Quản lý, khai thác tài nguyên nước cho sự phát triển vùng châu thổ Cửu Long

09:43 21/11/2020
Vùng châu thổ Cửu Long có điều kiện tự nhiên gắn với hệ thống sông ngòi, kênh, rạch; đất, nước, môi trường, hệ sinh thái, cảnh quan; các yếu tố kinh tế - xã hội tạo thành một mối tổng hòa và liên kết rất chặt chẽ với nhau.

Trong đó, vai trò của nước, được xác định là tài nguyên không gì thay thế được, là động lực phát triển chính của vùng; là nơi mà nước gắn với hoạt động của con người, tạo nên một nét văn hóa đặc trưng của vùng – đó là văn hóa sông nước.

Tại hội thảo tham vấn với chủ đề “Nước - Định hướng chiến lược vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL)”, tổ chức tại TP Cần Thơ, Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Trần Quốc Phương cho biết, ĐBSCL có điều kiện tự nhiên gắn với hệ thống sông, ngòi, kênh, rạch; đất, nước, môi trường, hệ sinh thái, cảnh quan; các yếu tố KT-XH; phong tục, tập quán, sinh kế, truyền thống canh tác, mùa vụ, tạo thành một mối tổng hòa và liên kết rất chặt chẽ với nhau.

Tuy nhiên, ĐBSCL đang đối mặt với nhiều thách thức, như việc khai thác, sử dụng nước quá mức đã làm thay đổi dòng chảy, giảm lượng phù sa, suy giảm nguồn lợi thủy sản, xâm nhập mặn vào sâu trong nội đồng. Đặc biệt, biến đổi khí hậu (BĐKH), nước biển dâng đang diễn ra nhanh hơn dự báo, gây ra những hiện tượng thời tiết cực đoan, làm ô nhiễm môi trường, mất cân bằng sinh thái, sụt lún đất, sạt lở bờ sông, bờ biển, ngập lụt tại các đô thị…

Trong bối cảnh đó, các ngành, các cấp đã ban hành và thực thi nhiều chương trình, dự án, quy hoạch, kế hoạch, song những biện pháp này chủ yếu để ứng phó mang tính cục bộ theo ngành, lĩnh vực và từng địa phương riêng rẽ, mà thiếu tính tổng thể, liên kết giữa ngành, địa phương một cách dài hạn trên toàn vùng nên chưa mang lại hiệu quả thiết thực cho ĐBSCL.

Trước đó, Nghị quyết 120/NQ-CP ngày 17/11/2017 của Chính phủ về phát triển bền vững vùng ĐBSCL thích ứng với BĐKH đã nhấn mạnh: “Lấy tài nguyên nước là yếu tố cốt lõi, là cơ sở cho việc hoạch định chiến lược, chính sách, quy hoạch phát triển vùng, cần phải được quản lý tổng hợp trên toàn lưu vực. Bên cạnh tài nguyên nước ngọt, cần coi nước lợ, nước mặn cũng là nguồn tài nguyên thiên nhiên để phát triển kinh tế…”.

Với quan điểm “biến thách thức thành cơ hội”, bên cạnh tài nguyên nước ngọt, cần coi nước lợ, nước mặn cũng là nguồn tài nguyên thiên nhiên để phát triển kinh tế. Theo đó, quy hoạch vùng mới cần chuyển “sống chung với lũ” sang “chủ động sống chung với lũ, ngập, nước lợ, nước mặn”; khai thác hợp lý tiềm năng tài nguyên nước lợ, nước mặn ở vùng ven biển phục vụ phát triển KT-XH.

Nước được xác định là tài nguyên không gì thay thế được, là động lực phát triển chính của vùng châu thổ Cửu Long.

Các biện pháp khôi phục không gian tích trữ lượng nước thừa gây ngập lụt trong cao điểm mùa mưa lũ để điều tiết cho mùa kiệt sẽ gia tăng độ ẩm mặt đất cả vùng và duy trì dòng chảy ra biển để cân bằng sinh thái với điều kiện hệ thống công trình thủy lợi phải được cải tiến, vận hành trên nguyên tắc “tôn trọng sự chuyển động của nước một cách chủ động, thân thiện nhất” là yêu cầu căn cơ nhất để đảm bảo cho châu thổ Cửu Long thích ứng với BĐKH.

Dòng chảy nguồn nước tích trữ điều tiết về cuối nguồn giao hòa với biển phải được lưu thông, chuyển động theo quy luật để phục hồi phần nước lợ từ bao đời đã tạo nên hệ sinh thái ven biển đặc thù phong phú.

“Biển rất cần nước ngọt của sông vì nước ngọt mang dinh dưỡng ra cho biển, làm cho độ mặn, nhiệt độ nước biển vừa phải. Cá biển rất cần vào, ra cửa sông để sinh sản và ngược lại tôm, cá sông cần biển. Chẳng hạn như tôm càng xanh là loài nước ngọt, nhưng khi mang trứng thì phải bơi ra vùng nước lợ để đẻ, sau đó tôm con di chuyển ngược dần lên vùng ngọt. Cá kèo thì sinh sản ở vùng cửa sông”, Th.S Nguyễn Hữu Thiện, chuyên gia độc lập về sinh thái ĐBSCL, cho biết.

