Sự kiện và suy ngẫm: Bên lề PCA

09:25 22/07/2016
Ta hãy lẩy ra câu chuyện liên quan tới cái gọi là “đường chín đoạn” mà theo ngôn từ dân dã được gọi là “đường lưỡi bò” suốt từ năm 1957 tới nay tồn tại đơn phương hết sức phi lý, “liếm” hầu như toàn bộ Biển Đông.

Sau khi Tòa án trọng tài thường trực (PCA) hình thành và hoạt động theo quy định của Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 ra phán quyết về vụ kiện của Philippines đối với những hành vi sai trái của Trung Quốc trên Biển Đông, chính giới, các nhà khoa học và các phương tiện truyền thông cả “bên nguyên” là Philippines lẫn “bên bị” là Trung Quốc cũng như các nước trên thế giới đồng loạt đưa ra vô vàn tuyên bố, bình luận.

Điều đó cũng dễ hiểu vì đây là lần đầu tiên một cơ quan pháp lý quốc tế chính thức ra phán quyết về những rắc rối ở một khu vực trọng yếu của thế giới là Biển Đông. Hơn thế nữa, bản phán quyết lại liên quan tới một nước lớn là ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đầy quyền uy.

Nhiều người đi sâu phân tích xem ai thắng, ai thua. Điều đó là tự nhiên khi người ta xem xét kết quả một vụ kiện. Tuy nhiên, trong trường hợp này, bên thắng cuộc lớn nhất là công lý, là lẽ phải chứ không phải nước nọ, nước kia.

Dân Philippines mừng phán quyết hôm 12-7. Ảnh: Reuters

Ta hãy lẩy ra câu chuyện liên quan tới cái gọi là “đường chín đoạn” mà theo ngôn từ dân dã được gọi là “đường lưỡi bò” suốt từ năm 1957 tới nay tồn tại đơn phương hết sức phi lý, “liếm” hầu như toàn bộ Biển Đông.

Nay hiện tượng hoang đường này đã được đặt đúng chỗ khi PCA long trọng kết luận: không có cơ sở pháp lý để Trung Quốc yêu sách quyền lịch sử đối với tài nguyên tại các vùng biển phía trong “đường chín đoạn”.

“Đường lưỡi bò” chẳng những liên quan tới các nước nằm ven Biển Đông mà còn ảnh hưởng tới tất cả các nước trong khu vực, thậm chí tới toàn thế giới nếu tính rằng các tuyến đường hàng hải và hàng không sôi động hàng đầu thế giới đi qua đây. Xem như vậy thì phán quyết này là thắng lợi của công lý, của lẽ phải chứ đâu chỉ là thắng lợi của Philippines và sự thua kiện của Trung Quốc?

 “Nói phải củ cải cũng nghe”. Cả thế giới đều hoan nghênh những phán quyết thượng tôn pháp luật; ngay trong số những nước được “bên bị” xếp vào hàng ủng hộ mình cũng không thấy ai công khai bác bỏ nội dung phán quyết. Nay cả thế giới đều dồn mắt vào “bên bị” để xem phản ứng của họ thế nào.

Tiếc rằng, họ khăng khăng không chấp nhận lẽ phải, vẫn đeo đẳng những yêu sách vô lý, lộn sòng “nhân – quả”, “thật – giả”, hơn thế nữa liên tục đưa ra những tuyên bố sát khí đằng đằng, thậm chí đe dọa thiết lập Vùng nhận dạng hàng không (ADIZ) trên Biển Đông!

Cách hành xử thiếu quân tử như vậy lợi bất cập hại. Nó phá hoại uy tín của một nước lớn đầy quyền uy, làm cho thiên hạ chẳng còn tin vào những lời hoa mỹ về ý nguyện “trỗi dậy hòa bình”, “tôn trọng pháp lý”, “đàm phán hòa bình”, “phản đối cường quyền”, “mục lân, an lân, phú lân” (đại ý: thân thiện với láng giềng, hòa hiếu với láng giềng và làm giầu cùng láng giềng)…

Cách hành xử như vậy càng hâm nóng sự căng thẳng trong khu vực, chẳng có lợi gì cho xu thế hòa bình, hợp tác và phát triển của tất cả các nước ven bờ Tây Thái Bình Dương.

Cách hành xử như vậy vô hình chung thúc đẩy các nước trong khu vực tìm kiếm mối quan hệ quốc tế khác, càng khuyến khích những tâm tư, biểu hiện của chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi.

Một điều gây hy vọng đối với bàn dân thiên hạ là cụm từ “thông qua đàm phán để giải quyết bất đồng” được nhắc đến với tần suất cao. Nếu những tuyên bố loại này được thực hiện trên thực tế thì sẽ là đại hồng phúc cho mọi nước liên quan, cho khu vực và cho cả thế gian.

Muốn vậy, việc cần thiết lúc này là tạo dựng môi trường thuận lợi cho đàm phán, không khí tin cậy giữa các bên. Những tuyên bố hùng hổ, những hành vi diễn võ, giương oai không thể tạo ra môi trường thích hợp để nói chuyện. Và nữa, đi vào đàm phán phải dựa trên cơ sở nào chứ?

Cơ sở ấy chỉ có thể là các quy định của pháp lý quốc tế, trong đó nổi lên là Công ước LHQ về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS). Phán quyết của PCA nằm trong khuôn khổ này, vậy có nên sử dụng nó làm một trong những cơ sở đàm phán chăng? Trên Biển Đông tồn tại một loạt vấn đề.

