Thẩm tra dự án Luật cư trú:

Quản lý cư trú từ sổ hộ khẩu giấy sang dữ liệu điện tử

10:10 12/05/2020
Dự thảo Luật đã sửa đổi theo hướng thay thế phương thức quản lý cư trú từ thủ công là Sổ Hộ khẩu, Sổ Tạm trú giấy bằng việc quản lý thông qua dữ liệu điện tử, ứng dụng CNTT



Sáng 12/5, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng, Thường trực Ủy ban Pháp luật tổ chức họp toàn thể bằng hình thức trực tuyến để thẩm tra sơ bộ dự án Luật Cư trú (sửa đổi).

 Dự phiên họp đại diện các Ủy ban của Quốc hội, đại diện lãnh đạo các cơ quan hữu quan cùng các ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội. Thiếu tướng Nguyễn Duy Ngọc, Thứ trưởng Bộ Công an dự phiên họp, trình bày báo cáo tóm tắt dự án Luật.

Bỏ sổ hộ khẩu, sổ tạm trú

Sửa đổi Luật cư trú nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật về cư trú bảo đảm phù hợp với chủ trương cải cách hành chính và tiến hành hội nhập, mở rộng giao lưu, hợp tác quốc tế; thực hiện chủ trương hiện đại hoá và đơn giản hoá thủ tục hành chính, giấy tờ công dân liên quan đến công tác quản lý dân cư; bảo đảm tốt hơn nữa tính công khai, minh bạch, tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho công dân thực hiện quyền tự do cư trú và tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về cư trú; nhằm bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất trong hệ thống pháp luật quy định về các giấy tờ của công dân; đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý hành chính về trật tự xã hội.

Luật Cư trú (sửa đổi) gồm 7 chương, 41 điều, trong đó, Chương I (Những quy định chung) gồm 7 điều. Chương II (Quyền và trách nhiệm của công dân về cư trú) gồm 4 điều từ điều 8 đến điều 11. Chương III (Nơi cư trú) gồm 9 điều từ điều 12 đến điều 20. Chương IV (Đăng ký Thường trú ) gồm 5 điều từ điều 21 đến điều 25. Chương V (Đăng ký tạm trú, thông báo lưu trú khai báo tạm vắng) gồm 4 điều từ điều 26 đến điều 29. Chương VI (Trách nhiệm quản lý cư trú) gồm 9 điều từ điều 30 đến điều 38. Chương VII là chương Điều khoản thi hành gồm 3 điều từ điều 39 đến điều 41.

Thứ trưởng Nguyễn Duy Ngọc cho biết, dự thảo Luật đã sửa đổi theo hướng thay thế phương thức quản lý cư trú từ thủ công là Sổ Hộ khẩu, Sổ Tạm trú giấy bằng việc quản lý thông qua dữ liệu điện tử, ứng dụng CNTT. Cụ thể là sử dụng mã số định danh cá nhân của công dân để truy cập, cập nhật thông tin trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; Cơ sở dữ liệu này chạy trên mạng được chia sẻ, kết nối với các bộ, ngành, cơ quan, đơn vị có liên quan. Đây là phương thức quản lý hiện đại, góp phần nâg cao hiệu quả quản lý cư trú, giảm thủ tục hành chính, tạo thuận lợi tối đa cho nhân dân.

Dự thảo Luật Cư trú (sửa đổi) đã bỏ các quy định về: Sổ Hộ khẩu, tách sổ hộ khẩu, giấy chuyển hộ khẩu, điều chỉnh những thay đổi trong Hộ khẩu...

Nội dung sửa đổi, bổ sung cụ thể về các thủ tục đăng ký thường trú, tạm trú bằng phương thức mới thông qua mã số định danh cá nhân của công dân và các thông tin về nơi thường trú, nơi tạm trú được cập nhật, điều chỉnh trên cơ sở dữ liệu về cư trú, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư được quy định tại Dự thảo Luật Cư trú (sửa đổi) theo hướng: Cơ quan đăng ký, quản lý cư trú có trách nhiệm thẩm định, cập nhật thông tin địa chỉ thường trú, tạm trú mới của người đăng ký vào Cơ sở dữ liệu về cư trú, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và thông báo cho người đăng ký về việc đã cập nhật thông tin đăng ký thường trú, tạm trú.

Xoá thường trú và khôi phục thường trú  như thế nào?

Thứ trưởng Nguyễn Duy Ngọc cho biết, việc thực hiện quản lý dân cư thông qua phương thức mới bằng mã số định danh cá nhân trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú sẽ dẫn đến việc bãi bỏ 1 phần hoặc toàn bộ 13 nhóm thủ tục hành chính liên quan đến đăng lý, quản lý thường trú, tạm trú của công dân.

Bên cạnh đó, trong dự án  Luật Cư trú (sửa đổi), Chính phủ đã thống nhất bỏ các quy định riêng về điều kiện đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc Trung ương để trình Quốc hội. Tức là, không có quy định riêng về điều kiện đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc Trung ương; việc đăng ký thường trú tại tất cả các địa phương là như nhau, không có sự phân biệt và được áp dụng chung, thống nhất trên toàn quốc. Đồng thời, để đảm bảo tính thống nhất của hệ thống pháp luật, Dự thảo Luật quy định bão bỏ khoản 3, khoản 4 điều 19, Luật Thủ đô quy định về điều kiện đăng ký thường trú ở Thủ đô.