Phân tích dữ liệu từ những đợt hạn hán trong 4 năm qua cho thấy, lưu lượng nước trên sông Mekong về ĐBSCL ở mức dưới 1.600m³/s, giảm trên 1.200m³/s so với mức bình quân trong quá khứ. Diễn biến trong điều kiện thời tiết cực đoan này cũng đặt ra yêu cầu các giải pháp trữ nước cần phải tính đến các tình huống lưu lượng nước ngọt thượng nguồn Mekong đổ về ĐBSCL ở mức suy kiệt và con số 422 tỉ m³/năm mà các cơ quan chức năng ghi nhận trước đây không còn phản ánh đúng hiện trạng.

Do đó, cùng với khôi phục không gian trữ nước đầu nguồn thì không gian trữ nước trong mùa mưa lũ trên đồng ruộng, kênh mương, ao hồ,… các khu đất ngập nước ở vùng giữa, giáp mặn để chủ động nguồn nước nội vùng và góp phần điều tiết tăng cường độ dòng chảy nước ngọt về phía ven biển trong mùa kiệt, giảm bớt mặn xâm nhập sâu về phía thượng nguồn cũng cần được thực hiện trên cơ sở điều chỉnh sản xuất phù hợp…

Trên thực tế, khi xây dựng Quy hoạch vùng ĐBSCL, Liên danh tư vấn Royal Haskoning DHV & GIZ đã đề xuất chia vùng thành 3 tiểu vùng, bao gồm vùng nước ngọt (lùi vùng ngọt vào khu vực an toàn tự nhiên, không can thiệp); vùng chuyển tiếp (chấp nhận ngọt - mặn theo mùa, chỉ điều tiết, không ngăn mặn) và vùng mặn (tuần hoàn nước biển, phát triển thủy sản và phục hồi sinh thái); đồng thời có các giải pháp cụ thể cho cả 3 vùng này trong cả trung và dài hạn.

Chẳng hạn, với vùng nước ngọt ở khu vực Đồng Tháp Mười và Tứ giác Long Xuyên, giải pháp là bỏ lúa vụ 3, phát triển sinh kế dựa vào lũ; xả lũ vào ruộng; không phát triển thành vùng trữ nước quanh năm; sử dụng hệ thống cống ở đê bao hiện hữu vào mục đích điều tiết lũ cực đoan chống thiên tai… Hay với vùng nước mặn bán đảo Cà Mau, giải pháp là phát triển hệ thống tuần hoàn nước mặn; chuyển đổi nuôi trồng thủy sản độc canh sang đa canh bền vững; cấm khai thác nước ngầm ở vùng ven biển; làm đê chắn sóng bảo vệ bờ…

Trong khi đó, đề cập các định hướng giải quyết các vấn đề do nước gây ra, Bộ KH&ĐT cho rằng, việc phát triển thủy lợi ở ĐBSCL phải đáp ứng nhu cầu phát triển KT-XH, đặc biệt cho nền nông nghiệp thích ứng với BĐKH, có giá trị gia tăng; đảm bảo nhu cầu thị trường trong nước, hội nhập sâu, rộng vào thị trường quốc tế; có giải pháp ứng phó, giảm nhẹ rủi ro khi có thiên tai, với kịch bản bất lợi nhất trong phát triển tài nguyên; sử dụng hợp lý tài nguyên; góp phần bảo vệ, phục hồi hệ sinh thái, phát triển bền vững…

Đức Văn

TAND TP Hồ Chí Minh đang tiếp tục xét xử vụ án xảy ra tại Công ty TNHH Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil (gọi tắt Xuyên Việt Oil). Đáng lưu ý, trong vụ án này, cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre Lê Đức Thọ bị đưa ra xét xử 2 tội danh: “Nhận hối lộ” và “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi” với số tiền "khủng" khiến dư luận xôn xao. Từ những "món quà" đó, cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre sở hữu nhiều xe ô tô, đồng hồ đắt tiền và nhiều tài sản có giá trị khác.

Để chứng minh năng lực kinh nghiệm của mình, Liên danh Công ty cổ phần Xây lắp Thủy sản II và Công ty cổ phần Xây dựng vận tải đầu tư kinh doanh nhà Hải Đăng đã “phù phép” biến dự án xây dựng mà liên doanh đã thực hiện có tổng trị giá khoảng 59 tỷ đồng thành dự án 147 tỷ đồng để đủ điều kiện dự thầu và sau đó trúng thầu dự án có tổng trị giá hơn 190 tỷ đồng ở huyện Cần Giờ, TP Hồ Chí Minh.

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump ngày 21/11 đã đề cử cựu Tổng chưởng lý bang Florida Pam Bondi, 59 tuổi, làm Tổng chưởng lý Mỹ, nhanh chóng thay thế cựu ứng cử viên Matt Gaetz sau khi ông này rút lui.

Ngày 21/11, phiên tòa sơ thẩm xét xử bị cáo Mai Thị Hồng Hạnh (cựu Giám đốc kiêm Chủ tịch HĐTV Công ty TNHH Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil - Xuyên Việt Oil), cùng 14 đồng phạm về những sai phạm nghiêm trọng liên quan đến lĩnh vực kinh doanh xăng dầu tiếp tục diễn ra với phần xét hỏi của đại diện VKS và các luật sư. 

Liên quan đến vụ việc nhóm học sinh vi phạm giao thông trên đường Nguyễn Trãi được Báo CAND đăng tải, chiều 21/11, Đội CSGT số 7 (Phòng CSGT Công an TP Hà Nội) phối hợp với Đội CSGT-TT Công an quận Thanh Xuân đã có buổi làm việc với Ban giám hiệu Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng (quận Thanh Xuân, Hà Nội) cùng phụ huynh và các em học sinh.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文