Tăng mức trợ cấp đối với người có công

19:52 08/06/2017
Theo Nghị định số 70/2017/NĐ-CP của Chính phủ vừa ban hành, mức chuẩn để xác định các mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng được tăng từ 1.318.000 đồng lên 1.417.000 đồng.

Cụ thể, Nghị định số 70/2017/NĐ-CP quy định mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng, mức phụ cấp, trợ cấp của một số đối tượng người có công như sau:

Người hoạt động cách mạng trước ngày 1-1-1945 diện thoát ly mức trợ cấp 1.583.000 đồng/tháng, phụ cấp 268.000/1 thâm niên; diện không thoát ly mức trợ cấp 2.688.000 đồng/tháng. Trợ cấp tiền tuất đối với thân nhân của người hoạt động cách mạng trước ngày 1-1-1945 từ trần 1.417.000 đồng/tháng.

Người hoạt động cách mạng từ ngày 1-1-1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 được trợ cấp 1.465.000 đồng/tháng. Trợ cấp tiền tuất đối với thân nhân của người hoạt động cách mạng từ ngày 1-1-1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 từ trần là 795.000 đồng/tháng.

Trợ cấp tiền tuất đối với thân nhân của 1 liệt sĩ là 1.417.000 đồng/tháng; trợ cấp tiền tuất đối với thân nhân của 2 liệt sĩ là 2.834.000 đồng/tháng; đối với thân nhân của 3 liệt sĩ trở lên, mức trợ cấp là 4.251.000 đồng/tháng; trợ cấp tiền tuất đối với vợ hoặc chồng liệt sỹ lấy chồng hoặc lấy vợ khác (diện không hưởng thêm trợ cấp tiền tuất nuôi dưỡng) là 1.417.000 đồng/tháng.

Bà mẹ Việt Nam anh hùng (hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng theo mức trợ cấp tiền tuất đối với thân nhân liệt sĩ như trên) được hưởng phụ cấp 1.188.000 đồng/tháng. Mức trợ cấp đối với người phục vụ Bà mẹ Việt Nam anh hùng sống ở gia đình là 1.417.000 đồng/tháng. Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng lao động trong thời kỳ kháng chiến hưởng trợ cấp 1.188.000 đồng/tháng.

Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh được trợ cấp thương tật từ 955.000 đồng/tháng – 4.543.000 đồng/ tháng tùy tỷ lệ suy giảm khả năng lao động.

Thương binh loại B được trợ cấp thương tật từ 788.000 đồng/tháng đến 3.759.000 đồng/tháng tùy tỷ lệ suy giảm khả năng lao động.

CP

Đắk Song là huyện biên giới của tỉnh Đắk Nông, tiếp giáp với nước bạn Campuchia. Đây là địa phương có diện tích cây nông nghiệp lớn bậc nhất tỉnh Đắk Nông, gồm các loại chủ lực là cà phê, hồ tiêu và sầu riêng.

Chỉ sau hơn 1 tháng thực hiện Luật Căn cước, Hà Tĩnh đã có xã đầu tiên trên toàn tỉnh hoàn thành chỉ tiêu cấp thẻ căn cước cho công dân ở 3 độ tuổi. Đến nay, sau 4 tháng triển khai, Hà Tĩnh tiếp tục là một trong những địa phương dẫn đầu, xếp thứ 2 toàn quốc về tỷ lệ thu nhận hồ sơ cấp thẻ căn cước cho công dân trên địa bàn.

Diễn đàn “Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam – Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường lắng nghe nông dân nói” được tổ chức ngày 24/11 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng nhằm tuyên truyền, phổ biến, giải đáp, cung cấp thông tin để đẩy mạnh thi hành Luật Đất đai 2024, nhất là đối với những vấn đề liên quan đến đất đai trong nông nghiệp, nông thôn.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文