Tăng cường đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái trong văn học, nghệ thuật

19:06 12/08/2020
Tối 12/8, tại Nhà hát Đài Tiếng nói Việt Nam, Hà Nội, Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật (VHNT) Trung ương đã tổ chức lễ trao tặng thưởng cho các tác phẩm lý luận, phê bình VHNT đặc sắc xuất bản năm 2019.


Dự buổi lễ có đồng chí Trần Quốc Vượng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư; đồng chí Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương; đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, Phó Trưởng ban kiêm nhiệm Ban Tuyên giáo Trung ương; PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Lý luận, Phê bình VHNT Trung ương, Trưởng ban Chỉ đạo tặng thưởng.

Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng trao tặng thưởng cho các tác giả có tác phẩm đoạt loại A.

Phát biểu tại buổi lễ, PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ khẳng định: Thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng, được sự ủy quyền của Ban Bí thư Trung ương Đảng và Ban Tuyên giáo Trung ương, những năm qua, Hội đồng Lý luận, Phê bình VHNT Trung ương đã động viên, khích lệ, hỗ trợ và xét tặng thưởng cho các tác phẩm lý luận, phê bình VHNT có chất lượng cao, có tác dụng thúc đẩy hoạt động sáng tạo, nghiên cứu, phê bình và thụ hưởng VHNT trong cả nước.

Đợt trao tặng thưởng lần thứ 6 này, Thường trực Hội đồng và Ban Chỉ đạo tập trung lựa chọn, bình xét các tác phẩm lý luận, phê bình VHNT được xuất bản và công bố năm 2019. Ban Chỉ đạo đã nhận được 93 tác phẩm ở các thể loại, các lĩnh vực VHNT với 38 cuốn sách, 53 bài báo, 2 chương trình phát thanh. Qua 4 vòng bình xét, thẩm định, Hội đồng đã chọn được 15 tác phẩm xứng đáng để trao tặng thưởng. Hội đồng cũng đã bình chọn và trao tặng thưởng cho 7 đơn vị báo chí và xuất bản có thành tích nổi bật trong hoạt động tuyên truyền, quảng bá các hoạt động lý luận, phê bình VHNT năm 2019.

Đại diện Báo CAND và các tập thể có nhiều tác phẩm có đóng góp quan trọng trong lĩnh vực phát triển lý luận, phê bình VHNT nhận tặng thưởng của Hội đồng Lý luận, phê bình VHNT Trung ương.

Tại buổi lễ, Ban tổ chức đã trao tặng thưởng loại A cho 4 tác phẩm đã xuất bản thành sách: “Văn hóa nhiếp ảnh – Một góc nhìn” (tác giả: Trần Quốc Dũng); “Nghệ thuật dưới góc độ di truyền” (tác giả: Vũ Hiệp); “Ma thuật của truyện kể” (tác giả: Cao Kim Lan); “Giấu vàng trong gió thu” (tác giả: Khuất Bình Nguyên). 7 tác phẩm được trao tặng thưởng loại B gồm các sách: “Văn hóa nghệ thuật Việt Nam - đổi mới và hội nhập” (tác giả: Lê Thị Hoài Phương); “Thi pháp tiểu thuyết hiện đại” (tác giả: Bùi Việt Thắng); “Nghệ thuật Múa Việt Nam - Từ một góc nhìn” (tác giả: Ứng Duy Thịnh);” Những nguồn cảm hứng trong sáng tác hội họa” (tác giả: Phạm Văn Tuyến); “Điện ảnh Việt Nam - Những dòng sông đều chảy” (tác giả: Trần Việt Văn); “Ảnh hưởng của thể hệ Stanislavski đến sân khấu kịch Việt Nam” (tác giả: Cao Xuân Ngọc); “Sân khấu truyền thống và hiện đại’ (tác giả: Nguyễn Thế Khoa). 4 tác phẩm được trao tặng thưởng loại C gồm: “Truyện thơ Xống chụ xon xao (Tiễn dặn người yêu) của người Thái Tây Bắc nhìn từ góc độ thi pháp” (tác giả: Lò Bình Minh, Cà Chung); Chương trình phát thanh “Thị trường mỹ thuật Việt: Con đường minh bạch đã lộ sáng?” (tác giả: Đinh Thị Phương Thúy); bài viết "Giải cứu" điện ảnh bằng cách nào?” (tác giả: Vũ Quỳnh); Cụm 3 bài viết “Tính cách người Việt quá yếu đuối trong phim”; “Trong phim Việt cái gì cũng nghiêm trọng quá!”; “Nỗi lo về cách phát hiện vấn đề của phim tài liệu” (tác giả: Đoàn Tuấn).

