Phụ nữ có nhiều đóng góp quan trọng trong phát triển kinh tế của APEC

13:09 26/09/2017

Sáng 26-9, 200 đại biểu đến từ 21 nền kinh tế APEC, các đại biểu nhóm PPWE và đại diện các Bộ, ngành Việt Nam đã tham dự Diễn đàn Phụ nữ và Kinh tế APEC năm 2017, hội nghị Đối tác chính sách về Phụ nữ và Kinh tế APEC lần thứ 2 (PPWE2) do Bộ LĐ-TB&XH tổ chức tại TP Huế (tỉnh Thừa Thiên- Huế).


Phát biểu khai mạc hội nghị, Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Hồng Lan, cho biết, hội nghị Đối tác chính sách về Phụ nữ và Kinh tế APEC lần thứ 2 là sự kiện đầu tiên, quan trọng, mang tính chất then chốt, quyết định sự thành công của Diễn đàn Phụ nữ và Kinh tế APEC 2017. 

Diễn đàn là dịp để Việt Nam và các nền kinh tế APEC tiếp tục đóng góp vào thành tựu và nỗ lực chung. Để tiếp tục thúc đẩy những thành công và cũng cố vai trò, vị trí, đảm bảo cơ chế hoạt động hiệu quả của nhóm PPWE, các nhóm sẽ đại diện tham mưu cho các Bộ trưởng, Trưởng đoàn các nền kinh tế cùng nhau tích cực thảo luận và thống nhất đưa ra đề xuất thiết thực cho diễn đàn lần này.

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại hội nghị Đối tác chính sách về Phụ nữ và Kinh tế APEC lần thứ 2 được tổ chức tại TP Huế vào sáng 26-9.

“Mục đích của diễn đàn nhằm đảm bảo bình đẳng giới là vấn đề xuyên suốt và cần được thực hiện trong mọi lĩnh vực, các diễn đàn của APEC nhằm tăng cường sự tham gia của phụ nữ, thúc đẩy tiềm năng kinh tế của phụ nữ trong bối cánh thế giới đang thay đổi”, Thứ trưởng Đào Hồng Lan khẳng định.

Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Hồng Lan phát biểu khai mạc hội nghị.

Theo Thứ trưởng Lan, việc xây dựng và thực hiện các chính sách, chương trình có trách nhiệm giới trong APEC cần phải được thực hiện để tăng cường hơn nữa việc cộng tác và phối hợp lồng ghép vấn đề bình đẳng giới giữa các diễn đàn, trong mỗi diễn đàn hướng tới vì sự tiến bộ về kinh tế, xã hội của phụ nữ và bình đẳng giới của khu vực. Qua đó khẳng định phụ nữ có vai trò, đóng góp quan trọng trong phát triển kinh tế của APEC cũng như góp phần đưa ra các tiếp cận bình đẳng về kinh tế, lao động, việc làm cho cả phụ nữ và nam giới.

Với chủ đề về “Tăng cường sự hội nhập và nâng cao quyền năng kinh tế của phụ nữ trong một thế giới đang thay đổi” và 3 ưu tiên về: thúc đẩy bình đẳng giới vì tăng trưởng kinh tế bao trùm; nâng cao năng lực cạnh tranh và sáng tạo của các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa do phụ nữ làm chủ; thu hẹp khoảng cách giới trong phát triển nguồn nhân lực, các đại biểu tham dự hội nghị PPWE2 sẽ họp kín cấp làm việc, cập nhật, thảo luận và thống nhất nội dung công tác hàng năm của Diễn đàn; đưa ra các đề xuất, sáng kiến đóng góp cho Diễn đàn Phụ nữ và Kinh tế APEC 2017 nói riêng và APEC Việt Nam nói chung đồng thời hoàn thiện Văn kiện chính thức, Dự thảo Tuyên bố Bộ trưởng năm 2017 để trình lên các Bộ trưởng tại Đối thoại cao cấp.

Các đại biểu thuộc Nhóm Đối tác chính sách về Phụ nữ và Kinh tế APEC tham dự hội nghị

Đến thời điểm này, APEC 2017 Việt Nam đã đi được 2/3 chặng đường, đã và đang đạt được nhiều kết quả tốt đẹp.

