; sẵn sàng di dời người dân để đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản cho người dân.

Các công việc phải được hoàn thành trước 21 giờ tối 18-11.

Lực lượng CAND ứng phó với bão số 14 và mưa lũ

          Chiều tối 18-11, Trung tướng Bùi Văn Thành, Thứ trưởng Bộ Công an, Trưởng Ban chỉ đạo ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (ƯPVBĐKH, PCTT & TKCN) Bộ Công an đã ký Công điện số 20, gửi Ban Chỉ huy ƯPVBĐKH, PCTT & TKCN các Tổng cục, Bộ Tư lệnh, đơn vị trực thuộc Bộ; Công an, Cảnh sát phòng cháy chữa cháy các tỉnh, thành phố ven biển từ Đà Nẵng đến Cà Mau và Kiên Giang Khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ yêu cầu chủ động ứng phó với bão số 14 và mưa lũ.

Theo đó, Ban Chỉ đạo ƯPVBĐKH, PCTT&TKCN Bộ Công an yêu cầu Ban Chỉ huy ƯPVBĐKH, PCTT&TKCN Công an các đơn vị địa phương chỉ đạo triển khai thực hiện một số nội dung sau:

1. Thực hiện nghiêm túc Công điện số 1786/CĐ-TTg, ngày 18/11/2017 của Thủ tướng Chính phủ vừa về công tác ứng phó với bão số 14, mưa, lũ; Công điện số 19/CĐ-BCĐ, ngày 18/11/2017 của Ban Chỉ đạo ƯPVBĐKH, PCTT&TKCN Bộ Công an và chỉ đạo của Chính quyền địa phương.

2. Đối với Công an, Cảnh sát PC&CC các tỉnh, thành phố ven biển từ Đà Nẵng đến Cà Mau và Kiên Giang: Phối hợp với các đơn vị chức năng tổ chức bảo đảm an toàn cho người và phương tiện tại nơi neo đậu, tránh trú của tàu thuyền; sơ tán người dân tại các khu vực lồng bè, chòi canh nuôi trồng thủy hải sản, cửa sông có nguy cơ bị sóng biển tàn phá, ngập sâu, nhà không đảm bảo an toàn. Thực hiện nghiêm túc lệnh cấm biển của Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố.

3. Đối với khu vực trên đất liền các tỉnh Nam Bộ và Tây Nguyên: Theo dõi chặt chẽ diễn biến của Bão, mưa lũ sau bão trên các phương tiện thông tin đại chúng. Chủ động phối hợp cùng cơ quan chức năng triển khai phương án sơ tán nhân dân tại các khu vực có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất, sạt lở bờ sông, suối, khu vực hầm lò khai thác khoáng sản.

4. Bố trí lực lượng để tổ chức hướng dẫn, phân luồng, kiểm soát giao thông tại các khu vực ngầm, đường bị ngập, đò ngang, đò dọc, nơi sạt lở nguy hiểm. Nghiêm cấm người và phương tiện di chuyển khi không đảm bảo an toàn.

5. Đảm bảo tuyệt đối an toàn trụ sở cơ quan, doanh trại, trại tạm giam, nhà tạm giữ, trường giáo dưỡng; các mục tiêu kinh tế, chính trị trọng điểm… do lực lượng Công an canh gác, bảo vệ. Chủ động triển khai phương án bảo vệ an toàn hồ sơ, tài liệu, phương tiện, trang thiết bị làm việc của Công an các đơn vị, địa phương để tránh thiệt hại do mưa, lũ gây ra.

6. Sẵn sàng lực lượng, phương tiện tham gia công tác cứu nạn, cứu hộ, khắc phục hậu quả khi có yêu cầu.

 7. Tổ chức trực ban nghiêm túc 24/24h, thực hiện chế độ thông tin báo cáo hàng ngày về Ban Chỉ đạo ƯPVBĐKH, PCTT & TKCN Bộ Công an (qua Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo...

Hữu Toàn - Anh Hiếu - chinhphu.vn

Các nguồn thạo tin ngày 24/12 cho hay, thời gian gần đây, Nga đã tiến hành nhiều đợt phản công lớn tại Kursk. Cường độ các cuộc tấn công cho thấy quyết tâm của Tổng thống Vladimỉr Putin nhằm loại bỏ con bài mặc cả của Ukraine trong bối cảnh sức ép đàm phán gia tăng trước lễ nhậm chức của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump vào tháng 1/2025.

Ngày 24/12, Công an phường 1, TP Bảo Lộc (Lâm Đồng) đã phối hợp với chị Lê Thị Kim Ngân (SN 1984, ngụ huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai) trả lại 4 cây vàng 9999 cho người đánh rơi.

Những ngày này, phường Hàng Trống, Hoàn Kiếm, Hà Nội nơi có Nhà thờ Lớn đón rất đông du khách trong và ngoài nước đến tham quan, vui chơi và đón lễ Giáng sinh. Nhằm đảm bảo cho nhân dân được đón lễ Giáng sinh, tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí an ninh, an toàn, Công an phường Hàng Trống đã lập kế hoạch, tham mưu cho Công an quận Hoàn Kiếm, Hà Nội chính quyền địa phương tổ chức các phương án phân luồng giao thông và giữ gìn an ninh trật tự (ANTT).

Năm 2025 là năm đầu tiên Kỳ thi tốt nghiệp THPT sẽ được tổ chức theo chương trình Giáo dục phổ thông (GDPT) mới ban hành năm 2018. Học sinh sẽ thi 2 môn bắt buộc là Toán, Ngữ văn và 2 môn tự chọn trong số 9 môn tính điểm còn lại của chương trình lớp 12.

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự đoán xung đột giữa Nga và Ukraine sẽ kết thúc vào cuối năm 2025 hoặc giữa năm 2026, với một kịch bản tiêu cực cho Ukraine, trong bối cảnh Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump bất ngờ đề cập đến việc sẽ sớm trao đổi với Tổng thống Nga Vladimir Putin về cuộc xung đột này.

Tối 23/12, Đội Tuần tra kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc số 3 (Phòng Hướng dẫn tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ, đường sắt, Cục CSGT) cho biết, Tổ công tác của đơn vị làm nhiệm vụ tại Km188 (Khu vực Trạm thu phí cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ) vừa kịp thời dùng ô tô đặc chủng đưa 1 cháu bé đi cấp cứu.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文