Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến:

Sẽ còn phải đối phó với nhiều dịch khác ngoài sốt xuất huyết

16:30 01/11/2017
Giải trình trước Quốc hội về các vấn đề nóng của ngành y tế, đặc biệt tình hình dịch bệnh hiện nay, Bộ trưởng Bộ Y tế thừa nhận hiệu quả đối phó với dịch thấp, dịch kéo dài, dù “chưa bao giờ quyết liệt như vậy”.

Bộ trưởng thừa nhận đối phó với dịch kém hiệu quả

Theo Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến, năm nay số lượng người mắc sốt xuất huyết tăng 46% so với năm 2016, trong đó số ca tử vong là 31 ca, tăng 1 so với năm ngoái. Bị nặng nhất là khu vực phía Nam (chiếm 43% tổng số người mắc), khu vực phía Bắc chỉ chiếm 15% số người mắc dịch, nhưng thủ đô Hà Nội lại là nơi bị dịch hoành hành nặng nề nhất.

Bộ trưởng Y tế bày tỏ “tiếp thu” ý kiến ĐB phê bình việc đối phó với dịch thiếu hiệu quả.

Về nguyên nhân, Bộ trưởng cho rằng do biến đổi khí hậu, nóng kéo dài, mưa rất nhiều. Với diễn biến này của thời tiết, các nước khác cũng có nhiều trường hợp mắc bệnh, và tỷ lệ tử vong nhiều hơn chúng ta.

Về chủ quan, Bộ trưởng cho rằng có phần do ý thức của người dân, do các khu dân cư rất nhiều ổ đọng nước, phát sinh muỗi... “Có thể nói chưa bao giờ Hà Nội cũng như các địa phương khác quyết liệt như vậy, có tổ tự nguyện giám sát các hộ gia đình, tuyên truyền, áp dụng các giải pháp kỹ thuật như phun diệt muỗi... nhưng hiệu quả rất chậm, dù đến nay dịch đã giảm hẳn. Chúng ta quyết liệt nhưng chưa thật hiệu quả từ hệ thống và phương pháp diệt lăng quăng” – Bộ trưởng nhấn mạnh.

Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến

Bộ trưởng Y tế cũng cảnh báo: Ngoài sốt xuất huyết, bệnh chân tay miệng, bệnh do vác xin bảo vệ, bệnh mới nổi cũng là nguy cơ. Giải pháp vẫn là phòng bệnh. Ngành y tế cũng rút kinh nghiệm rất lớn qua dịch sốt xuất huyết vừa qua, nhưng trong thời gian tới, phải đương đầu với nhiều dịch khác, sẽ rất khó khăn, nên vấn đề môi trường, nâng cao thể lực, sức khỏe vẫn là chính.

Sau 2019 có thể phải điều chỉnh mệnh giá bảo hiểm

Trả lời về tình trạng nhiều địa phương bức xúc do chậm giải ngân quỹ bảo hiểm y tế, có nơi bị “treo” đến hàng nghìn tỷ đồng, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết: Vừa qua, giá dịch vụ y tế đã được điều chỉnh tăng để người dân giảm bớt việc phải chi trả tiền túi, Nhà nước bớt chi phí tiền lương với cán bộ y tế, nhưng cũng có một số vấn đè kèm theo. Có tỉnh bội chi hàng nghìn tỷ đồng vì giá dịch vụ tăng, vì được thông tuyến từ xã lên huyện, vì dịch vụ kỹ thuật cao được thực hiện ngay ở tuyến dưới: như tuyến huyện có thể làm nội soi, tuyến tỉnh có thể ghép tạng, thụ tinh trong ống nghiệm... Thêm vào đó là ý thức bảo vệ, chăm sóc sức khỏe của người dân đã tốt lên, nên số người sử dụng dịch vụ bảo hiểm cũng cao hơn.

Vào đầu năm 2016, quỹ bảo hiểm y tế kết dư 47.000 tỷ đồng – một hiện tượng mà Bộ trưởng Bộ Y tế cho rằng không tốt, vì điều này nghĩa là người dân đã không được sử dụng hết dịch vụ mà họ lẽ ra được hưởng, thể hiện một nền y tế không công bằng, không chăm sóc được người dân... (quỹ bảo hiểm y tế là quỹ ngắn hạn, người dân đóng bao nhiêu phải được hưởng hết trong năm). Tuy nhiên, điều này cũng có cái... may, vì nhờ khoản kết dư lớn đó mà việc bội chi quỹ gần 10.000 tỷ đồng năm nay có khoản bù vào. Theo Bộ trưởng Tiến, đến hết 2019 thì khoản kết dư này, nên tuy không vỡ quỹ ngay, nhưng nguy cơ vỡ quỹ là có.

