"Sáng kiến" lập pháp đầu tiên chưa thuyết phục được Thường vụ Quốc hội

08:49 19/08/2017
Ngày 18-8, cũng là ngày làm việc cuối cùng của Phiên họp thứ 13, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về Luật hành chính công – "sáng kiến" lập pháp đầu tiên của một đại biểu Quốc hội – đại biểu Trần Thị Quốc Khánh (Hà Nội).

Thẩm tra dự án này, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Nguyễn Khắc Định cho rằng: Các ý kiến tham gia đều đánh giá những lý do về sự cần thiết ban hành Luật được nêu trong Tờ trình chưa có tính thuyết phục.

Tờ trình chưa xác định được những tồn tại, bất cập cụ thể trong các quy định của pháp luật hiện hành; chưa lý giải, làm rõ được luật sẽ giải quyết được những thiếu sót, bất cập cụ thể nào của nền hành chính nước ta hiện nay; do đó, chưa làm nổi bật được sự khác biệt giữa việc có Luật Hành chính công với việc không có luật này.

Bên cạnh đó, dự thảo cũng chưa lý giải thuyết phục được luật này thể chế các quan điểm, chính sách nào của Đảng, quy định nào của Hiến pháp, nội luật hóa được các cam kết quốc tế nào như mục đích đặt ra trong Tờ trình.

Tờ trình không lý giải rõ lý do tại sao chỉ quy định một số nội dung mà không phải là toàn bộ nền hành chính; tại sao chỉ điều chỉnh một số nội dung nhưng tên gọi lại là Luật Hành chính công với phạm vi rất rộng... 

Vì vậy, nhiều ý kiến đề nghị cân nhắc về sự cần thiết ban hành dự án Luật Hành chính công để tránh chồng chéo, trùng lặp về nội dung và phạm vi điều chỉnh với các văn bản luật hiện hành.

Có ý kiến cho rằng, sẽ thực tế và khả thi hơn nếu nghiên cứu thu hẹp phạm vi điều chỉnh của dự thảo luật theo hướng tập trung điều chỉnh đối với một hoặc một số vấn đề của nền hành chính chưa được quy định trong các luật khác, nhưng phải bảo đảm xây dựng các quy phạm thực chất, cụ thể, chi tiết để có thể áp dụng được trên thực tế, còn nếu chỉ chung chung như dự luật này thì không khả thi.

Phát biểu ý kiến, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển cho rằng đổi mới, cải cách là cần thiết nhưng rõ ràng hoạt động hành chính của nhà nước (đã) được quy định ở nhiều căn bản pháp luật có liên quan. Vậy luật có bao trùm các vấn đề mà luật khác đã quy định hay không?

Phó Chủ tịch cũng cho rằng phạm vi mà cơ quan soạn thảo đặt ra là quá rộng, tính thống nhất so với các luật khác có sự chồng chéo. “Cứ như thế này, tôi bỏ phiếu bác, không đủ điều kiện trình ra Quốc hội” – Phó Chủ tịch Quốc hội bày tỏ.

Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ đánh giá việc xây dựng (dự án luật) là cố gắng, nhưng sẽ khó khăn trong khi Chính phủ chưa có quan điểm rõ về dự án này, bởi Chính phủ phải đồng tình mới đưa ra Quốc hội được. 

Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga thì cho rằng “trách nhiệm đóng góp của các Bộ vào dự án này rất hời hợt. Bộ Tư pháp là cơ quan biết về hệ thống pháp luật, vậy mà không thẩm định dự án này, lại giao cho Bộ Nội vụ. Cách làm việc như vậy là chưa ổn”, và bà Nga “không yên tâm với hồ sơ chuẩn bị trình”.

Theo Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, luật cần bám sát vào phạm vi nghiên cứu của nền hành chính quốc gia, làm rõ nội dung nào đã được quy định, nội dung nào chưa được quy định mới đủ sức thuyết phục. Lý do phân tích cũng cần có sự gắn kết với nhau, nhưng hồ sơ dự án còn rời rạc, chưa gắn kết.

“Các phân tích về sự cần thiết ban hành luật cũng chưa rõ. Đây là bởi chúng ta chưa xác định rõ ràng cụ thể về khái niệm hành chính công, còn lúng túng trong xác định phạm vi và đối tượng điều chỉnh, nên cần tiếp tục xem xét tính lý luận và thực tiễn của dự án” – Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.

Vũ Hân

Các đối tượng đã làm giả bằng cấp để nộp hồ sơ làm cộng tác viên, phóng viên của một số báo, tạp chí. Sau đó, với danh nghĩa phóng viên, cộng tác viên, các đối tượng này đã đến cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, hộ kinh doanh thu thập thông tin liên quan đến hoạt động điều hành, kinh doanh, sản xuất của các cơ sở rồi cưỡng đoạt tài sản.

Trung Quốc ngày 3/5 đã phóng một tàu vũ trụ không người lái thực hiện sứ mệnh kéo dài gần hai tháng nhằm lấy đá và đất từ phía xa của Mặt Trăng, trở thành quốc gia đầu tiên thực hiện nỗ lực đầy tham vọng này.

Trung tướng Nguyễn Văn Long, Thứ trưởng Bộ Công an đã nhấn mạnh như vậy tại buổi làm việc ngày 3/5 với Công an tỉnh Điện Biên và các đơn vị chức năng của Bộ Công an để đánh giá, rút kinh nghiệm chương trình sơ duyệt khối diễu binh, diễu hành của lực lượng CAND tại Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Sáng 3/5, Cơ quan CSĐT Công an TP Rạch Giá (Kiên Giang) cho biết, đã tống đạt quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt tạm giam đối với Danh Út Hiểu (SN 1985, ngụ phường Vĩnh Thanh, TP Rạch Giá) và Đặng Hoàng Lâm (SN 1987, ngụ phường Vĩnh Quang, TP Rạch Giá) cùng về tội “Cưỡng đoạt tài sản”.

Trong vụ án “Chuyến bay giải cứu”, Hằng đã đưa hối lộ hơn 1,1 tỷ đồng và chi hơn 12 tỷ đồng để nhờ người xin cấp phép “Chuyến bay giải cứu” và bị tuyên phạt 20 tháng tù về tội "Đưa hối lộ". Trong vụ án mới đây, Hằng đã lạm dụng tín nhiệm để chiếm đoạt tài sản là 4 xe ô tô trị giá hơn 1,8 tỷ đồng.

Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) cho biết, dự kiến sẽ đồng loạt triển khai thu phí không dừng từ ngày 5/5 tại 5 sân bay lớn gồm Nội Bài, Cát Bi, Phú Bài, Đà Nẵng và Tân Sơn Nhất.

Ngày 3/5, Cơ quan CSĐT Công an huyện Đại Lộc (Quảng Nam) cho biết, vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam Nguyễn Văn Phú (SN 1996, trú xã Điện Hồng, thị xã Điện Bàn) để tiếp tục điều tra về hành vi chống người thi hành công vụ.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文