Tạo hành lang pháp lý đầy đủ để lực lượng dự bị động viên hoạt động hiệu quả

17:16 11/04/2019

Chiều 11-4, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) tiếp tục Phiên họp thứ 33 thảo luận, cho ý kiến về dự án Luật Lực lượng dự bị động viên.


Theo Thượng tướng Phan Văn Giang, Tổng tham mưu trưởng QĐND Việt Nam, Pháp lệnh về lực lượng dự bị động viên (DBĐV) được UBTVQH khóa IX thông qua ngày 27-8-1996. Sau hơn 20 năm thực hiện Pháp lệnh đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, là cơ sở góp phần thiết thực xây dựng lực lượng vũ trang nói chung và lực lượng DBĐV nói riêng ngày càng hùng hậu, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu tại phiên họp

Tuy nhiên, nhiều chủ trương, quan điểm mới của Đảng, quy định mới của Hiến pháp năm 2013 liên quan đến lực lượng DBĐV chưa được thể chế, cụ thể hóa; một số nội dung của Pháp lệnh chưa thống nhất, đồng bộ với hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hiện hành có quy định liên quan đến lực lượng DBĐV, như: Luật quốc phòng, Luật sĩ quan QĐND Việt Nam, Luật quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng, Luật nghĩa vụ quân sự, Luật dân quân tự vệ.

Bên cạnh đó, nhiều nội dung đang được điều chỉnh ở văn bản quy phạm pháp luật tính pháp lý chưa cao, chưa được điều chỉnh hoặc điều chỉnh chưa đầy đủ; quá trình thực hiện đã bộc lộ nhiều bất cập, vướng mắc, chưa phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Do đó việc xây dựng Luật lực lượng DBĐV là hết sức cần thiết.

Thượng tướng Phan Văn Giang cho rằng, dự án luật nhằm xây dựng lực lượng DBĐV hùng hậu, có chất lượng cao làm nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng; phát huy sức mạnh tổng hợp của đất nước để bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Nhân dân, Đảng, Nhà nước và chế độ XHCN; bảo vệ công cuộc đổi mới, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc; bảo vệ nền văn hóa dân tộc; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định chính trị, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.

Trình bày báo cáo thẩm tra, Chủ nhiệm Uỷ ban Quốc phòng và An ninh (UBQPAN) Võ Trọng Việt cho biết: Thường trực UBQPAN nhất trí về sự cần thiết ban hành Luật Lực lượng DBĐV như đã nêu trong Tờ trình của Chính phủ, nhằm đáp ứng kịp thời yêu cầu nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình hiện nay; đồng thời, cụ thể hóa các chủ trương, chính sách của Đảng, quy định của Hiến pháp năm 2013 liên quan đến lực lượng DBĐV.

Toàn cảnh phiên họp

Việc hạn chế quyền con người, quyền công dân phải do luật quy định; khắc phục những vướng mắc, bất cập và hạn chế sau hơn 20 năm thực hiện Pháp lệnh lực lượng DBĐV; bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất của dự thảo Luật với hệ thống pháp luật, nhất là các luật về lĩnh vực quốc phòng, an ninh mới được ban hành; tạo hành lang pháp lý đầy đủ để lực lượng DBĐV hoạt động hiệu quả, hiệu lực.

Thảo luận tại phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển cho rằng, trong thời bình chúng ta nên quy định lực lượng DBĐV là những cán bộ chiến sỹ hoàn thành thời gian nghĩa vụ quân sự (24 tháng). “Ở đây chỉ lấy 6 tháng. Tôi đồng tình 3 tháng huấn luyện cơ bản, sau 3 tháng nữa thì đủ sức chiến đấu. Tuy nhiên được vào quân nhân dự bị là điều hết sức vẻ vang nên cần đảm bảo 24 tháng”, Phó Chủ tịch Quốc hội nêu quan điểm.

Tuy nhiên bên cạnh đó, Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ lại cho rằng, quy định thời gian huấn luyện chỉ khoảng 6 tháng là để khi cần huy động lực lượng DBĐV thì đáp ứng được ngay, chứ nếu thời gian 2 năm thì lâu quá, khi cần huy động số lượng lớn sợ không đáp ứng được…

Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển cũng đề xuất Luật nên quy định thêm một điều là một số sinh viên tốt nghiệp các trường đại học về các ngành quan trọng như Bách khoa, Y tế có thể có quyết định học sỹ quan dự bị 3-6 tháng và sau đó phong Thiếu uý. Khi có tình huống xảy ra thì đây mới là lực lượng dự bị cần thiết, đặc biệt trong thời buổi bùng nổ công nghệ thông tin và công nghiệp hoá.

