Sự cố môi trường làm tăng khiếu nại, tố cáo
- Giải quyết khiếu nại tố cáo: Đặt mình vào vị trí người dân
- Giải quyết khiếu nại tố cáo: Hãy nghe dân nói!
- Công bố nguyên nhân vụ nổ lò vôi ở Formosa
- Phải có đoàn giám sát riêng của Quốc hội đối với Formosa
Theo Tổng Thanh tra Chính phủ: Báo cáo tổng kết năm 2016 cho thấy tình hình khiếu nại, tố cáo của công dân có xu hướng giảm so với năm 2015.
Tuy nhiên, Quý I/2017, tình hình khiếu nại, tố cáo có xu hướng tăng trở lại (tăng 28,3% số lượt người, 23% số đoàn đông người, 72,9% số vụ việc so với cùng kỳ năm 2016).
“Như vậy, tình hình khiếu kiện của công dân có diễn biến rất phức tạp, nhất là tại khu vực Tây Nguyên và một số tỉnh miền Trung, miền Nam. Sau khi xảy ra sự cố môi trường tại 4 tỉnh Miền Trung, có nhiều đoàn đông người xuất phát từ việc khiếu nại không đạt mục đích, chuyển sang tố cáo người giải quyết. Tình trạng công dân khiếu kiện chây ỳ của một số địa phương và các đoàn đông người - có đoàn lên đến hàng trăm người, tập trung tại Thủ đô, có một số nguyên nhân:
(1) Chính sách, pháp luật về đất đai nhất là trong công tác thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng đã có nhiều thay đổi, từng bước được hoàn thiện nhưng chưa giải quyết được hài hoà mối quan hệ giữa Nhà nước, nhà đầu tư và người sử dụng đất
(2) công tác quản lý nhà nước trong một số lĩnh vực còn yếu kém;
(3) Trong quá trình quản lý và chuyển đổi mô hình chợ ở các địa phương còn nhiều bất cập, hạn chế;
(4) Trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan hành chính, trách nhiệm cán bộ, công chức làm công tác tiếp công dân, giải quyết KNTC ở một số nơi chưa thực hiện nghiêm theo quy định của pháp luật;
(5) Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo hiệu quả còn thấp. Nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của một bộ phận người khiếu nại còn hạn chế nên tỉ lệ khiếu nại, tố cáo sai còn khá nhiều” – Tổng Thanh tra Chính phủ cho biết.
Thổng Thanh tra Chính phủ Phan Văn Sáu |
Ông Phan Văn Sáu cũng cho biết: Trong thời gian qua, Chính phủ chỉ đạo các cấp, các ngành tích cực thực hiện đồng bộ các giải pháp, góp phần ổn định tình hình, phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội. Tuy nhiên, tình hình khiếu nại, tố cáo vẫn có những diễn biến phức tạp. Do đó, Tổng Thanh tra cho biết sắp tới sẽ triển khai 7 biện pháp để giải quyết tích cực việc này.
Về chồng chéo trong hoạt động thanh tra, nhất là thanh tra tại các doanh nghiệp, Tổng Thanh tra thừa nhận trên thực tế vẫn còn xảy ra sự trùng lặp giữa các cơ quan thanh tra và thanh tra với kiểm toán. Nguyên nhân một phần do quy định của pháp luật về chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của Kiểm toán Nhà nước và Thanh tra Nhà nước vẫn còn có những bất cập, thậm chí chưa phân định rõ ràng ranh giới về thẩm quyền giữa hai cơ quan này; Sự phối hợp giữa Thanh tra Nhà nước và Kiểm toán Nhà nước thiếu thường xuyên...
“Để thể hiện quyết tâm hỗ trợ, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 20/CT-TTg, trong đó yêu cầu tập trung chỉ đạo khi xây dựng, phê duyệt kế hoạch thanh tra hàng năm không để xảy ra tình trạng thanh tra, kiểm tra quá 1 lần/năm đối với doanh nghiệp. Trong tháng 6 này, Thanh tra Chính phủ sẽ xây dựng Kế hoạch cụ thể triển khai Chỉ thị số 20 của Thủ tướng” – Tổng Thanh tra cho biết.