Diễn đàn Phụ nữ và Kinh tế APEC năm 2017 gồm 3 sự kiện chính thức gồm: Hội nghị Đối tác chính sách về Phụ nữ và Kinh tế APEC (PPWE) lần thứ hai diễn ra vào ngày 26 và 27-9; Đối thoại công - tư về Phụ nữ và Kinh tế APEC (PPD WE) vào ngày 28-9 và Đối thoại chính sách cao cấp về Phụ nữ và Kinh tế (HLPD-WE) diễn ra ngày 29-9. 

Toàn cảnh hội nghị Đối tác chính sách về Phụ nữ và Kinh tế APEC lần thứ 2.

Ngoài ra, Diễn đàn còn có 8 sự kiện bên lề gồm Hội thảo chia sẻ kết quả nghiên cứu về phụ nữ trong kinh doanh bao trùm; Hội thảo Phụ nữ APEC vận dụng khoa học công nghệ và phát huy sức mạnh sáng tạo; Diễn đàn Phụ nữ và Giao thông vận tải APEC; Giải thưởng kinh doanh thành công trong APEC; Sự kiện Ẩm thực - Văn hóa - Sản phẩm của doanh nghiệp xã hội...

Anh Khoa

Vi đã sử dụng tài khoản Facebook ảo để nhắn tin làm quen với một người ở huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh. Sau một thời gian trò chuyện thân thiết, Vi nảy sinh ý định lừa đảo và giới thiệu người bạn mới đăng ký luyện thi và thi IELTS ở Trung tâm Tiếng Anh tại Huế để chiếm đoạt 164 triệu đồng...

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 là kỳ thi đầu tiên được tổ chức theo chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới 2018 với 4 môn thi. Trong đó, Ngữ văn và Toán là môn thi bắt buộc; 2 môn lựa chọn nằm trong các môn học được đánh giá bằng điểm số của chương trình lớp 12. Việc tăng gấp đôi mã đề các môn thi tự chọn, tổ chức đồng thời kỳ thi với 2 đề thi riêng cho 2 đối tượng thí sinh trên thực tế sẽ nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp trong khâu tổ chức thi. Do đó, các địa phương đề nghị Bộ GD&ĐT sớm có hướng dẫn chi tiết để tạo thuận lợi trong khâu chuẩn bị, góp phần hạn chế thấp nhất các nhầm lẫn, sai sót có thể xảy ra.

Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio ngày 16/4 cho biết rằng ông sẽ đóng cửa một văn phòng thuộc Bộ Ngoại giao có nhiệm vụ chống thông tin sai lệch, cáo buộc văn phòng này lãng phí tiền thuế của người dân.

50 năm trôi qua kể từ ngày thống nhất đất nước, với nữ chiến sĩ Biệt động Quân khu Sài Gòn - Gia Định năm xưa Vũ Minh Nghĩa (bí danh Chính Nghĩa), hôm nay vẫn nguyên vẹn hồi ức về những ngày tháng lịch sử ấy. Bà là nữ chiến sĩ duy nhất trong 15 chiến sĩ Biệt động Sài Gòn làm nên trận đánh gây tiếng vang vào Dinh Độc Lập trong Chiến dịch Tết Mậu Thân 1968. Và bà cũng là người cùng đoàn Quân Giải phóng tiến vào Dinh Độc Lập trong ngày 30/4/1975 sau khi chính quyền Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng…

Chúng tôi rời Đông Hà - tỉnh lỵ của tỉnh Quảng Trị vào một sáng tháng Tư, khi sương còn đọng trên mặt sông. Quốc lộ 9 đưa chúng tôi ngược lên phía Tây, qua Cam Lộ, Đakrông, những vùng đất mà con sông Thạch Hãn đi qua như máu chảy về tim. Chúng tôi đi tìm Non Mai, một ngọn núi không thấy tên trên bản đồ, không có địa chỉ hành chính rõ ràng, nhưng lại hiện lên rõ trong tâm tưởng người Quảng Trị - như cội nguồn của sông Thạch Hãn, như điểm tựa linh thiêng cho những khúc bi tráng bên bờ sông lửa.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.