Cũng tại buổi lễ, Ban tổ chức đã trao tặng thưởng cho 7 nhà xuất bản, cơ quan báo chí có nhiều tác phẩm có đóng góp quan trọng trong lĩnh vực phát triển lý luận, phê bình VHNT gồm: Báo CAND; Ban Văn học - Nghệ thuật Đài Tiếng nói Việt Nam; Ban Văn hóa - Văn nghệ Báo Nhân Dân; Ban Văn nghệ Đài Truyền hình Việt Nam; Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia - Sự thật; Nhà xuất bản Sân khấu; Nhà xuất bản Văn học.

* Trước đó, chiều cùng ngày, tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận, phê bình VHNT Trung ương đã tổ chức kỳ họp thứ VIII. PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ, Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình VHNT Trung ương, PGS.TS Phan Trọng Thưởng, Phó Chủ tịch Hội đồng chủ trì kỳ họp. PGS.TS Phan Trọng Thưởng thay mặt Hội đồng báo cáo công việc 6 tháng đầu năm và phương hướng, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2020.

Toàn cảnh Kỳ họp thứ VIII của Hội đồng Lý luận, Phê bình VHNT trung ương.

Báo cáo khẳng định: Mặc dù ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 và cơ cấu tổ chức, nhân sự của cơ quan Hội đồng vẫn đang trong quá trình kiện toàn, nhưng Hội đồng đã vượt qua khó khăn, thách thức, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ trên các mặt công tác. Về chuyên môn, Hội đồng thực hiện chức năng tư vấn cho Đảng, Nhà nước về lĩnh vực lý luận, phê bình VHNT. Hội đồng thường xuyên nắm bắt thông tin, kịp thời tham gia đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trên lĩnh vực VHNT.

Từ sau Kỳ họp thứ VII đến nay, Hội đồng đã tổ chức xét tặng thưởng các tác phẩm lý luận, phê bình VHNT xuất bản năm 2019. Trong 6 tháng cuối năm, Hội đồng sẽ tăng cường phối hợp với các đơn vị liên quan bám sát, nghiên cứu, nắm bắt thực tiễn để kịp thời tư vấn giúp Đảng và Nhà nước những vấn đề nổi bật trong lĩnh vực lý luận, phê bình VHNT. Hội đồng tăng cường nắm bắt thông tin, triển khai đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái trong lĩnh vực VHNT, góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.

PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ phát biểu tại kỳ họp.

Tại kỳ họp, các Ủy viên Hội đồng cơ bản tán thành, nhất trí với dự thảo báo cáo do Thường trực Hội đồng chuẩn bị và đánh giá cao chất lượng các công việc Hội đồng đã triển khai trong thời gian từ sau Kỳ họp thứ VII đến nay. Tuy nhiên, theo GS.TS Trần Đăng Suyền, các hội thảo và trên Tạp chí của Hội đồng có nhiều bài viết của nhiều chuyên gia có chất lượng tốt nhưng cần được phổ biến rộng rãi hơn. Việc phát huy vai trò của các Tiểu ban chuyên môn trong thực tế còn gặp khó khăn.

GS.TS Trần Đăng Suyền phát biểu tại kỳ họp.

