Thảo luận về một số nội dung của dự án Luật Cảnh sát biển Việt Nam

20:38 05/11/2018
Chiều 5-11, thảo luận về Luật Cảnh sát biển Việt Nam, các đại biểu đều thống nhất với sự cần thiết ban hành Luật Cảnh sát biển Việt Nam; cho rằng việc xây dựng luật bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất trong hệ thống pháp luật, nhất là thực hiện Hiến pháp năm 2013 và tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động của lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam.


Các đại biểu đều cho rằng dự thảo luật đã được nghiêm túc tiếp thu, các nội dung của Dự thảo luật đã được rà soát, bảo đảm đồng bộ, thống nhất, nhiều nội dung đã được chỉnh sửa.

Cảnh sát biển là lực lượng vũ trang nhân dân

Nhiệm vụ, quyền hạn, phạm vi hoạt động của Cảnh sát biển Việt Nam là một trong những nội dung được nhiều đại biểu quan tâm. 

Đa số các ý kiến tán thành việc xác định Cảnh sát biển là lực lượng vũ trang nhân dân; tuy nhiên cũng đề nghị cần tiếp tục tập trung rà soát để quy định chức năng, nhiệm vụ, nguyên tắc, phạm vi hoạt động của lực lượng phù hợp với tính chất hoạt động của lực lượng, phù hợp với hệ thống pháp luật, làm rõ nhiệm vụ quyền hạn do Cảnh sát biển Việt Nam chủ trì, để bảo đảm không tạo ra khoảng trống trên biển nhưng cũng tránh chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ.

Tại kỳ họp trước (kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV), một số ý kiến đề nghị quy định CSBVN thuộc Chính phủ, đồng thời cho rằng, quy định “Cảnh sát biển Việt Nam là lực lượng vũ trang nhân dân” là chưa thống nhất với Luật Quốc phòng; dễ gây hiểu nhầm Cảnh sát biển tương đương Quân đội nhân dân, Công an nhân dân, Dân quân tự vệ; gây nhạy cảm, khi có tranh chấp, xung đột trên biển, rất dễ bị thế lực thù địch lợi dụng. 

Theo giải trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong phiên họp chiều 5-11, quy định “CSBVN là lực lượng vũ trang nhân dân” là kế thừa Pháp lệnh lực lượng CSBVN năm 1998 và năm 2008; thực hiện hơn 20 năm qua không có vướng mắc và đã nhận được sự ủng hộ rộng rãi của cộng đồng quốc tế, phù hợp với một số quy định của pháp luật; đồng thời làm căn cứ pháp lý để xác định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và là cơ sở xây dựng cơ chế, chính sách, bảo đảm cho hoạt động và tạo điều kiện thuận lợi để CSBVN hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. 

Nhất trí với giải trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đại biểu Lê Thị Nguyệt (Vĩnh Phúc) đề nghị cần xác định rõ địa vị pháp lý của lực lượng cảnh sát biển Việt Nam. Muốn xác định có phải là lực lượng vũ trang hay không phải căn cứ vào tính chất hoạt động của lực lượng đó.

Đại biểu Bùi Quốc Phòng. Ảnh: Quochoi.vn

Với chức năng được giao, là lực lượng chuyên trách của Nhà nước, làm nòng cốt để thực thi pháp luật và bảo vệ an ninh quốc gia trên biển, vùng lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc, đại biểu Nguyệt cho rằng, lực lượng này có chức năng bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn trên biển cũng giống như lực lượng đảm bảo an ninh trật tự, an toàn trên đất liền, nên cảnh sát biển phải thuộc lực lượng vũ trang nhân dân. 

Đại biểu Bùi Quốc Phòng (Thái Bình) lưu ý đến Điều 3, Điều 4 của Dự thảo Luật, quy định: Cảnh sát biển Việt Nam là lực lượng vũ trang nhân dân, lực lượng chuyên trách của Nhà nước, làm nòng cốt thực thi pháp luật và bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn trên biển.

Cảnh sát biển Việt Nam đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự thống lĩnh của Chủ tịch nước, sự thống nhất quản lý Nhà nước của Chính phủ và sự chỉ đạo, chỉ huy trực tiếp của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, với phương châm xây dựng lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam theo hướng cách mạng, chính quy, hiện đại.

Đại biểu nhấn mạnh, điều này là hoàn toàn phù hợp, nhằm khẳng định và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của nhà nước, để nâng cao chất lượng của Cảnh sát biển Việt Nam, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia trên biển theo quy định của pháp luật Việt Nam. 

Xây dựng Cảnh sát biển chính quy, tinh nhuệ, hiện đại

Về quy định xây dựng Cảnh sát biển chính quy, tinh nhuệ, hiện đại trong dự thảo Luật, đại biểu Tô Văn Tám (Kon Tum) cho rằng, xác định như thế là phù hợp bởi lực lượng CSBVN là lực lượng chuyên trách, nòng cốt, bảo vệ an ninh quốc gia trên biển. Tuy nhiên, quy định như vậy lại không thống nhất với quan điểm của Đảng, Hiến pháp của Nhà nước và Luật an ninh quốc gia là "xây dựng lực lượng vũ trang chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại”.  

