Tập đoàn GFS đẩy mạnh đầu tư lĩnh vực nông nghiệp và hỗ trợ sáng tạo khoa học

09:18 18/05/2017
Tại Lễ Tổng kết và trao Giải thưởng Sáng tạo Khoa học Công nghệ (KHCN) Việt Nam, giải thưởng WIPO năm 2016 diễn ra vào tối 16-5 tại Cung Văn hóa lao động hữu nghị Việt Xô, ông Phạm Thành Công - Chủ tịch tập đoàn GFS đã vinh dự được nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ vì  đóng góp rất thiết thực cho hoạt động hỗ trợ các tài năng sáng tạo.

Tham gia vào Hội đồng bảo trợ Quỹ Hỗ trợ Sáng tạo Kỹ thuật Việt Nam (VIFOTEC), Ông Phạm Thành Công – Chủ tịch Tập đoàn GFS đã có những đóng góp thiết thực như hỗ trợ cho các hoạt động sáng tạo khoa học công nghệ thông qua Quỹ VIFOTEC; trao giải thưởng cho các em đoạt giải Cuộc thi Sáng tạo Thanh thiếu niên, nhi đồng toàn quốc, Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật toàn quốc, Giải thưởng Sáng tạo KHCN Việt Nam..

Tập đoàn GFS tiền thân là Công ty Quan hệ quốc tế Đầu tư sản xuất - CIENCO8 thuộc Bộ Giao thông vận tải được cổ phần hóa năm 2005. Sau 20 năm hoạt động, Tập đoàn GFS hiện là một trong những Tập đoàn Kinh tế đầu tư đa ngành hiệu quả tại Việt Nam.

Chủ tịch GFS nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ.

Từ kinh doanh trong lĩnh vực giao thông, thương mại, dịch vụ, Tập đoàn đã chuyển mạnh sang lĩnh vực hoạt động: Tài chính, Hạ tầng, Nhà ở, Đầu tư ứng dụng chuyển giao công nghệ cao, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp hữu cơ... phù hợp với đường lối phát triển kinh tế hiện nay của Đảng và Nhà nước.

Đến nay, Tập đoàn đã sở hữu 12 doanh nghiệp thành viên, tạo công ăn việc làm cho hàng nghìn lao động, đóng góp cho ngân sách Trung ương và địa phương hàng nghìn tỷ đồng. Với những đóng góp đó, Tập đoàn đã vinh dự được tặng nhiều danh hiệu cao quý của Thủ tướng chính phủ, Ban Tuyên giáo Trung ương, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, Bộ Giao thông Vận tải, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, UBND Thành phố Hà Nội, Trung ương Đoàn Thanh niên...

Luôn nỗ lực sáng tạo để tạo ra các sản phẩm có giá trị cao, đóng góp vào sự phát triển bền vững của xã hội là tâm niệm của cán bộ, công nhân viên tập đoàn GFS. Với mỗi dự án, sản phẩm của GFS đều được nghiên cứu và triển khai trên cơ sở mục tiêu tạo ra sản phẩm có giá trị và thương hiệu trên thị trường, không chỉ trong nước mà còn vươn ra thế giới.

Trong lĩnh vực bất động sản với mong muốn nâng cao giá trị sống cho cộng đồng, đưa khoa học công nghệ cao vào cuộc sống luôn là tiêu chí hàng đầu trong việc thiết kế các dự án của GFS như: Dự án Five Star Mỹ Đình, Five Star Garden, Five Star WestLake, Five Star Chu Văn An, Five Star Trường Chinh, Five Star Cầu Giấy...

Đặc biệt, trong lĩnh vực khoa học – nông nghiệp, Tập đoàn GFS đã thành lập Viện Công nghệ GFS – trực thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam. Đây là điểm khác biệt, thể hiện quyết tâm, ưu tiên của Tập đoàn để nghiên cứu, đầu tư nghiêm túc, hiệu quả cho khoa học công nghệ cao, để ứng dụng những kết quả nghiên cứu khoa học vào đời sống thực tiễn, trước mắt là ứng dụng vào các dự án nông nghiệp hữu cơ công nghệ cao.

