Kỷ niệm 50 năm Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968

Sự kiện Tết Mậu Thân 1968 theo đánh giá của người Mỹ và báo chí nước ngoài

08:48 01/01/2018
Cách đây vừa tròn 50 năm, đúng vào đêm Giao thừa Tết Mậu Thân 1968 (ngày 30 và 31-1-1968), cuộc Tổng tiến công và nổi dậy của quân và dân ta đồng loạt nổ ra trên toàn chiến trường miền Nam, đặc biệt ở Sài Gòn-Gia Định, Huế và nhiều thị xã, thị trấn, các căn cứ quân sự đầu não của Mỹ - ngụy.

Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy diễn ra trong bối cảnh quân Mỹ - ngụy và các nước đồng minh của chúng tham chiến với một lực lượng quân sự lớn lên tới trên một triệu quân, có vũ khí trang bị kỹ thuật hiện đại, được phòng thủ vững chắc. Trong lịch sử chiến tranh thế giới cũng như lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta, chưa bao giờ có cuộc tiến công đồng loạt, đều khắp và rộng lớn như Mậu Thân 1968.

Tết Mậu Thân 1968 với hiệu lực chiến đấu “cộng hưởng” lớn lao chưa từng có đã làm rung chuyển cả Nhà Trắng và Lầu Năm góc. Cũng chính vì vậy, nó gây chấn động dữ dội trong dư luận không chỉ ở nước Mỹ mà trên toàn thế giới. Sự chấn động ấy được thể hiện qua chứng kiến của một số người Mỹ, người nước ngoài và qua sách báo xuất bản lúc đó và cả sau này.

Nhà sử học Mỹ Ga-bơ-ri-en Côn-cô trong tác phẩm “Giải phẫu một cuộc chiến tranh” xuất bản tại New York năm 1985, đánh giá: “Cuộc tiến công Tết Tết Mậu Thân 1968 là sự kiện quan trọng nhất và phức tạp nhất của chiến tranh Việt Nam”. Theo ông: Với Xuân Mậu Thân 1968, “Việt Nam đã trở thành cuộc chiến tranh nước ngoài đầu tiên của Mỹ kể từ năm 1882 đã gây ra cuộc khủng hoảng xã hội, nội bộ sâu sắc và một sự phân hóa về chính trị”.

Còn tướng Mắc-xoen Tay-lo - cựu đại sứ Mỹ ở Sài Gòn, sau về làm cố vấn đặc biệt của Tổng thống Giôn-xơn, trong hồi ký “Thanh gươm và lưỡi cày” - xuất bản tại New York năm 1972 đã thừa nhận: “Ngày 31-1-1968, quân địch (tức quân giải phóng) tiến công và chỉ trong vòng 2 ngày họ đã tiến vào 5 đô thị lớn, 39 tỉnh lỵ và nhiều thành phố. Những trận tiến công của họ đã được báo chí Mỹ tường thuật dưới dạng những hàng tít lớn được chiếu trên các màn ảnh vô tuyến truyền hình và đã làm cho phần lớn dân chúng Mỹ và một số quan chức kinh hoàng. Sự hoàn hồn đó mãi mãi không bao giờ được khôi phục lại hoàn toàn”.

Tướng Oét-mo-len - nguyên Tư lệnh Bộ Chỉ huy quân Mỹ ở miền Nam Việt Nam viết cuốn sách: “Một quân nhân tường trình” xuất bản ở New York năm 1976: “Việt Cộng đã đưa chiến tranh đến các thành phố, các đô thị, đã gây thương vong thiệt hại và nền kinh tế bị phá hoại… các trung tâm huấn luyện bị đóng cửa… Nói theo quan điểm thực tế thì chúng ta (Mỹ) phải công nhận, đối phương đã giáng cho chính phủ Nam Việt Nam một cú đấm nặng nề”.

Oét-mo-len còn nhận xét một cách bi quan rằng: “Chiến tranh đã trở thành một vấn đề chính trị với triển vọng địch (Quân giải phóng) có thể thắng ở Wasington như họ đã thắng ở Geneva 1954. Ý chí của các chính khách Mỹ đang suy giảm”.

