Quan tâm đến giáo dục cho người khuyết tật, học sinh dân tộc thiểu số

17:36 15/11/2018
Thảo luận tại hội trường về Luật Giáo dục vào ngày 15-11, vấn đề nhiều đại biểu quan tâm đó là giáo dục những người khó khăn, thiệt thòi hơn so với các đối tượng khác trong xã hội đó là người khuyết tật và học sinh ở vùng sâu, vùng xa, dân tộc thiểu số…


Cần chính sách hỗ trợ cho người khuyết tật

Trăn trở với việc tạo điều kiện tốt  nhất cho học sinh khuyết tật, đại biểu Nguyễn Thị Phúc (Bình Thuận) cho rằng dự thảo có ưu tiên tạo điều kiện, chính sách hỗ trợ cho người khuyết tật thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập nhưng điều khoản còn chung chung, chưa được thể hiện đầy đủ và hợp lý để bảo đảm một hệ thống giáo dục hòa nhập và không phân biệt đối xử.

Đại biểu đề nghị bổ sung một khoản về ngôn ngữ của người khuyết tật, cụ thể là chữ viết nổi cho người khiếm thị và thủ ngữ cho người khiếm thính. Đây là yếu tố then chốt nhằm hỗ trợ việc hòa nhập cộng đồng và loại bớt rào cản cho người khuyết tật.

Về trường lớp dành cho người khuyết tật, đại biểu đề nghị khoản 1 Điều 62 bỏ 2 từ "khuyến khích" và được ghi lại là: nhà nước thành lập trung tâm dành cho người khuyết tật đối với các tỉnh hoặc khu vực trung tâm, nhiều người khuyết tật cần thành lập trường cho người khuyết tật để người khuyết tật có thể tham gia vào hệ thống giáo dục công.

Đại biểu Triệu Thanh Dung (Cao Bằng) tham gia ý kiến.

Cũng quan tâm đến vấn đề này, đại biểu Triệu Thanh Dung (Cao Bằng) cho biết trên thực tế còn có nhiều trường chuyên, trường năng khiếu hay trường lớp dành cho người khuyết tật còn thiếu giáo viên, thiếu cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ học tập do chưa có sự quan tâm đầu tư đúng mức. “Do đó, tôi đề nghị Chính phủ cần tiếp tục nghiên cứu có chính sách thật sự cụ thể, đột phá trong đào tạo, bồi dưỡng” –đại biểu nêu ý kiến.

Đại biểu Trần Thị Hiền (Hà Nam) đánh giá trong dự thảo luật, các quy định về ngôn ngữ, chữ viết sách giáo khoa hoàn toàn chưa phù hợp và chưa đề cập gì đến việc bảo đảm tiếp cận giáo dục của người khuyết tật. Phạm vi sách giáo khoa tại khoản 2 Điều 30 chỉ bao gồm sách in, sách giáo khoa, điện tử và học liệu, không đề cập đến sách nói, chữ nổi của người khiếm thị, khiếm thính. 

Phạm vi ngôn ngữ, chữ viết tại Điều 9 chỉ bao gồm tiếng Việt, ngoại ngữ, tiếng nói và chữ viết của người dân tộc thiểu số, chưa đề cập đến ngôn ngữ, ký hiệu dành cho người khuyết tật. 

“Tôi cho rằng việc sửa đổi Luật Giáo dục chính là cơ hội quý báu, cơ hội vàng để thực hiện sự điều chỉnh hợp lý về chính sách, thông qua việc tạo thuận lợi cho việc học chữ nổi, chữ viết in thay thế, ngôn ngữ ký hiệu, các phương tiện và hình thức giao tiếp khác” – đại biểu kiến nghị.

Đại biểu Trần Thị Hiền (Hà Nam)

Ưu tiên cho học sinh dân tộc thiểu số

Về chính sách giáo dục cho học sinh miền núi, đại biểu Giàng A Chu  (Yên Bái) đề nghị việc thành lập trường phổ thông dân tộc bán trú, trường phổ thông có bán trú là không phụ thuộc vào 3 khu vực theo trình độ phát triển. 

Đại biểu kiến nghị “Nếu xã, thôn bản 135 mà ra khỏi chương trình 135 thì cự ly của các cháu không thay đổi, việc các cháu từ thôn, từ bản đến các điểm trường đó không hề thay đổi. Nếu ra khỏi 135, hết chính sách hỗ trợ bán trú là không đúng. Hiện nay, chúng ta đang thực hiện như vậy, một số xã ở vùng sâu, vùng xa khi hết chương trình 135, cơ sở vật chất đã được đầu tư rất khang trang thì hiện nay lại lãng phí, đồng thời các cháu phải đi ăn nhờ, ở đậu tất cả các nơi. Việc đó cần phải sửa lại” .

Vấn đề này, đại biểu Triệu Thanh Dung cho rằng, nên ưu tiên đầu tư cho sinh viên cử tuyển và bố trí việc làm cho họ sau khi ra trường để khắc phục được tình trạng thiếu cán bộ người dân tộc thiểu số từ cấp cơ sở đến cấp trung ương như hiện nay. Đại biểu Dung kiến nghị “Cử tri vùng đồng bào dân tộc thiểu số mong muốn có những cán bộ người dân tộc mình hiểu tiếng nói, phong tục tập quán của mình và gắn bó lâu dài với địa phương.

Thu Thuỷ

Lực lượng phòng vệ dân sự Lebanon ngày 23/11 cho biết một cuộc không kích dữ dội ở trung tâm Beirut đã khiến ít nhất 11 người thiệt mạng, làm rung chuyển thủ đô khi Israel tấn công nhóm vũ trang Hezbollah.

Thời gian gần đây, một số người tham gia giao thông ở TP Hồ Chí Minh có hành vi sử dụng vũ lực, côn đồ hung hãn sau khi xảy ra va chạm giao thông, thậm chí gây án mạng. Từ những ứng xử thiếu văn hóa như trên đã dẫn đến những hậu quả đáng tiếc, hệ lụy lâu dài cho bản thân họ, gia đình và xã hội.

Liên quan đến vụ tai nạn xe chở rác BKS 75C-044.83 khi đi qua cầu treo Bình Thành (xã Bình Thành, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế) bất ngờ gặp tai nạn rơi xuống sông làm 2 người mất tích như Báo CAND đã thông tin, sáng nay (23/11), lực lượng cứu nạn cứu hộ (CNCH) đã tìm thấy được 2 thi thể trên sông.

Thanh tra Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 2414/TB-TTCP thông báo kết luận thanh tra việc tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp cổ phần hóa sang kinh doanh đất, xây dựng nhà ở giai đoạn 2011-2021 tại Bộ Giao thông vận tải (GTVT).

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa công bố Dự thảo quy chế tuyển sinh đại học năm 2025, trong đó có nhiều điểm mới về xét tuyển sớm như quy định các trường đại học không được dành quá 20% chỉ tiêu để xét tuyển sớm, riêng xét học bạ phải dùng điểm cả năm lớp 12 thay vì dùng điểm 3-5 kỳ như hiện nay.

Ngày 23/11, Công an thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hoá thông tin, đã ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam đối tượng Vũ Minh Dương (SN 2006), trú tại xã Hoạt Giang, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hoá để điều tra tội “Chống người thi hành công vụ”.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文