“Riêng về sự cố Formosa, Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu hoàn toàn trách nhiệm”

16:36 15/11/2016
Đó là thừa nhận của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (TNMT) Trần Hồng Hà - vị “Tư lệnh” ngành thứ hai đăng đàn trả lời chất vấn, chiều nay, 15-11.

Đại biểu Phạm Đình Cúc (Bà Rịa – Vũng Tàu) cho rằng, có tình trạng xảy ra ô nhiễm nhưng không có cơ quan nào đứng ra nhận trách nhiệm nên việc xử lý, khắc phục khó khăn. Bộ trưởng cho biết nguyên nhân là gì, hướng xử lý ra sao?

Giải trình vấn đề này, Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho biết, theo phân định quản lý Nhà nước từ Trung ương tới địa phương, những dự án ở Trung ương do Bộ TNMT phụ trách còn ở địa phương quản lý toàn diện về môi trường và dự án phân cấp ở địa phương. Nên khi vụ việc xảy ra gắn được trách nhiệm cụ thể chứ không phải không thể.

ĐBQH Phạm Đình Cúc

Tuy nhiên, việc phối hợp, quy định giải quyết giữa Trung ương và địa phương chưa thực sự rõ ràng. Cần giải quyết bằng những quy định cụ thể, từ cơ quan quản lý Trung ương, địa phương, trách nhiệm mỗi cấp.

Hiện tại việc phê duyệt đánh giá tác động môi trường là do Trung ương, nhưng cấp phép thì do địa phương. Do đó cần xem xét trong luật, thống nhất xác định trách nhiệm thông suốt, từ phê duyệt, giám sát đến khi hoạt động.

Trên thực tế theo cảm nhận của tôi, cơ quan Trung ương không thể đảm đương hết được việc xử lý môi trường ở địa phương. Cần nghiên cứu, tính toán phân cấp rõ hơn trách nhiệm cho địa phương, tạo điều kiện về tổ chức bổ máy, thiết bị nguồn lực để thực hiện. Việc kiểm soát môi trường tốt nhất là các cơ quan quản lý ở địa phương.

Về đánh giá tác động môi trường, Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho rằng, công cụ quản lý của chúng ta hiện nay chưa thực sự sắc bén, thậm chí có công cụ không còn thực chất. Đánh giá tác động môi trường thấy rõ nhất. Việc dự án ban đầu mới có ý tưởng mà muốn được đầu tư phải có báo cáo đánh giá tác động môi trường. Nhưng đánh giá tác động môi trường chỉ mang tính dự báo, là công cụ dự báo, chưa giúp cho quá trình thẩm tra, xử lý, điều chỉnh.

Bộ trưởng Trần Hồng Hà

Khi đánh giá, thông thường doanh nghiệp mới đề cập một nội dụng, bộ phận dự án. Còn khi triển khai có cả liên hợp dự án thì do việc đánh giá tác động ở những thời điểm khác nhau, nên không thấy tác động tổng thể lên môi trường, không nhìn được tổng thể các hạng mục.

Đại biểu Nguyễn Ngọc Phương (Quảng Bình) tiếp tục bày tỏ sự băn khoăn và lo lắng về sự cố Formosa. “Xin Bộ trưởng cho biết, cơ sở nào để đảm bảo tính vững chắc Công ty Formosa sẽ không gây ô nhiễm trong thời gian tới?” – ông chất vấn.

Bộ trưởng Trần Hồng Hà khẳng định, việc khắc phục sự cố do Formosa gây ra là nhiệm vụ mà Bộ TNMT đặc biệt quan tâm. Trước tiên là dồn sức giải quyết hậu quả, khắc phục đời sống của người dân cả trước mắt và lâu dài.

“Riêng về sự cố  Formosa, Bộ TNMT là cơ quan chịu hoàn toàn trách nhiệm” – “Tư lệnh” ngành TNMT thừa nhận. Ông cho biết, Bộ TNMT đã thành lập đoàn liên ngành, gồm nhà khoa học cùng nhau xem xét kế hoạch, yêu cầu doanh nghiệp có biện pháp khắc phục và lộ trình xử lý cụ thể.

Trong quá trình Formosa khắc phục hậu quả thì có Tổ công tác do Viện Hàn lâm Khoa học-công nghệ phối hợp Bộ TNMT trực tiếp giám sát 24/24 về nước thải khí thải và chất thải rắn. Về biện pháp xử lý, đặt ra yêu cầu quy định. Nếu quy chuẩn chưa có thì áp dụng mức cao nhất. Còn công nghệ xử lý nước thải phát sinh từ các nhà máy luyện cốc, cảng của Formosa thì đều được xem xét có quy trình xử lý cụ thể. Đồng thời luôn tính toán nếu xảy ra sự cố thì có biện pháp phòng ngừa, ứng phó (có hồ). Các thông số được theo dõi qua thiết bị, chuyển về Sở TNMT Hà Tĩnh và Bộ TNMT.

