Quốc hội thông qua Nghị quyết về Chương trình giám sát 2020

10:23 10/06/2019
Với 446/447 đại biểu tán thành, (chiếm 92,15%), sáng nay (10-6), Quốc hội thông qua Nghị quyết về Chương trình giám sát năm 2020.

Sáng 10-6, Quốc hội làm việc tại hội trường biểu quyết thông qua Nghị quyết về Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2020.

Báo cáo tiếp thu, giải trình ý kiến đại biểu Quốc hội về dự thảo Nghị quyết về Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2020, Tổng thư ký - Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, về cơ bản, các đại biểu Quốc hội tán thành với nội dung Tờ trình và dự kiến chương trình giám sát của Quốc hội năm 2020. Về giám sát chuyên đề, chuyên đề về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em” đã được đa số đại biểu Quốc hội lựa chọn với tỷ lệ 79,13% để tiến hành giám sát tối cao tại kỳ họp thứ 9 (tháng 5-2020).

Ngoài ra, có ý kiến đề nghị mở rộng phạm vi giám sát đối với chuyên đề về trẻ em, theo đó, nên chọn tên chuyên đề là “việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ trẻ em”; đồng thời, cần xác định rõ phạm vi về mặt thời gian thực hiện giám sát.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, tình trạng xâm hại trẻ em thời gian vừa qua đang là vấn đề nóng của xã hội, được cử tri và nhân dân cả nước đặc biệt quan tâm. Việc lựa chọn nội dung chuyên đề theo đề xuất của Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhằm bảo đảm tính chuyên sâu, hiệu quả của chuyên đề và phù hợp với thời gian, nguồn lực của Quốc hội. 

Bên cạnh đó, Luật Trẻ em mới được ban hành tại kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIII và có hiệu lực kể từ tháng 6-2017, nên các chính sách liên quan đến bảo vệ trẻ em đang tiếp tục được triển khai thực hiện. Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ tiếp tục giao các cơ quan của Quốc hội tăng cường giám sát, trường hợp cần thiết sẽ tổ chức các phiên giải trình để bảo đảm thực hiện có hiệu quả các quy định của Luật Trẻ em. Do vậy, xin được giữ như dự kiến.

Có một số ý kiến đề nghị bổ sung giám sát nội dung về: việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm chất lượng đào tạo nhân lực cho ngành y tế; việc thực hiện chính sách, pháp luật về hoạt động báo chí; việc quản lý, sử dụng, chuyển đổi sở hữu công sản của nhà nước; việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ và hiệu quả của các cơ quan dân cử; vấn đề tăng giá điện; tình hình thực hiện Luật Giao dịch điện tử.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy, các vấn đề nêu trên đều là những nội dung được quan tâm và cũng đã được Tổng Thư ký Quốc hội tổng hợp trong số 183 đề xuất giám sát từ 77 cơ quan. Đa số đại biểu Quốc hội đã thống nhất chọn chuyên đề giám sát như trong Tờ trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Các nội dung cần giám sát mà đại biểu Quốc hội đề xuất sẽ được các Ủy ban của Quốc hội nghiên cứu tổ chức giám sát hoặc tổ chức các phiên giải trình.

Về số lượng chuyên đề giám sát, có ý kiến đề nghị Quốc hội cần tiếp tục tiến hành giám sát tối cao theo chuyên đề tại 2 kỳ họp như thông lệ.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy, cùng với các lý do như đã nêu tại Tờ trình số 387/TTr-UBTVQH14 về dự kiến chương trình giám sát của Quốc hội, năm 2020 cũng là thời gian phải triển khai việc hợp nhất các đơn vị cấp xã, phường, thôn, tổ dân phố theo Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII và Nghị quyết số 653/2019/UBTVQH14 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Ngoài ra, theo quy định của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân, tại kỳ họp cuối năm của năm cuối nhiệm kỳ, Quốc hội sẽ tiến hành xem xét các báo cáo và chất vấn về việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề và chất vấn, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về chất vấn. Do đó, để bảo đảm tính khả thi và hiệu quả của chương trình giám sát, đề nghị được giữ như đề xuất.