Cựu Tổng thống Mỹ Ai-xen-hao, đã phải than thở: “…Chưa bao giờ gặp phải tình trạng đáng buồn như tình cảnh hiện nay của nước Mỹ bị chia rẽ sâu sắc về chiến tranh”. Còn đương kim Tổng thống Giôn-xơn lúc bấy giờ cũng tỏ ra chán nản, dao động sâu sắc. Trong hai ngày 25 và 26-3-1968, ông ta đã triệu tập một cuộc họp “nhưng nhân vật am hiểu tình hình nhất”.

Phiên họp kéo dài với những thành viên hội nghị gồm những người nắm những địa vị then chốt nhất trong chính phủ Mỹ, Giôn-xơn đã hỏi quan điểm từng người một. Và, “Cuối cùng, Tổng thống quyết định rời khỏi sân khấu chính trị với hy vọng thống nhất lại một quốc gia đang bị chia rẽ ngay trong những người thân cận nhất của Tổng thống”.

Sau đó, Ních-xơn gặp Nguyễn Văn Thiệu tại đảo Nit-oay để bàn về việc Mỹ sẽ rút quân khỏi Việt Nam. Hen-ry Kít-sinh-giơ, ngoại trưởng Mỹ nhận xét: “Việc Tổng thống chúng ta chỉ có thể gặp người lãnh đạo một nước mà hơn 30.000 người Mỹ đã chết vì nó trên một hòn đảo hiu quạnh trong một khung cảnh đẹp trời của Thái Bình Dương chứng minh tình hình rối như tơ vò mà chiến tranh Việt Nam đã dìm xã hội chúng ta vào”.

Đó là lời của các nhân vật chóp bu trong giới cầm quyền Mỹ. Còn báo chí Mỹ thì sao? Tờ tin tức Hoa Thịnh Đốn ngày 31-1-1968 đã viết: “Các cuộc tiến công ồ ạt, táo bạo của Cộng sản ngày 31-1 vào Sài Gòn, 8 tỉnh lỵ và 30 thị trấn nhỏ hơn là một điều đáng kinh ngạc. Cảnh sát quân sự Mỹ đã phải đổ bộ bằng máy bay lên thẳng xuống nóc nhà sứ quán Mỹ ở Sài Gòn trong khói đạn để giành lại ngôi nhà được coi là “chống du kích” nhưng lại bị cộng sản chiếm trong 6 giờ liền. Chỉ riêng cảnh tượng đó cũng đủ để buộc chính phủ Giôn-xơn dẹp đi, coi là không có giá trị những nhận định lạc quan của mình”.

Quân giải phóng trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu thân 1968 (ảnh tư liệu).

Thời báo New York, tờ báo lớn nhất của Mỹ số ra ngày 1-2-1968 bình luận: “Cuộc tiến công của đối phương đột nhập cả đại sứ quán Mỹ ở Sài Gòn cho thấy thêm những bằng chứng đau xót về sức mạnh có hạn của Mỹ ở châu Á. Bằng chứng cuộc tiến công táo bạo vào những thành phố chính ở miền Nam Việt Nam và bằng sự tập trung quân ở Khe Sanh, cộng sản đã làm tiêu tan niềm lạc quan bao trùm lên Hoa Thịnh Đốn và Sài Gòn trong mấy tháng qua”.

Ðiều này, khiến giới lãnh đạo Washington kinh hoàng vì khi cuộc tiến công “Tết Mậu Thân” vừa xảy ra, nhiều nhà hoạt động chính trị Mỹ đã ý thức được ngay rằng: Cuộc tiến công “Tết Mậu Thân” chứng tỏ Mỹ hoàn toàn không kiểm soát được gì đất nước này” (Lời của E. Mc.Các-ti, G.Rôn-nây, R. Ken-nơ-đi.