Điều hiển nhiên là việc gì liên quan chỉ tới hai nước thì hai nước đàm phán; việc gì liên quan tới nhiều nước thì phải có sự tham gia của tất cả các bên chứ làm sao có thể loại ai ra được? Không có những điều sơ đẳng như vậy thì e rằng, sẽ nảy sinh tình trạng “ông nói gà, bà nói vịt”, chẳng đem lại điều gì hữu ích và khu vực tiếp tục là “con tin” của tình trạng tranh chấp, đối đầu.

Diệu Cầm

Phòng Cảnh sát hình sự, Công an tỉnh Lào Cai ngày 21/11 cho biết vừa hoàn thành bản kết luận điều tra vụ án lừa đảo môi giới hôn nhân với người nước ngoài… Đây chỉ là một trong những vụ án được Công an tỉnh Lào Cai điều tra, phát hiện trong thời gian qua. Theo Công an tỉnh Lào Cai, từ khi Chính phủ áp dụng chính sách cấp visa điện tử (Evisa) cho người nước ngoài, số người Trung Quốc dùng thị thực Evisa nhập cảnh Việt Nam tăng lên. Một số đã khai mục đích du lịch hoặc làm việc để sang Việt Nam tìm vợ… Từ các vụ án được phát hiện đã gióng lên hồi chuông cảnh báo.

Công an TP Hà Nội phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ Bộ Công an đồng loạt tiến hành triệu tập 26 đối tượng và khám xét khẩn cấp 8 địa điểm, thu giữ nhiều tài liệu, tang vật gồm 129,3 tấn nguyên liệu khí N2O ("khí cười"); 14 hệ thống máy móc, thiết bị san chiết khí; 2 máy bơm khí; 610 kg viên nén khí N2O; 71.668 chai khí thành phẩm; 6.586 vỏ bình khí; 50 kg vỏ bóng; nhiều điện thoại di động, máy tính cá nhân…; tạm giữ 23,17 tỷ đồng cùng 9.300 USD liên quan hoạt động phạm tội. 

Ít nhất 120 người đã thiệt mạng trong các cuộc tấn công của Israel vào Gaza trong hai ngày qua, theo các quan chức y tế Palestine, trong bối cảnh Israel tăng cường các cuộc ném bom trên khắp vùng lãnh thổ bị bao vây này.

Theo bà Nguyễn Thị Minh Tâm, Trưởng phòng Kỹ thuật an toàn môi trường, Sở Công Thương TP Hồ Chí Minh cho biết, xyanua và các hợp chất nằm trong nhóm hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh.

Từng được mệnh danh là “Thụy Sĩ của Trung Đông” nhờ sự phát triển thịnh vượng và đa dạng văn hóa nhưng hiện nay, Lebanon đang chìm sâu trong một giai đoạn đen tối. Những năm gần đây, đất nước này đã phải đối mặt với hàng loạt khủng hoảng chồng chất từ sự suy thoái kinh tế, chia rẽ chính trị, đến xung đột quân sự dữ dội với Israel. Tình hình hiện tại đã đưa Lebanon tới ngưỡng cửa sụp đổ hoàn toàn, đòi hỏi những nỗ lực không chỉ từ nội tại mà còn từ cộng đồng quốc tế để cứu vãn và tái thiết.

Trong bối cảnh cả Nga và Triều Tiên đều chịu áp lực nặng nề từ các lệnh trừng phạt quốc tế, hai quốc gia đã tìm thấy điểm tựa chiến lược để tăng cường hợp tác trên nhiều lĩnh vực. Từ kinh tế, quân sự đến ngoại giao, mối quan hệ này không chỉ giúp họ đối phó với sự cô lập, mà còn góp phần tái định hình cục diện địa chính trị tại Đông Bắc Á.

Đợt không khí lạnh tăng cường khiến các tỉnh thành ở miền Bắc nền nhiệt tiếp tục giảm, trời rét. Thủ đô Hà Nội ngày nắng, về đêm và sáng sớm lạnh. Vùng núi cao một số nơi dưới 16 độ C.

Dù lực lượng chức năng đã có nhiều biện pháp để hạn chế tình trạng spam (rác) cuộc gọi bằng cách hạn chế sim rác, cho phép người nghe báo cáo cuộc gọi làm phiền, tuy nhiên tình trạng gọi điện thoại để chào mời hàng hóa, dịch vụ, thậm chí lừa đảo tham gia các sàn giao dịch vàng, chứng khoán... vẫn chưa có dấu hiệu giảm nhiệt. Góp phần không nhỏ cho hiện trạng này, không ai khác chính là những đơn vị, hội nhóm chuyên mua bán các loại data trên chợ đen.

Lực lượng phòng vệ dân sự Lebanon ngày 23/11 cho biết một cuộc không kích dữ dội ở trung tâm Beirut đã khiến ít nhất 11 người thiệt mạng, làm rung chuyển thủ đô khi Israel tấn công nhóm vũ trang Hezbollah.

Nhân Ngày Di sản Văn hoá Việt Nam, chiều tối 23/11, tại Đại Nội Huế; UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Lễ đón Bằng công nhận di sản tư liệu khu vực châu Á - Thái Bình Dương của UNESCO cho “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế”; công bố hoàn thành Dự án bảo tồn, tu bổ tổng thể di tích Điện Thái Hòa…

Thời gian gần đây, một số người tham gia giao thông ở TP Hồ Chí Minh có hành vi sử dụng vũ lực, côn đồ hung hãn sau khi xảy ra va chạm giao thông, thậm chí gây án mạng. Từ những ứng xử thiếu văn hóa như trên đã dẫn đến những hậu quả đáng tiếc, hệ lụy lâu dài cho bản thân họ, gia đình và xã hội.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文