Để giải quyết việc này, tương lai xa những năm tới có thể sẽ phải điều chỉnh mệnh giá bảo hiểm – Bộ trưởng Tiến nêu.

Ngoài ra, cơ quan chức năng sẽ hạn chế việc dùng dịch vụ quá mức và không hợp lý (Bộ Y tế và Bảo hiểm Xã hội đã “thống nhất không dùng từ lạm dụng” – theo Bộ trưởng Tiến), và trục lợi quỹ bảo hiểm. Do đó, tại Nghị định 105 sửa đổi mới đây, dự kiến sẽ khoán trần chi phí, tăng thanh kiểm tra định kỳ và ứng công nghệ thông tin để hạn chế tối đa việc trục lợi. 


Vũ Hân

Sau 10 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 09/CT-BCA-V28 ngày 19/8/2014 của Bộ trưởng Bộ Công an đã mang lại nhiều kết quả quan trọng. Trong đó, công tác tuyên truyền, vận động chức sắc, chức việc, người có uy tín, quần chúng tín đồ tôn giáo tham gia phong trào toàn dân bảo vệ An ninh Tổ quốc (ANTQ) được đẩy mạnh, góp phần làm cho đa số chức sắc, tín đồ các tôn giáo tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước...

Chiều 10/1, Trung tướng Nguyễn Ngọc Lâm, Thứ trưởng Bộ Công an dự và chỉ đạo hội nghị tổng kết công tác Công an năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Công an TP Cần Thơ. Về phía địa phương có đồng chí Trần Việt Trường, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP Cần Thơ. Thiếu tướng Nguyễn Văn Thuận, Giám đốc Công an TP Cần Thơ chủ trì hội nghị. 

Cơ quan CSĐT Bộ Công an xác định, Chủ tịch HĐTV Công ty Vận tải thủy bộ Hải Hà (Hải Hà Petro) Trần Tuyết Mai đã sử dụng sai Quỹ bình ổn giá xăng dầu (BOG) gây thiệt hại hơn 317 tỷ đồng. Ngoài ra, bị can Mai còn dùng hai hệ thống sổ sách kế toán để không đóng hàng chục tỷ đồng thuế bảo vệ môi trường.

Theo điều tra, Công ty CP đầu tư xây dựng Hùng Phát Group (có địa chỉ tại phường Vạn Phúc, quận Hà Đông), nay đổi tên thành Công ty CP tập đoàn đầu tư Hùng Phát Group (địa chỉ số 6 phố Hoàng Sâm, phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội) do Lê Phú Long (SN 1989, quê quán tỉnh Thanh Hóa, trú tại huyện Ứng Hòa, TP Hà Nội) là đại diện pháp luật.

Ngày 10/1, đại diện VKSND Cấp cao tại TP Hồ Chí Minh tiến hành luận tội và đề nghị mức hình phạt đối với 144 bị cáo có đơn kháng cáo tại phiên tòa phúc thẩm vụ án xảy ra tại Cục Đăng kiểm Việt Nam) ĐKVN), 11 trung tâm đăng kiểm trên địa bàn TP Hồ Chí Minh và 3 trung tâm đăng kiểm tại Long An, Bến Tre, Sóc Trăng.

Ngày 10/1, TAND TP Hồ Chí Minh đã tuyên án đối với bị cáo Phạm Thị Tuyết Nhung (Giám đốc Công ty Angel Lina và Công ty Thương mại Dịch vụ Hoàng Gia), Trần Thị Hồng Hạnh (Giám đốc Công ty Hoàng Kim Land) cùng 7 đồng phạm về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".

Ngày 10/1, lãnh đạo UBND TP Đông Triều (tỉnh Quảng Ninh) xác nhận thông tin, trên địa bàn vừa xảy ra vụ nghi ngộ độc do uống rượu ngâm rễ cây rừng khiến 1 người từ vong và 4 người khác phải nhập viện cấp cứu.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文