Dẫn theo Ðôn O-bớc-đoi-phơ, Tết, Doubeday Company, New York, 1971. Nxb Tổng hợpAn Giang trích dịch, 1988, tr.116). “... chứng tỏ nhân dân miền Nam Việt Nam ủng hộ kẻ thù của Mỹ” (Lời của E. Mc.Các-ti, G.Rôn-nây, R. Ken-nơ-đi. Dẫn theo Ðôn O-bớc-đoi-phơ, Tết, Doubeday Company, New York, 1971. Nxb Tổng hợp An Giang trích dịch, 1988, tr.116).

Không chỉ báo chí Mỹ, các báo phương Tây và các nước trên thế giới ở góc độ này hay khác đều đưa tin và bình luận về sự kiện lịch sử này. Hãng thông tấn Roi-tơ của Anh ngày 3-2-1968 nói: “Quy mô và tính chất ác liệt của các trận tấn công phối hợp ở Sài Gòn và ở các trung tâm chủ chốt khác tại Nam Việt Nam làm cho Mỹ và các nước đồng minh rất đỗi ngạc nhiên”.

Kế đó, ngày 5-2-1968 hãng này thống kê: “Mỹ có đến nửa triệu quân ở Nam Việt Nam, đã mất 13 năm và đã tiêu mỗi ngày 60 triệu đô la mà vẫn không bảo vệ được một tấc đất vuông nào ở miền Nam Việt Nam cả”.

Báo “Chiến đấu” Pháp ngày 1-2-1968 khẳng định: “Điều hiển nhiên là người Mỹ đã thua đứt về mặt chính trị trong cuộc chiến tranh này rồi. Những gì xảy ra ở Sài Gòn cũng đủ cho thấy Mặt trận Dân tộc Giải phóng đã nắm được các tầng lớp dân chúng ở miền Nam Việt Nam trong mức độ lớn biết nhường nào”.

Nhiều báo của các tổ chức Đảng Cộng sản và công nhân ở các nước tư bản đều tỏ thái độ khâm phục với cuộc chiến đấu chống Mỹ của nhân dân Việt Nam qua sự kiện Tết. Báo Nhân dân - cơ quan Trung ương của Đảng Cộng sản Pháp ngày 1-2-1968 đã ca ngợi: “Đây là cuộc tiến công lớn nhất của các lực lượng vũ trang giải phóng. Những người yêu nước miền Nam Việt Nam đã chứng tỏ rằng ở khắp nơi, quyền chủ động đang thuộc về họ, họ có thể quyết định địa điểm, thời gian của các cuộc tiến công làm cho Bộ chỉ huy Mỹ luôn luôn bở hơi tai”.

Các nước trong phe xã hội chủ nghĩa lúc đó thì vui mừng. Hầu như báo của nước nào trong ngày 31-1 và 1-2 cũng đăng bài biểu lộ niềm hân hoan trước thắng lợi của quân và dân ta. Tiêu biểu là tờ “Diễn đàn nhân dân Ba Lan”, bài báo có đoạn: “Các trận đánh táo bạo được chuẩn bị tốt của những người yêu nước miền Nam Việt Nam là sự phát triển của các cuộc tiến công trên một quy mô rộng lớn mà Quân giải phóng đã mở đầu trong tháng Giêng năm nay vào những lúc, ở những nơi và với hình thức mà họ lựa chọn. Quân giải phóng trên thực tế đã trói chân, khóa tay tất cả các lực lượng chiến đấu của quân thù trong khắp các tỉnh”.

Như vậy, qua đánh giá của người Mỹ và một số sách báo nước ngoài nói về sự kiện Tết Mậu Thân 1968 có thể thấy: Dù ở góc độ nào, dưới con mắt của các nhà khoa học quân sự, nhà nghiên cứu chính trị, nhà sử học hay nhà báo, từ người dân bình thường đến các tướng lĩnh cao cấp thậm chí cả Tổng thống đương nhiệm của nước Mỹ lúc bấy giờ đều phải thừa nhận tác động to lớn của sự kiện Tết Mậu Thân 1968 đối với toàn bộ cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ ở Việt Nam.