“Nếu phải ưu tiên xây dựng một lực lượng đi thẳng lên hiện đại thì theo tôi hải quân và không quân là hai lực lượng được ưu tiên trước- đây là hai lực lượng mạnh để bảo vệ chủ quyền quốc gia” - đại biểu Tô Văn Tám đề nghị.  

Về phạm vi hoạt động của cảnh sát biển Việt Nam, đại biểu Châu Quỳnh Giao (đoàn Kiên Giang) nêu một số băn khoăn. Đại biểu này phân tích: Pháp lệnh 1998 quy định, phạm vi hoạt động của CSBVN là từ lãnh hải trở ra. 

Sau 10 năm thực hiện, quy định này không còn phù hợp với thực tế biển Việt Nam nên năm 2008, Pháp lệnh đã sửa đổi và phạm vi hoạt động của CSBVN là trên các vùng biển và thềm lục địa của Việt Nam. Dự thảo Luật lần này cũng quy định, phạm vi hoạt động của CSBVN là trong vùng biển Việt Nam. 

Đại biểu Lê Thị Nguyệt.

Đại biểu Võ Đình Tín – tỉnh Đắk Nông, quan tâm đến chức năng của Cảnh sát biển Việt Nam. Đại biểu chỉ rõ, theo quy định tại khoản 2 Điều 3 của dự án luật, Cảnh sát biển Việt Nam có chức năng tham mưu cho Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đề xuất với Đảng, Nhà nước về chính sách, pháp luật bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn trên biển; bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia trong vùng biển Việt Nam; quản lý về an ninh, trật tự, an toàn và bảo đảm việc chấp hành pháp luật Việt Nam, thỏa thuận quốc tế, điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. 

Theo đại biểu, quy định trên cho thấy chức năng thứ nhất và thứ hai của dự thảo luật đều có quy định về phạm vi để thực hiện chức năng của Cảnh sát biển Việt Nam trên biển trong vùng biển Việt Nam.

Đại biểu đề nghị chỉnh lý khoản 2 Điều 3 của Dự thảo luật, theo hướng Cảnh sát biển Việt Nam có chức năng tham mưu cho Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đề xuất với Đảng, Nhà nước về chính sách, pháp luật và chiến lược bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn trên biển; bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia trong vùng biển Việt Nam; quản lý về an ninh, trật tự, an toàn và bảo đảm việc chấp hành pháp luật Việt Nam, thỏa thuận quốc tế, điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên trong vùng biển Việt Nam. 

Bên cạnh đó, đại biểu cũng băn khoăn về điều khoản quy định việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát biển Việt Nam (Điều 36).

Thu Thuỷ

Nếu có cơ hội đến Điện Biên dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, nhất định bạn không thể bỏ qua các di tích lịch sử gắn liền với một “thiên sử vàng” của dân tộc Việt Nam; là nơi các thế hệ đi trước đã  hy sinh của bao máu xương để làm nên chiến thắng “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Là đơn vị chủ công trong công tác bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn các hoạt động kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ nói chung, Lễ diễu binh, diễu hành nói riêng; thực hiện nhiệm vụ bảo vệ vòng trong cùng, các đơn vị của Bộ Tư lệnh Cảnh vệ đã chủ động triển khai lực lượng, trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác bảo vệ.

Ngày 5/5, Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh hoàn tất kết luận điều tra, chuyển hồ sơ sang Viện KSND cùng cấp đề nghị truy tố Nguyễn Thanh Tâm (SN 1997, ngụ huyện Củ Chi) về tội: "Giết người" và "Cướp tài sản".

Ngày 4/5, Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã có Thư khen gửi Giám đốc Công an tỉnh Hải Dương; đồng chí Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao về thành tích triệt phá nhóm đối tượng hoạt động thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán trái phép thông tin tài khoản ngân hàng nhằm mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa tiền với quy mô rất lớn, lên đến hàng nghìn tỷ đồng.

Hướng tới 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), 66 năm Ngày Truyền thống lực lượng An ninh chính trị nội bộ (10/5/1958 - 10/5/2024), từ ngày 3 - 5/5, Công an tỉnh Nghệ An tổ chức giao lưu, học tập kinh nghiệm giữa lực lượng làm công tác An ninh chính trị nội bộ các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và TP Hà Nội.

Sau khi tìm đến các mỏ khai thác đá trái phép, Phạm Ngọc Hùng cùng đồng bọn đã tự xưng là nhà báo, có mối quan hệ quen biết với nhiều lãnh đạo nên đã đòi bảo kê, thu mua đá rồi chiếm đoạt số tiền hơn 500 triệu đồng.

Trước năm 1954, Sân bay Điện Biên vốn là sân bay dã chiến của quân đội Pháp. 70 năm sau, qua nhiều lần nâng cấp, Sân bay Điện Biên đã trở thành sân bay dân dụng hiện đại, đáp ứng khai thác máy bay cỡ lớn, là cầu nối kinh tế tại 6 tỉnh biên giới Tây Bắc.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文