Thứ trưởng Nguyễn Duy Ngọc báo cáo dự án Luật

Một điểm bổ sung cơ bản trong trường hợp xoá đăng ký thường trú của dự án Luật đó là bổ sung 4 trường hợp cần xoá đăng ký thường trú.

Thứ trưởng Nguyễn Duy Ngọc cho biết, việc bổ sung quy định 4 trường hợp cần xoá đăng ký thường trú nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm của công dân và hộ gia đình trong đăng ký, quản lý cư trú, bảo đảm thực hiện nghiêm pháp luật về cư trú của công dân, cũng như hạn chế tác động đến quyền, lợi ích hợp pháp của các thành viên khác trong hộ gia đình có người đi khỏi nơi cư trú lâu ngày không rõ lý do, không biết hiện đang sống ở đâu như giải quyết các thủ tục tố tụng, tham gia giao dịch dân sự của các hộ gia đình....; hạn chế tình trạng cư trú ảo. Quy định này cũng giúp cơ quan đăng ký, quản lý cư trú nắm bắt tình hình cư trú của dân cư trên địa bàn chặt chẽ hơn.

Theo Thứ trưởng Nguyễn Duy Ngọc thì dự thảo Luật cũng bổ sung quy định công dân được đăng ký lại nơi thường trú ban đầu khi trở về địa phương sinh sống, đồng thời sẽ có hướng dẫn cụ thể về trường hợp này để việc áp dụng được thuận lợi cho công dân: có thể áp dụng khai báo qua mạng, qua điện thoại, khai báo trực tiếp hoặc nhờ người khác trong gia đình đăng ký giúp.


Phương Thuỷ

Đại úy Lê Thị Hồng Lụa là cô giáo ở Trường Giáo dưỡng số 2, Cục Cảnh sát quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng, Bộ Công an. Ngoài truyền đạt kiến thức văn hóa cho học sinh, Đại úy Lê Thị Hồng Lụa còn uốn nắn, dạy dỗ, giáo dục những học sinh từ lầm lì, khép kín, ngỗ nghịch đi vào nền nếp, kỷ cương, trở thành người lương thiện để khi hết thời hạn, các em về với gia đình, trở thành người có ích cho xã hội. Nhiều năm miệt mài làm người “chở đò”, với biết bao tâm huyết, công sức, những kỷ niệm về sự hướng thiện của các em học sinh ở ngôi trường “đặc biệt” vẫn luôn là động lực để Đại úy Lê Thị Hồng Lụa thêm say mê, yêu quý nghề. 

Trận lũ quét xảy ra hôm 29/10 vừa qua đã để lại những hậu quả nặng nề về người và của, nằm ngoài tiên lượng của giới chức chính trị Tây Ban Nha và nghiêm trọng hơn, nó còn khiến cho giới chức chính trị Tây Ban Nha chỉ trích và đỗ lỗi cho nhau trong cách ứng phó thiên tai.

Phòng, phòng chống ma túy và tội phạm, Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế Cầu Treo BĐBP Hà Tĩnh, Phòng Cảnh sát kinh tế Công An tỉnh Hà Tĩnh phối hợp với Chi cục Hải Quan cửa khẩu quốc tế Cầu Treo bắt giữ 1 đối tượng vận chuyển trái phép 212 kg pháo hoa qua biên giới.

Trưa 16/11, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy Công an tỉnh Tây Ninh cho biết, vừa phối hợp cùng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (Bộ Công an) và các đơn vị nghiệp vụ liên quan triệt phá đường dây vận chuyển 58 kg ma túy.

Chủ đề thảo luận của Hội nghị các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu lần thứ 29 (COP29) là vấn đề tiền bạc. Ai sẽ chi trả cho các nước đang phát triển để giải quyết hậu quả của biến đổi khí hậu?

Dù 930 căn hộ đã được bàn giao cho cư dân từ năm 2019, nhưng đến tháng 5/2023 chủ đầu tư chung cư Saigon Gateway ở TP Thủ Đức là Công ty CP BĐS Hiệp Phú Land (HPL) mới có văn bản đề nghị UBND TP Hồ Chí Minh chỉ đạo các sở, ngành liên quan cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà (sổ hồng) cho cư dân. Tình trạng này khiến người mua nhà phản ứng gay gắt về việc chậm được cấp sổ hồng…

Lễ trao Giải báo chí toàn quốc "Vì sự nghiệp giáo dục Việt Nam" năm 2024 đã diễn ra vào sáng ngày 16/11. Đây là giải thưởng do Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức. Báo Giáo dục và Thời đại là đơn vị thường trực.

Thời gian qua, chính quyền địa phương, các ban ngành, nhất là Công an TP Hồ Chí Minh và các quận, huyện đã vận dụng tối đa nguồn lực, trở thành điểm tựa, hỗ trợ cho những người từng lầm lỡ tái hòa nhập cộng đồng, lao động vươn lên trong cuộc sống…

Xung đột Israel-Palestine từ lâu đã trở thành tâm điểm trong quan hệ quốc tế, với giải pháp hai nhà nước được nhiều người coi là chìa khóa để đạt được hòa bình lâu dài. Tuy nhiên, sau nhiều năm chiến tranh và đau thương, phần lớn người Palestine đã mất niềm tin vào giải pháp này, cho rằng đó là một giấc mơ không thể thành hiện thực.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文