Điều này chứng tỏ cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 của quân và dân ta ở miền Nam mang tầm vóc thời đại và ý nghĩa lịch sử sâu sắc. Nó chứng tỏ phản bác những luận điểm sai trái và xua đi những nghi ngờ về thắng lợi của quân và dân ta trong Tết Mậu Thân năm 1968.

Thượng tướng, Viện sĩ, TS Nguyễn Huy Hiệu, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng

Chiều 29/4, Đoàn đại biểu của Đảng ủy Công an Trung ương, lãnh đạo Bộ Công an do Thượng tướng Trần Quốc Tỏ, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an, làm Trưởng đoàn đã đến dâng hoa, dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Bảo tàng Hồ Chí Minh (Chi nhánh TP Hồ Chí Minh), tại Công viên Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh; Nghĩa trang Liệt sĩ TP Hồ Chí Minh và dâng hoa, dâng hương, tưởng niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng tại Bảo tàng Tôn Đức Thắng.  

Chiều 29/4, sau khi kết thúc ngày làm việc, người dân bắt đầu rời Hà Nội về quê cũng như đi du lịch nhân kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 kéo dài 5 ngày, mật độ giao thông Thủ đô tại nhiều khu vực cũng vì thế mà "tăng nhiệt nhanh" như đường Giải Phóng, Phạm Hùng, Khuất Duy Tiến, Nguyễn Trãi, hướng ra Pháp Vân – QL1A... Lực lượng CSGT Hà Nội ứng trực 100% quân số và triển khai từ sớm trên khắp các tuyến đường, cửa ngõ Thủ đô để đảm bảo TTATGT.

Chiến sĩ trẻ Nguyễn Quốc Khánh, học viên Trường Cao đẳng Cảnh sát Nhân dân II và đồng  đội đang háo hức chờ đón giây phút vinh dự được có mặt trong khối diễu binh, diễu hành Cảnh sát gìn giữ hoà bình Liên hợp quốc tại Lễ Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025.

Ngày 29/4, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Nghệ An cho biết, vừa ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với đối tượng Tôn Quý Hòa (SN 1982, trú tại khối Văn Trung, phường Hưng Dũng, TP Vinh) – là Huấn luyện viên trưởng Bộ môn đá cầu - về tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản.

Ngày 29/4, Viện KSND tối cao đã ban hành cáo trạng truy tố cựu Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc Hoàng Thị Thúy Lan trong vụ án liên quan đến Công ty cổ phần Tập đoàn Phúc Sơn và một số địa phương liên quan. Bị can Hoàng Thị Thúy Lan được xác định đã nhận nhận hối lộ 25 tỷ đồng và 1,3 triệu USD, tổng số tiền gần 50 tỷ đồng.

Hình ảnh CSGT diều người cựu chiến binh đến vị trí thuận lợi để xem cảnh tổng duyệt diễu binh, hay hình ảnh người phụ nữ cõng mẹ đi xem diễu binh gây xúc động mạnh trong những ngày diễn ra các hoạt động chuẩn bị Đại lễ 30/4.

Người nữ cán bộ CSGT vừa bế cháu bé vừa hét khản cổ để tìm người thân cho bé khi bé lạc mẹ giữa đám đông hàng chục ngàn người chờ xem tổng duyệt... Còn rất nhiều hình ảnh mà khoảnh khắc ấy chỉ có những người trong cuộc, những người tham gia đoàn người chờ đón các đoàn diễu binh đi qua mới có thể ghi lại được. Những bức ảnh không rõ nét, hơi nhòe nhưng chứa đầy những cảm xúc, khiến người xem bật khóc…

Ngày 29/4, tại TP Hồ Chí Minh, Đoàn công tác của Bộ Công an do Thiếu tướng Đặng Hồng Đức, Thứ trưởng Bộ Công an dẫn đầu đã đến thăm và làm việc với Bệnh viện 30-4 về các mặt công tác chính trị, hậu cần, chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh cho CBCS và người dân.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.