Sứ mệnh của khoa học lịch sử hết sức nặng nề và vô cùng vẻ vang
- Hội thảo khoa học lịch sử CAND trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước
- Hội thảo khoa học lịch sử trinh sát vũ trang trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ cứu nước
Phát biểu khai mạc, GS. Phan Huy Lê, Chủ tịch Hội KHLSVN khẳng định: Nhiệm vụ hàng đầu của Hội là góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền sử học Việt Nam. Các thời kỳ lịch sử được nhìn nhận và đánh giá ngày càng khách quan, trung thực hơn. Nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền lãnh thổ cũng là một hướng nghiên cứu được Hội quan tâm, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
GS. Phan Huy Lê, Chủ tịch Hội KHLSVN khai mạc Đại hội. |
Nhiều chuyên gia của Hội tham gia nghiên cứu xây dựng hồ sơ đề cử Di sản thế giới như Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long, Thành Nhà Hồ, Khu danh thắng Tràng An, Mộc bản triều Nguyễn, Châu bản triều Nguyễn... Các hoạt động tư vấn, phản biện của Hội thường được sự hưởng ứng của báo chí, dư luận và các cơ quan chức năng chấp thuận.
Đánh giá cao sứ mệnh hết sức nặng nề nhưng cũng vô cùng vẻ vang của khoa học lịch sử, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang khẳng định: Nghiên cứu lịch sử đưa chúng ta đến những kho tàng vô giá mà cha ông ta đã đúc kết bằng mồ hôi xương máu, lịch sử là nền tảng vững chắc của truyền thống yêu nước, là điểm tựa cho lòng tin và sức mạnh của dân tộc. Khoa học lịch sử còn là cánh cửa mở ra cho dân tộc ta tiến đến các nền văn hóa, văn minh của nhân loại.
Hội KHLSVN tặng tượng đồng Đại tướng Võ Nguyên Giáp cho Chủ tịch nước Trương Tấn Sang. |
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nhấn mạnh: Trong sự nghiệp đổi mới, giới sử học cũng đã có những đóng góp đáng kể, nhiều cuộc hội thảo, nhiều công trình được xuất bản đã gióp phần nâng cao nhận thức về con đường đã qua và củng cố niềm tin vào bước đường đang đi tới. Đặc biệt, trong thời gian gần đây khi biển Đông dậy sóng, chủ quyền quốc gia và lợi ích dân tộc bị xâm phạm, các nhà sử học đã tích cực nghiên cứu tìm tòi để đưa ra những chứng cứ lịch sử góp phần khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên biển Đông và hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.
Các đại biểu dự Đại hội. |
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đề nghị Hội KHLSVN cần tập trung vào một số nhiệm vụ: Hoàn thành chất lượng tốt nhất bộ Lịch sử Việt Nam. Đây sẽ là một dấu mốc lớn trong sự phát triển của khoa học Việt Nam.
Chủ tịch nước khẳng định: Đảng và Nhà nước sẽ tiếp tục tạo những điều kiện thuận lợi cho các hoạt động của Hội KHLSVN, đồng thời g đặt nhiều kỳ vọng lớn lao vào các nhà sử học.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và các đại biểu dự Đại hội. |
Cùng ngày, Đại hội Hội KHLSVN đã bầu ra BCH khóa mới gồm 64 thành viên. GS. Phan Huy Lê tái đắc cử Chủ tịch Hội KHLSVN.