Tập đoàn GFS đã, đang và sẽ đồng hành cùng các nhà khoa học, sáng tạo và tiếp tục thông qua Quỹ VIFOTEC để giúp đưa phong trào sáng tạo KHCN đi vào chiều sâu, thực chất và có hiệu quả cao hơn nữa, góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

PV

Bộ Tài chính cho biết đã khẩn trương rà soát, nghiên cứu các nhiệm vụ, quan điểm, chủ trương, giải pháp nêu tại Nghị quyết số 68-NQ/TW, đồng thời rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hiện hành liên quan, cũng như các luật đang được sửa đổi, bổ sung trình Quốc hội xem xét thông qua tại Kỳ họp thứ 9.

Thời gian qua, gia đình ông Trương Hoàng Xuân (SN 1956, trú đường Nguyễn Viết Xuân, phường 4, TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng) cùng các con, cháu, người thuê phòng trọ phải vất vả bắc ghế, trèo qua hàng rào của Sở Lao động, thương binh và xã hội tỉnh Lâm Đồng (cũ) mới ra ngoài được. Nguyên nhân là do chủ sử dụng bất động sản liền kề không cho gia đình ông Xuân sử dụng lối đi này nữa.

Sáng 13/5, TAND TP Hà Nội tiếp tục phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử bị cáo Nguyễn Linh Ngọc (cựu Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường) cùng 26 bị cáo khác trong vụ án xảy ra tại Công ty Thái Dương và các đơn vị liên quan đến vụ khai thác trái phép đất hiếm ở Yên Bái, buôn lậu sang Trung Quốc.

Nhân viên kỹ thuật đã tự ý sử dụng 58 ống hỏa thuật “rồng lửa” còn sót lại từ Festival Nghề truyền thống Huế 2023 để thực hiện trong chương trình bắn hỏa pháo súng thần công. Các ống này đã bị thấm nước, gây ẩm không cháy do thời gian lắp đặt gặp mưa gió và hết hạn sử dụng, dẫn đến chất lượng không đảm bảo.

Tại bản kết luận điều tra trong vụ án Thuận An, Cơ quan CSĐT Bộ Công an xác định, bị can Nguyễn Duy Hưng (Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tập đoàn Thuận An) có mối quan hệ thân thiết với bị can Phạm Thái Hà (cựu Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, cựu Trợ lý nguyên Chủ tịch Quốc hội, theo dõi Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Giang).

Ngày 13/5, Công an tỉnh Bình Phước cho biết, Phòng Cảnh sát kinh tế đã phối hợp với các cơ quan chức năng tiến hành tiêu hủy 781kg thịt heo ôi thiu, dương tính với virus dịch tả lợn châu Phi, đồng thời thực hiện các biện pháp khử trùng, vệ sinh môi trường. Số thịt bị tiêu hủy này thu giữ tại cơ sở sơ chế trái phép của bà Tô Thị Bưởi, trú phường Tân Bình, TP Đồng Xoài.

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi cảnh báo Pakistan rằng New Delhi sẽ nhắm mục tiêu vào “nơi ẩn náu của khủng bố” bên kia biên giới một lần nữa nếu có các cuộc tấn công mới vào Ấn Độ và sẽ không bị ngăn cản bởi cái mà ông gọi là sự “tống tiền hạt nhân” của Islamabad.

Mối quan hệ nhạy cảm giữa Ấn Độ và Pakistan đang bước vào giai đoạn nguy hiểm khi chính quyền New Delhi đơn phương rút khỏi Hiệp ước Nước sông Ấn (IWT) lần đầu tiên trong lịch sử. Trong bối cảnh biến đổi khí hậu khiến nguồn nước khan hiếm, cuộc tranh chấp lưu vực sông Ấn khiến chúng ta không khỏi suy nghĩ về tương lai khi những căng thẳng địa chính trị có thể bùng phát từ áp lực môi trường.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.