Có một số ý kiến đề nghị nâng cao chất lượng và tính chuyên nghiệp trong hoạt động giám sát như: cải tiến phương thức hoạt động giám sát, hoạt động chất vấn, hoạt động “hậu giám sát”, bổ sung công cụ giám sát, tổ chức triển khai hoạt động của các đoàn giám sát, điều hòa hoạt động giám sát, giải quyết kiến nghị giám sát, công tác thông tin báo chí, việc tổ chức các đoàn giám sát…; đề nghị có sự phối hợp chặt chẽ giữa hoạt động giám sát tối cao của Quốc hội với hoạt động của Ủy ban Kiểm tra Trung ương…

Tổng thư ký- Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội, trong quá trình triển khai chương trình giám sát, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ chỉ đạo các cơ quan hữu quan bám sát các quy định của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân, Nghị quyết số 334/2017/UBTVQH14 ngày 11/01/2017 kèm theo Quy chế tổ chức thực hiện một số hoạt động giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, các Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội; đồng thời, tiếp tục nghiên cứu, điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội.  

Với 446/447 đại biểu tán thành (chiếm 92,15%), Quốc hội đã bấm nút thông qua Nghị quyết về Chương trình giám sát của Quốc hội  năm 2020.

Thu Thuỷ

Tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội Khóa XV đã thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) với nhiều nội dung mới, trong đó lần này đặc biệt nhấn mạnh di sản văn hóa là một nguồn lực quan trọng góp phần phát triển bền vững đất nước. Tuy nhiên, thực tế hiện nay đang đặt ra vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị di sản trước sự thúc ép phát triển hạ tầng đô thị tại nhiều địa phương và sự nhận thức chưa thực sự đầy đủ, trách nhiệm của các bên liên quan.

Sáng 30/12, Đại tá Nguyễn Hà Lai, Phó Giám đốc, Thủ trưởng Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Quảng Nam cho biết, Công an tỉnh đang phối hợp với Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an tiến hành giám định xác định nguyên nhân vụ 2 người nước ngoài tử vong tại một biệt thự du lịch trên địa bàn xã Cẩm Thanh, TP Hội An.

Từ các cuộc thăm dò ý kiến ​​đến các cuộc vận động tranh cử, mọi con mắt đều đổ dồn vào cuộc đối đầu giữa hai ứng viên Kamala Harris và Donald Trump vào ngày 5/11 vừa qua, có thể nói, cuộc bầu cử Tổng thống tại Mỹ thu hút sự chú ý toàn cầu trong suốt năm 2024.

Ngày 16/1/2025, TAND TP Hà Nội sẽ mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử vụ án “Đưa hối lộ”, “Nhận hối lộ” và “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” xảy ra tại tỉnh Lâm Đồng và một số địa phương liên quan. Hội đồng xét xử gồm 5 thành viên do Thẩm phán Trần Nam Hà làm Chủ tọa phiên tòa, ngoài ra còn có các thẩm phán và hội thẩm nhân dân dự khuyết. 

Trước lệnh cấm sản xuất, kinh doanh và sử dụng thuốc lá điện tử có hiệu lực từ 1/1/2025, nhiều cửa hàng và cá nhân kinh doanh ồ ạt thanh lý hàng tồn kho. Trên mạng xã hội, các bài đăng bán thuốc lá điện tử với mức giá giảm sâu xuất hiện dày đặc, từ các trang cá nhân đến hội, nhóm mua bán. Tuy nhiên, việc này tiềm ẩn rủi ro lớn về sức khỏe và pháp lý, đòi hỏi người tiêu dùng cần hết sức cẩn trọng.

Từ tháng 11 cho đến tháng 4 năm sau, Gia Lai bước vào mùa đẹp nhất với những con đường trải đầy sắc vàng hoa dã quỳ hoặc được bao phủ bởi màu trắng tinh khôi của bạt ngàn hoa cà phê. Phố núi Tây Nguyên hiện lên quyến rũ đến lạ thường, nhất là khi các hoạt động văn hóa truyền thống được hòa quyện và phát triển cùng các tour du lịch cộng đồng đặc sắc, mang những nét rất riêng không nơi nào có được.

Ngày 24/12 (giờ địa phương), tại New York, Đại hội đồng Liên hợp quốc (LHQ) đã thông qua Công ước LHQ về chống tội phạm mạng, đánh dấu một cột mốc lịch sử trong nỗ lực toàn cầu nhằm đối phó với tội phạm trong thời đại số. Đặc biệt, theo Điều 64 của Công ước, văn kiện này sẽ được mở ký tại Thủ đô Hà Nội trong năm 2025 và mang tên gọi “Công ước Hà Nội”.

Để kịp giải ngân nguồn vốn 150 tỷ Trung ương hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai trước ngày 31/12/2024, tỉnh Hà Tĩnh đã ra văn bản đốc thúc các chủ đầu tư của 7 dự án sửa chữa, khắc phục hậu quả thiên tai đang được triển khai trên địa bàn. Mặc dù đã rất nỗ lực song một số dự án trong số này có nguy cơ không kịp về đích đúng tiến độ.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文