ĐBQH Nguyễn Ngọc Phương

“Chúng tôi có tính toán tồn tại công nghệ sản xuất, từ nay đến 2018 Formosa mới hoàn thành thì yêu cầu tái tuần hoàn xử lý chất thải. Cuối đường ống có bồn sinh học rộng hơn 10ha xử lý đáp ứng quy chuẩn môi trường, áp dụng quy chuẩn như Hàn Quốc với nguồn thải cuối cùng. Nước thải dùng để xử lý sinh học, đồng thời trong hồ yêu cầu thả cá, trồng thực vật để trước khi nguồn nước thải thải ra môi trường đảm bảo an toàn tuyệt đối” – Bộ trưởng phân tích.

Theo ông, Formosa thống nhất thực hiện phương án và trên tinh thần xây dựng nhà máy đảm bảo an toàn môi trường, duy trì lâu dài và phát triển bền vững ở địa phương. Còn Bộ TNMT đang thiết kế hệ thống giám sát toàn diện môi trường biển ở 4 địa phương. Các thông số hoàn toàn kiểm soát được nguồn thải của Formosa.

Về chất thải rắn và bùn thải nguy hại, Bộ TNMT yêu cầu Formosa trong thời gian chưa ký hợp đồng với các doanh nghiệp đủ tiêu chuẩn xử lý thì được lưu giữ trong kho đối với chất thải nguy hại; đồng thời phối hợp tỉnh Hà Tĩnh thúc đẩy nhanh tiến độ đầu tư các nhà máy xử lý chất thải nguy hại ở đây. Hiện với bùn thải, chất thải công nghiệp, phía Formosa có hợp đồng ký kết với doanh nghiệp về lưu giữ và xử lý.

Còn với chất xỉ đáy, trên thế giới có thể sử dụng làm vật liệu thay thế vật liệu xây dựng. Bởi vậy Bộ TNMT yêu cầu Formosa tìm các đối tác chuyển số xỉ đáy thành nguyên liệu tái chế, vật liệu xây dựng.

“Đề nghị Bộ Xây dựng sớm phối hợp ban hành quy chuẩn kỹ thuật về vật liệu xây dựng để chất thải rắn xỉ than, xỉ đáy của Formosa có thể trở thành thương mại, vận chuyển, kinh doanh một cách bình thường” – Bộ trưởng nói.

Q.Vinh

Đối tượng mạo danh là “Trưởng phòng Công an TP Đà Nẵng”, sau đó thông báo số điện thoại của nạn nhân liên quan đến việc làm ăn phi pháp; đồng thời đe dọa, yêu cầu nạn nhân cầm sổ đỏ và chuyển tiền để chứng minh mình không vi phạm. Hậu quả, nạn nhân sập bẫy Công an giả sau 2 lần chuyển tổng cộng mất hơn 2 tỷ đồng...

Tại cơ quan điều tra, Luận khai nhận, 1 quả thận được Luận mua với giá từ 380 triệu đến 450 triệu đồng, sau đó môi giới bán cho người mua có nhu cầu ghép thận với giá dao động từ 1 tỷ đến 1,45 tỷ đồng. Trong khi Luận đang tổ chức ca môi giới ghép thận vào ngày 20/12/2024 thì bị lực lượng Công an phát hiện, bắt giữ.

Đây là ý kiến chỉ đạo của Trung tướng Nguyễn Văn Long, Thứ trưởng Bộ Công an, Tổ phó Thường trực Tổ công tác Đề án 06 của Chính phủ tại Hội nghị triển khai Sổ Sức khỏe điện tử, cấp Phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng VNeID; triển khai bệnh án điện tử, thúc đẩy kết nối, liên thông dữ liệu giữa Bệnh viện Bạch Mai với Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh và đẩy mạnh triển khai các nội dung của Đề án 06 trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, chiều 23/12.

Trước những dấu hiệu bất thường liên quan đến việc lập, phê duyệt quy hoạch, thực hiện dự án Cụm công nghiệp vừa và nhỏ Lâm Bình (huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh), Thanh tra Bộ Xây dựng vừa có văn bản yêu cầu địa phương này làm rõ, đồng thời có văn bản báo cáo Thanh tra Bộ trước ngày 25/12/2024.

Nam thanh niên khai tên là Nguyễn Trần Huy, SN 2007, trú tại thôn Lê, xã Minh Thanh, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang đang trên đường chở pháo về thì bị CSGT phát hiện, bắt giữ.

Ngày 24/12, tại Công an tỉnh Tuyên Quang, Bộ Công an tổ chức Hội thảo khoa học “Nhận diện xu hướng dịch chuyển của tội phạm và vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự lên không gian mạng”. Trung tướng Lê Quốc Hùng, Uỷ viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Lý luận Bộ Công an chủ trì Hội thảo.

Năm 2024 ghi dấu mốc quan trọng với việc 19 tập đoàn, tổng công ty đã hoàn thành tốt nhiệm vụ sản xuất kinh doanh (SXKD), bảo đảm vai trò của doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) trong việc phục hồi phát triển kinh tế, xã hội (KTXH), bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, cung ứng điện, than, xăng dầu... cho phát triển KTXH, bảo toàn vốn và các nguồn lực Nhà nước giao.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文