Đánh giá cao những kết quả hoạt động của Hội đồng, Đại tá, nhà thơ Phạm Khải, Phó Cục trưởng Cục Truyền thông CAND, Tổng Biên tập Báo CAND nhấn mạnh: Mặc dù bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, Chủ tịch Hội đồng và nhiều Ủy viên Hội đồng là kiêm nhiệm, nhân sự của Hội đồng còn thiếu, nhưng thời gian qua, Hội đồng hoạt động rất hiệu quả. Các đồng chí chuyên trách trong Hội đồng đã nghĩ ra và triển khai nhiều việc thành công. Về hiệu quả hoạt động của các Tiểu ban chuyên môn trong Hội đồng, tuy nói là còn hạn chế nhưng thực tế hiện nay, việc phát huy vai trò của các Tiểu ban này còn khó khăn. Dù có nghĩ ra các chủ đề thì cũng rất khó để triển khai vì muốn gọi ai đến phối hợp làm cũng không dễ. Để phát huy vai trò của các Tiểu ban chuyên môn, các thành viên cần có sự liên kết chặt chẽ hơn. Cũng theo Đại tá Phạm Khải, thời gian qua, tạp chí của Hội đồng đã đăng tải được nhiều bài viết chuyên sâu, có giá trị học thuật cao. Tuy nhiên, các bài viết, các công trình chỉ được chuyển tải, giới thiệu ở Tạp chí của Hội đồng và một số tạp chí chuyên ngành khác nên chưa phát huy được hiệu quả trong đời sống VHNT. Trong khi đó, việc phát hành tạp chí của Hội đồng hiện nay ra ngoài thị trường hiện còn nhiều khó khăn.

Đại tá, nhà thơ Phạm Khải, Phó Cục trưởng Cục Truyền thông CAND, Tổng biên tập Báo CAND phát biểu tại kỳ họp.

TS Ngô Phương Lan, Chủ tịch Hiệp hội Xúc tiến và phát triển điện ảnh cũng cho rằng, mặc dù thời gian qua, Hội đồng đã làm được rất nhiều việc, nhưng dường như vẫn còn hơi lãng phí chất xám của các Ủy viên. Đây đều những người đã được chọn rất kỹ lưỡng trong các lĩnh vực VHNT và báo chí. Nhiều đồng chí còn đương chức, nhiều người chưa quá già, vẫn còn có thể cống hiến được. Trong các tọa đàm, hoạt động của Hội đồng, các Ủy viên đều sẵn sàng tham gia nếu Hội đồng cần đến. Về hội thảo khoa học toàn quốc mà Hội đồng tổ chức, có những hội thảo rất hay, đề tài đến nay chưa cũ. Nội dung các hội thảo sắp tới, Hội đồng nên bàn về xu hướng sáng tác, thực trạng phê bình VHNT gắn với xu thế phát triển VHNT, xu hướng xã hội hóa, gắn với thị trường đi liền với phát triển công nghiệp văn hóa.

 Trước đây, đã có Hội thảo của Hội đồng đặt ra vấn đề VHNT trong cơ chế thị trường, phân tích những mặt mạnh đã làm được và cả những mặt trái, bất cập nhưng các vấn đề mới chỉ được mổ xẻ xong rồi thôi thì rất phí. Hội đồng nên có các hội thảo bàn sâu hơn, tiếp nối chủ đề đã xới lên trước đó thì sẽ có ích hơn với sự phát triển của VHNT, của đất nước. 

Về “phủ sóng” tạp chí của Hội đồng trong đời sống xã hội, TS Ngô Phương Lan cho rằng, thay vì tìm cách phát hành tạp chí ra ngoài sạp báo, Hội đồng nên tính phương án làm tạp chí điện tử. Nếu phát triển nữa thì có cả bản tiếng Anh và bản tiếng Việt thì ảnh hưởng của Hội đồng lớn hơn… Cũng trong cuộc họp, các Ủy viên Hội đồng đã phân tích, chỉ ra nhiều ưu điểm cũng như hạn chế, bất cập, tìm nguyên nhân và đề xuất giải pháp thời gian tới…

Phát biểu kết luận kỳ họp, PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ, Chủ tịch Hội đồng đã ghi nhận các ý kiến và đề nghị, Hội đồng phải bám sát chức năng, nhiệm vụ được giao là tư vấn giúp Đảng và Nhà nước những vấn đề thuộc lĩnh vực lý luận, phê bình VHNT, lấy chất lượng tư vấn làm thước đo đánh giá chất lượng các hoạt động. 

