Triển khai Nghị định của Chính phủ về bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc

14:15 09/04/2018
Sáng 9-4, tại TP Hồ Chí Minh, Cục Cảnh sát PCCC&CNCH - Bộ Công an, phối hợp với Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm - Bộ Tài chính tổ chức Hội nghị phổ biến Nghị định số 23/2018/NĐ-CP ngày 23-2-2018 (gọi tắt là Nghị định 23) của Chính phủ quy định về bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc.


Đến dự hội nghị có đại diện Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm (QLGSBH) - Bộ Tài Chính, Cục Cảnh sát PCCC&CNCH, Bộ Công an, lãnh đạo phòng và chỉ huy đội thuộc Cảnh sát PCCC của 22 địa phương phía Nam...

Đã có nhiều ý kiến đề xuất, đóng góp từ các đại biểu với mục tiêu thực hiện thống nhất và đầy đủ các quy định của Nghị định 23.

Bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc được triển khai từ năm 2007 đến nay đã trải qua gần 10 năm thực hiện, đóng góp đáng kể cho việc ổn định tài chính, mang lại sự yên tâm cho cơ quan, tổ chức và hộ gia đình có cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ qua công tác giải quyết bồi thường của các doanh nghiệp bảo hiểm.

Thay mặt Cục QLGSBH, bà Nguyễn Thị Hồng Chi, Phó Trưởng phòng Quản lý Giám sát bảo hiểm phi nhân thọ đã trình bày chi tiết nội dung Nghị định.

Trong thời gian qua, các vụ cháy diễn ra liên tiếp, gây hậu quả nghiêm trọng không chỉ cho đối tượng bị thiệt hại mà còn cả cộng đồng dân cư. Trên thực tế, khi gặp rủi ro cháy, nổ, không phải cơ quan, tổ chức, cá nhân nào cũng có điều kiện, năng lực tài chính để khắc phục thiệt hại, khôi phục hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh trở lại bình thường.

Để khắc phục thiệt hại về tài chính, nhanh chóng khôi phục đầu tư, sản xuất, kinh doanh thì việc các cơ quan, tổ chức, cá nhân có nguy hiểm về cháy, nổ mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc là hết sức cần thiết. 

Bên cạnh đó, nguồn kinh phí đóng góp từ bảo hiểm cháy, nổ của các doanh nghiệp bảo hiểm trích nộp cho cơ quan Cảnh sát PCCC góp phần không nhỏ vào việc đề phòng hạn chế tổn thất bằng các hình thức vật chất như: Hỗ trợ trang bị phương tiện, thiết bị PCCC cho lực lượng Cảnh sát PCCC và hình thức phi vật chất như hỗ trợ tuyên truyền, phổ biến pháp luật, kiến thức PCCC và bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc.

Nghị định 23 sẽ thay thế Nghị định số 130/2006/NĐ-CP và Điều 2 Nghị định số 46/2012/NĐ-CP, tạo hành lang pháp lý thuận lợi nhằm mở rộng diện tham gia bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc, có thêm nguồn lực góp phần bảo đảm công tác PCCC được tốt hơn, nâng cao nhận thức của các tổ chức, cá nhân trong công tác phòng ngừa rủi ro, tuân thủ các quy định PCCC;

Đẩy nhanh công tác kết quả giám định, từ đó tạo điều kiện để các doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường nhanh chóng, kịp thời, đầy đủ hơn, giúp cho tổ chức, cá nhân khôi phục đời sống, sản xuất kinh doanh, qua đó góp phần bảo đảm trật tự an toàn xã hội, môi trường đầu tư tốt hơn…

Tại Hội nghị, ban tổ chức đã phổ biến những quy định về bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc. Đồng thời, ghi nhận những ý kiến đề xuất, đóng góp từ các đại biểu với mục tiêu thực hiện thống nhất và đầy đủ các quy định của Nghị định 23.

Phú Lữ

Một ngôi chùa lâu đời ở Hàn Quốc đã bị thiêu rụi và người dân tại ngôi làng được UNESCO công nhận đã được lệnh sơ tán trong bối cảnh nước này vật lộn khống chế các đám cháy rừng tồi tệ đang hoành hành khắp vùng Đông Nam đất nước.

Ngày 25/3, Công an tỉnh Tây Ninh đã phối hợp cùng Cục Cảnh sát hình sự (Bộ Công an) lấy lời khai Đào Xuân Lộc (SN 1991, ngụ Đồng Nai), Nguyễn Tuấn Anh (SN 1993, ngụ Ninh Bình), Nguyễn Anh Duy (SN 1993, ngụ Bình Định) để làm rõ các tình tiết liên quan đến vụ cướp 2 triệu USD của bà P.T.M.L. (SN 1982, ngụ quận 3, TP Hồ Chí Minh).

Sau nửa ngày TAND cấp cao tại Hà Nội đã mở phiên tòa hình sự phúc thẩm xem xét đơn kháng cáo của bị cáo Trịnh Văn Quyết (cựu Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FLC) cùng đồng phạm trong vụ án “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, “Thao túng thị trường chứng khoán”, “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” xảy ra tại Tập đoàn FLC và các đơn vị liên quan, chiều 25/3, Hội đồng xét xử thông báo hoãn phiên tòa. 

Ngày 25/3, TAND TP Hồ Chí Minh đã tiến hành xét hỏi cựu Chủ tịch tỉnh An Giang Nguyễn Thanh Bình và 43 bị cáo trong vụ khai thác cát trái phép xảy ra tại tỉnh An Giang. HĐXX đã làm rõ hành vi, động cơ của từng bị cáo về việc tiếp tay cũng nhưng thực hiệc việc khai thác cát trái phép, thu lợi bất chính, gây thiệt hại cho Nhà nước gần 294 tỷ đồng. 

Ngày 25/3, TAND TP Cần Thơ mở phiên tòa xét xử và tuyên phạt các bị cáo Mai Công Hưng (SN 1985) 9 năm tù, Vũ Văn Huyền (SN 1983), Đoàn Bá Quỳnh (SN 1986), Lương Duy Long (SN 1986), mỗi bị cáo 5 năm tù và Phòng Ngô Phú Nhân (SN 1978, tất cả cùng ngụ TP Cần Thơ) 14 tháng 27 ngày tù (bằng thời gian tạm giam) cùng về tội nhận hối lộ.

9h40’ ngày 25/3, TAND cấp cao tại Hà Nội mở lại phiên tòa hình sự phúc thẩm xét xử bị cáo Trịnh Văn Quyết (cựu chủ tịch HĐQT Tập đoàn FLC) cùng đồng phạm vụ án “Thao túng thị trường chứng khoán”, “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.

Trưa 25/3, Thượng tá Phạm Minh Thọ, Trưởng phòng CSĐT tội phạm về ma túy Công an tỉnh Quảng Ngãi cho biết đã quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can và thực hiện lệnh bắt tạm giam Nguyễn Hữu Quyết (SN 1997; HKTT phường Hải Bình, thị xã Nghi Sơn, Thanh Hoá), để tiếp tục điều tra làm rõ hành vi sản xuất trái phép chất ma túy.

Trong mấy ngày gần đây, giá dừa tươi trên thị trường bắt đầu tăng, bình thường thị trường dao động từ 80.000-90.000 đồng/1 chục quả nhưng đến nay đã lên tới 120.000 đồng/ 1 chục quả. Trước diễn biến của thị trường khi mùa nắng nóng đang bắt đầu dự báo cũng sẽ tác động tới giá dừa xuất khẩu (XK).

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.