Kỷ niệm 65 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7-5-1954 / 7-5-2019)

“Thế trận lòng dân” trong chiến thắng Điện Biên Phủ

09:23 05/05/2019
Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, mà đỉnh cao là chiến dịch Điện Biên Phủ, nhân dân và lực lượng vũ trang nhân dân của ta đã phải đương đầu với một đội quân xâm lược lớn mạnh, có quân số đông, vũ khí trang bị kỹ thuật hiện đại.


Nghệ thuật tiến hành chiến tranh nhân dân Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh phải giải quyết một bài toán lịch sử mới: Làm thế nào để nhân dân và lực lượng vũ trang nhân dân có thể chiến thắng được một đội quân xâm lược nhà nghề, ở một chiến trường rừng núi hết sức phức tạp về địa hình, khí hậu, thời tiết, trong điều kiện đất nước còn muôn vàn khó khăn, thử thách, lực lượng vũ trang nhân dân, nhất là quân đội nhân dân còn non trẻ, vũ khí trang bị còn ít và thô sơ?

Vận dụng và phát triển sáng tạo nghệ thuật quân sự vô sản, nhất là nghệ thuật tiến hành chiến tranh nhân dân, nghệ thuật phát huy vai trò và sức mạnh của quần chúng nhân dân trong chiến tranh chính nghĩa của chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta; kế thừa truyền thống, kinh nghiệm “trăm họ là binh”, “cả nước một lòng”, “toàn dân đánh giặc”, “chúng chí thành thành”, “vua tôi đồng lòng, anh em hòa thuận”, “hòa nước sông chén rượu ngọt ngào”, “lấy nhỏ thắng lớn”, “lấy yếu chống mạnh”, “lấy ít địch nhiều”… chúng ta đã quy tụ, khơi dậy và phát huy cao độ sức mạnh chính trị - tinh thần của lực lượng vũ trang nhân dân và của nhân dân các dân tộc Việt Nam để làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

“Thế trận lòng dân” trong chiến thắng Điện Biên Phủ là sự gắn kết và quy tụ sức mạnh của lực lượng vũ trang nhân dân với nhân dân các dân tộc Việt Nam. Trong những ngày đêm gian khổ, khó khăn, chiến đấu, hy sinh ở mặt trận Điện Biên Phủ, Bộ đội, Công an và Dân công đã kề vai, sát cánh chiến đấu và phục vụ chiến đấu. 

Lực lượng vũ trang nhân dân và nhân dân các dân tộc Việt Nam, nhất là lực lượng vũ trang nhân dân trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ và nhân dân các dân tộc Tây Bắc đã gắn bó keo sơn, đồng cam, cộng khổ, cùng nhau chịu đựng mọi khó khăn, gian khổ, hy sinh, với những ngày đêm “khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt”.

“Thế trận lòng dân” trong chiến thắng Điện Biên Phủ là sự gắn kết và quy tụ sức mạnh của hậu phương và của tiền tuyến. Trong điều kiện khó khăn, thiếu thốn của một đất nước vừa giành được độc lập, nhưng hậu phương của chiến tranh, nhất là hậu phương ở chiến trường Tây Bắc đã được củng cố, xây dựng, nhất là xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân để tập trung sức chi viện cho tiền tuyến. 

Do thực hiện tốt chính sách cải cách ruộng đất nên nông dân rất phấn khởi đẩy mạnh sản xuất, hăng hái đóng thuế nông nghiệp, xung phong tòng quân và đi dân công phục vụ chiến dịch. Những kết quả đạt được trong cải cách ruộng đất đã động viên, khích lệ, làm nức lòng các chiến sĩ đang chiến đấu ở ngoài mặt trận. 

Những chiến thắng vang dội của các chiến sĩ ở ngoài mặt trận, nhất là những chiến công vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, dũng cảm, hy sinh vì thắng lợi của chiến dịch đã có sức lay động, cổ vũ mạnh mẽ tinh thần của không chỉ các chiến sĩ đang trực tiếp chiến đấu, phục vụ chiến đấu ở mặt trận, mà còn có ý nghĩa động viên tinh thần của nhân dân ở hậu phương làm tăng thêm tinh thần đoàn kết, gắn bó, động viên, khích lệ lẫn nhau giữa tiền tuyến với hậu phương, hậu phương với tiền tuyến, tạo nên “thế trận lòng dân” ngày càng gắn bó vững chắc.

“Thế trận lòng dân” trong chiến thắng Điện Biên Phủ là biểu hiện của việc khơi dậy và phát huy sức mạnh của lực lượng vũ trang nhân dân và nhân dân các dân tộc Việt Nam trong việc khơi dậy và phát huy tinh thần yêu nước, sẵn sàng đứng lên chấp nhận mọi khó khăn, gian khổ, hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì ấm no, tự do, hạnh phúc của nhân dân, quyết không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ. 