Hội đồng tăng cường nắm bắt thông tin, triển khai đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái trong lĩnh vực VHNT, góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Đây là nhiệm vụ rất quan trọng mà Hội đồng có trách nhiệm phải tham gia một cách tích cực, hiệu quả, thể hiện bản lĩnh chuyên môn, bản lĩnh chính trị của Hội đồng. Các đồng chí trưởng các tiểu ban chuyên môn cần tích cực, chủ động và năng động hơn nữa, phối hợp thường xuyên với Thường trực Hội đồng, Văn phòng Hội đồng để xây dựng và thực hiện tốt kế hoạch tổ chức các tọa đàm khoa học, khảo sát thực tế. Trong điều kiện dịch bệnh như hiện nay, Trưởng các Tiểu ban chuyên môn chủ động làm việc với các thành viên, hàng tháng xây dựng báo cáo, cung cấp thông tin, đề xuất các nội dung cần tập trung nghiên cứu, tư vấn để Thường trực Hội đồng cho ý kiến và cùng chỉ đạo, phối hợp, triển khai thực hiện. Các thành viên cần tham gia thường xuyên, có hiệu quả hơn nữa trong việc thực hiện nhiệm vụ của Hội đồng. 

Các Ủy viên tham gia giới thiệu chủ đề, viết bài cho Hội thảo khoa học toàn quốc; chuẩn bị đề cương và giảng bài tại các hội nghị tập huấn, lớp bồi dưỡng các cây bút trẻ viết lý luận, phê bình VHNT; viết bài cho Tạp chí Lý luận, Phê bình VHNT; cung cấp thông tin, tham gia viết bài đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái trong lĩnh vực VHNT… theo sự phân công của Thường trực Hội đồng. Các cơ quan chức năng của Hội đồng tham mưu, giúp việc cho Thường trực tập trung giải quyết dứt điểm, đúng tiến độ, đạt các mục tiêu yêu cầu đề ra. Các thành viên Hội đồng nêu cao tinh thần trách nhiệm, nhiệt tình tham gia vào các hoạt động chuyên môn sẽ được tiến hành trong nửa cuối năm 2020 nhưng cũng cần có tầm nhìn, sức nghĩ xa hơn cho nhiệm kỳ tới 2021-2026. 

Ngọc Nguyễn

Đến 16h chiều nay (8/11), Cơ quan CSĐT Công an TP Đà Nẵng vẫn đang khám xét trụ sở Công ty TNHH MTV Tư vấn Đầu tư GFDI (92 đường 29/3, phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng) để thu thập hồ sơ, tài liệu liên quan đến các hoạt động có dấu hiệu vi phạm pháp luật của công ty này. Hiện có rất nhiều người dân đã tập trung xung bên ngoài tòa nhà văn phòng công ty theo dõi. Nhiều người kêu khóc, đòi Tổng giám đốc Nguyễn Quang Hoàng... “hiện hồn” trả lại tiền. Công an quận Cẩm Lệ đã huy động hàng chục CBCS để đảm bảo ANTT.

Chiều 8/11, Văn phòng Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh cho biết, đã khởi tố bị can, thi hành lệnh bắt bị can để tạm giam 2 đối tượng: Nguyễn Thị Kim Trang (SN 1970; cư trú quận 3) và Lê Văn Hòa (SN 1977; cư trú quận Tân Bình) là nhân viên tiệm vàng Đức Long (phường 5, quận Tân Bình) về hành vi “Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới”.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文