Đồng tình quan điểm này, Chủ nhiệm Uỷ ban Tài chính – Ngân sách Nguyễn Đức Hải cho rằng, lực lượng DBĐV cần số lượng cán bộ các ngành đặc biệt quan trọng như y tế, tin học, cơ khí… Họ không nhất thiết tham gia quân ngũ nhưng cần được huấn luyện từ 4-6 tháng để khi cần phòng chống thiên tai hay có sự cố thì đây là lực lượng DBĐV rất quan trọng để huy động tham gia.

Về chế độ phụ cấp cho gia đình quân nhân dự bị (Điều 34), Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Hà Ngọc Chiến đề nghị nên cân nhắc và có báo cáo đánh giá tác động. “Tuy số tiền không nhiều nhưng sẽ tạo ra một quy định là cứ huy động thì phải có tiền, trong khi đây là một nghĩa vụ thiêng liêng”, ông nói. Chia sẻ với ý kiến của Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, tuy nhiên Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu nhận định, DBĐV cũng là lao động chính trong gia đình, do đó trong thời gian huy động họ tham gia huấn luyện (mất cả tháng), thì cũng cần có phụ cấp để đảm bảo cho đời sống của gia đình họ.

Cho ý kiến tại phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân lưu ý, các chính sách đề ra trong luật phải phù hợp với chủ trương và có tính tương đồng với các quy định trong các luật chuyên ngành khác, không gây mâu thuẫn với nhau. Khẳng định dự án Luật Lực lượng DBĐV đủ điều kiện trình ra Quốc hội cho ý kiến, Chủ tịch Quốc hội đề nghị sau phiên họp này UBQPAN sẽ thẩm tra chính thức, trước khi trình ra Kỳ họp thứ 7 tới.


Bảo Quân

Công an tỉnh Nghệ An và Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Bộ Công an) đồng chủ trì vừa đánh sập đường dây tội phạm xuyên quốc gia, bắt 12 đối tượng điều hành, quản lý website "Thiendia2.cc" (hơn 1,1 triệu thành viên trên toàn cầu) truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy trên mạng internet (đã tán phát trên 19 triệu nội dung đồi trụy với hàng trăm triệu lượt truy cập). ''

Khi phát hiện người phụ nữ bế trên một cháu bé đang khóc không ngớt và chân tay co giật đứng ở lề đường, tổ tuần tra của Phòng CSGT Công an tỉnh Phú Thọ đã khẩn trương đưa cháu bé trong tình trạng sốt cao, co giật đến bệnh viện cấp cứu. Do được cấp cứu kịp thời, hiện tại cháu bé đã giảm sốt, bệnh viện đang tiếp tục theo dõi điều trị cho cháu ổn định.

Trung tá Hoàng Anh Công Minh đang làm nhiệm vụ đã ra hiệu lệnh dừng xe để kiểm tra thì đối tượng Phạm Ngọc An (SN 2001, trú xã Vinh Hà, huyện Phú Vang, Thừa Thiên Huế) điều khiển phương tiện, phía sau chở Trương Ngọc Thảo Nhi (SN 2009) tông thẳng vào Trung tá Minh khiến anh ngã xuống đường, bị thương.

Chiều 28/4, cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bạc Liêu cho biết vừa bắt tạm giam Lê Thị Thanh Nghi (SN 1985, ngụ phường An Bình, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ) và Nguyễn Đăng Trình (SN 1983, ngụ huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long) về hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Chiều 28/4, thông tin từ Uỷ ban ATGT Quốc gia cho biết, trong ngày thứ 2 của kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5,  toàn quốc xảy ra 71 vụ tai nạn giao thông, làm chết 20 người, bị thương 68 người.Cùng ngày, lực lượng CSGT toàn quốc đã xử lý 14.515 trường hợp vi phạm Luật giao thông và ra quyết định xử phạt 31 tỷ 830 triệu đồng.

Ngày 28/4, Công an TP Hà Nội cho biết, Cơ quan An ninh điều tra Công an TP Hà Nội đã ra quyết định khởi tố bị can, thi hành Lệnh bắt bị can để tạm giam, lệnh khám xét chỗ ở đối với đối tượng Dương Minh Cường về tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” quy định tại Điều 331 Bộ luật Hình sự.

Hơn 40 cán bộ, chiến sĩ (CBCS) Tiểu đoàn 2 thuộc Trung đoàn Cảnh sát cơ động (CSCĐ) Nam Trung bộ đã nỗ lực dập tắt đám cháy tại nơi tập kết vật liệu tranh tre trong xưởng chế biến gỗ của doanh nghiệp ở TP Nha Trang (Khánh Hòa).

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文