Với việc khơi dậy và phát huy tinh thần yêu nước của lực lượng vũ trang nhân dân và nhân dân các dân tộc Việt Nam trong chiến dịch Điện Biên Phủ tạo nên một “thế trận lòng dân” vững chắc, nhất là đã tạo ra được một phong trào thi đua giết giặc lập công sôi nổi, rộng khắp từ cán bộ đến chiến sĩ, từ những người trực tiếp chiến đấu đến những người phục vụ chiến đấu trong  suốt 56 ngày đêm “khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt”, “máu trộn bùn non”, nhưng “gan không núng, chí không mòn”.

Việc khơi dậy và phát huy tinh thần yêu nước của lực lượng vũ trang nhân dân và nhân dân các dân tộc Việt Nam không chỉ là việc khơi dậy và phát huy sức mạnh chính trị - tinh thần của những người trực tiếp chiến đấu và những người phục vụ chiến đấu ngay tại mặt trận, mà đó còn là việc khơi dậy và phát huy tinh thần yêu nước của toàn thể nhân dân các dân tộc Việt Nam hướng ra tiền tuyến với tinh thần: “Thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”. 

Thực hiện lời động viên, kêu gọi của Trung ương Đảng, của Chính phủ, của Hồ Chủ tịch, hàng vạn con em các dân tộc Việt Nam trên khắp các vùng, miền của đất nước đã hăng hái xung phong, nô nức lên đường tham gia chiến đấu và phục vụ chiến đấu. 

Chúng ta đã khơi dậy và phát huy được cao độ tinh thần yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam, quy tụ được sự đồng tình, ủng hộ, giúp đỡ, đóng góp của nhân dân cả tinh thần và vật chất, cả lực lượng và của cải cho chiến dịch lịch sử Điên Biên Phủ, để rồi làm nên chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” như nhà thơ Tố Hữu đã viết.

Thiếu tướng, PGS. TS Nguyễn Vĩnh Thắng

Thông tin từ Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, hôm qua (5/5), khu vực vùng núi và trung du Bắc Bộ, từ Nghệ An đến Quảng Ngãi có nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt và đặc biệt gay gắt. Nhiệt độ cao nhất phổ biến 35-37 độ, có nơi trên 39 độ như: Phù Yên (Sơn La) 39.5 độ, Mai Châu (Hòa Bình) 39.1 độ, Quỳ Hợp (Nghệ An) 39.2 độ… Độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến 45-60%.

Tối 5/5, theo nguồn tin riêng của phóng viên, các đơn vị nghiệp vụ Công an TP Hồ Chí Minh phối hợp Công an xã Đông Thạnh và các đơn vị liên quan đã bắt giữ được hai đối tượng gây ra vụ cướp tiệm vàng trên đường Đặng Thúc Vịnh, xã Đông Thạnh, huyện Hóc Môn.

Thông tin từ Chi cục Quản lý thị trường (QLTT) TP Hà Nội cho biết, đêm 28/4, Đội QLTT 17, Chi cục Quản lý thị trường TP. Hà Nội, phối hợp Đội 7 - Phòng Cảnh sát Kinh tế, Công an TP. Hà Nội, tiến hành kiểm tra đột xuất hộ kinh doanh do ông Nguyễn Đình Chiểu làm chủ có địa chỉ tại đường Hòa Bình, thôn Bái Đô, xã Tri Thủy, huyện Phú Xuyên.

Trong chuyến làm khách tại Quảng Nam, HLV Polking đã có quyết định gây bất ngờ khi tung ra đội hình không hề có một tiền đạo đúng nghĩa. Nhưng cũng chính quyết định có phần mạo hiểm ấy đã giúp CLB Bóng đá Công an Hà Nội (CAHN) giành chiến thắng.

Một người đàn ông đang lưu thông bằng xe máy trên đường thì bất ngờ bị chiếc xe taxi điện đang chạy phía sau lao đến tông mạnh. Cú va chạm khiến người đàn ông bị ngã xuống đường chấn thương sọ não và tử vong tại bệnh viện.

Ngày 5/5, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Trà Vinh cho biết đã khởi tố bị can và thi hành lệnh bắt tạm giam đối với Nhan Hải Duy (SN 1998) và Nhan Công Trứ (SN 1965, cha ruột Duy, cùng thường trú xã Hiệp Hòa, huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh) để điều tra về hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Khi bị dừng xe, Bùi Đức Hiếu đã có hành vi chửi bới, lăng mạ, cản trở hoạt động của tổ công tác, dùng tay tát vào mặt đồng chí Đặng Minh Tiến, cán bộ tổ công tác.

Ngày 5/5, Cơ quan CSĐT Công an TP Hà Nội vừa ra quyết định khởi tố 3 bị can là cán bộ xã Tự Nhiên, huyện Thường Tín về tội  “Nhận hối lộ” gồm: Nguyễn Xuân Phiến (SN 1965), Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Tự Nhiên; Nguyễn Văn Phích (SN 1965), Ủy viên Ban thường vụ Đảng ủy, Phó Chủ tịch UBND xã Tự Nhiên; Trần Thị Thu Trang (SN 1984), cán bộ địa chính xã Tự Nhiên.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.