Thiện chí và “Báo cáo nhân quyền”

18:42 27/05/2012
Khi những người bạn nhìn nhau một cách thiện chí, thì những sai lầm nếu có trong cách hiểu, cách nhìn nhận cũng sẽ được thanh gột, cải sửa từ sự thiện chí của mỗi bên.

Ngày 26/5, trả lời trước việc Mỹ ra Báo cáo nhân quyền thường niên năm 2011, trong đó có phần đánh giá về tình hình nhân quyền ở Việt Nam, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lương Thanh Nghị nêu rõ: “Báo cáo thường niên của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ về tình hình nhân quyền thế giới năm 2011 trong khi có ghi nhận nhiều thành tựu quan trọng của Việt Nam trong việc đảm bảo quyền con người cho nhân dân Việt Nam, nhưng đáng tiếc vẫn tiếp tục đưa ra một số nhận định thiếu khách quan dựa trên những thông tin sai lệch về tình hình thực thi quyền con người ở Việt Nam”.

Được biết, trước đó, ngày 24/4, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã trình Quốc hội Mỹ bản Báo cáo về tình hình nhân quyền thế giới năm 2011, trong đó có đề cập đến tình hình nhân quyền tại Việt Nam.

Đây là năm thứ 36 Bộ Ngoại giao Mỹ đưa ra Báo cáo Nhân quyền, đánh giá về tình hình thực hiện quyền con người của hầu hết quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, không bao gồm Mỹ. Điều đáng chú ý, trong số các quốc gia nêu trong báo cáo, rất nhiều quốc gia bị chỉ trích vi phạm nhân quyền (như năm 2010 có tới hơn 130 quốc gia bị Bộ Ngoại giao Mỹ chỉ trích vì hạn chế các quyền của con người, chỉ có 3 quốc gia được cho là có tiến bộ đáng kể trong lĩnh vực này). Đương nhiên, với một báo cáo nhiều điểm thiếu khách quan, thiếu căn cứ, báo cáo nhân quyền lần này của Bộ Ngoại giao Mỹ - như thường lệ, vấp phải sự phản ứng của các nước.

Ở đây, chúng tôi muốn nhấn mạnh nguồn thông tin để đưa ra báo cáo. Nguồn thông tin để đưa ra báo cáo, để đảm bảo tính khách quan, chính xác phải dựa vào thị sát thực tế và thông qua các kênh thông tin khác, trong đó có thông tin báo chí, truyền thông, dư luận. Trong đó, thị sát thực tế là yếu tố căn bản nhất. Đương nhiên, việc thị sát phải đảm bảo rằng, người tiến hành thị sát để thực hiện báo cáo phải công tâm, khách quan bởi bất cứ sự lệ thuộc hoặc áp đặt nào về ý chí, đều dẫn tới nhận định sai lệch.

Thực tế, những năm qua, nhiều cá nhân, tổ chức nước ngoài đã được tạo điều kiện vào Việt Nam để tìm hiểu về nhân quyền và họ đã hướng tới cách nhìn đầy đủ hơn. Nhưng đáng tiếc, tư duy của một số người vẫn mang tính định kiến, bảo thủ, dựa trên cơ sở đánh giá sai sự thật về một số vụ việc cá nhân vi phạm pháp luật hình sự ở Việt Nam (bị bắt, xử lý trước pháp luật) để suy luận mang tính áp đặt. Trong khi đó, nhiều thông tin họ thu nhận được từ bên ngoài đã bị xuyên tạc, bóp méo sự thật. Một số cá nhân trong cộng đồng người Việt ở Mỹ, sau mấy chục năm di cư vẫn định kiến về đất nước, quê hương đã sinh ra mình, thường xuyên có các hành động chống phá, trong đó thủ đoạn phổ biến của số này là xuyên tạc tình hình nhân quyền, dân chủ, tôn giáo trong nước để gây áp lực lên chính quyền Mỹ.

Hồi đầu năm 2012, lợi dụng trang web “ý kiến người dân” (một sáng kiến của Tổng thống Obama lập  năm 2009 để tiếp thu ý kiến người dân Mỹ), một số đối tượng phản động người Mỹ gốc Việt được sự hậu thuẫn của Việt Tân đã kích động các phần tử chống đối, thu thập cái gọi là “chữ ký ủng hộ”. Những hành động theo cách như vậy đều có nội dung tố cáo xuyên tạc sự thật.

Bộ Ngoại giao Mỹ hằng năm vẫn đưa ra báo cáo nhân quyền bao phủ hầu hết quốc gia, vùng, lãnh thổ trên thế giới mà lại trừ mình ra, cũng giống như ngạn ngữ nói rằng người ta có thể thấy nhiều nơi, trừ cái gáy của mình. Còn khi tự cho mình quyền phán xét các nước, thì yêu cầu bắt buộc là phải có đủ tầm nhìn chứ không thể chỉ dựa trên thông tin sai lệch. Và điều quan trọng nhất: Khi những người bạn nhìn nhau một cách thiện chí, thì những sai lầm nếu có trong cách hiểu, cách nhìn nhận cũng sẽ được thanh gột, cải sửa từ sự thiện chí của mỗi bên. Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton từng sang Việt Nam và có những phát biểu rất thiện chí, hy vọng điều đó giúp bà và Bộ Ngoại giao Mỹ từng bước hiểu đúng về vấn đề này hơn, để những báo cáo sau được đầy đủ, khách quan

Đăng Trường

Việt Nam đã đạt nhiều tiến bộ đáng kể trong việc bảo vệ quyền con người và phòng, chống tra tấn. Những nỗ lực này bao gồm cải cách pháp luật, hợp tác quốc tế, và đào tạo chuyên sâu nhằm xây dựng một xã hội minh bạch và nhân văn. Báo cáo quốc gia lần thứ hai về thực thi Công ước CAT đã được quốc tế đánh giá cao, minh chứng cho cam kết và quyết tâm của Việt Nam. Qua những hoạt động hợp tác và tuyên truyền sâu rộng, Việt Nam đang đi đúng hướng để củng cố vị thế của mình trong việc bảo vệ nhân quyền toàn cầu.

Mang trong mình dòng máu của đồng bào dân tộc Cor, nhưng lại có hơn 3 năm công tác ở xã vùng cao Sơn Trung, huyện Sơn Hà (Quảng Ngãi) và nặng nghĩa tình với đồng bào dân tộc Hre nơi đây, Đại úy Hoàng Thị Lan Phương luôn coi vùng đất này như quê hương thứ 2 của mình.

Phòng Cảnh sát hình sự, Công an tỉnh Lào Cai ngày 21/11 cho biết vừa hoàn thành bản kết luận điều tra vụ án lừa đảo môi giới hôn nhân với người nước ngoài… Đây chỉ là một trong những vụ án được Công an tỉnh Lào Cai điều tra, phát hiện trong thời gian qua. Theo Công an tỉnh Lào Cai, từ khi Chính phủ áp dụng chính sách cấp visa điện tử (Evisa) cho người nước ngoài, số người Trung Quốc dùng thị thực Evisa nhập cảnh Việt Nam tăng lên. Một số đã khai mục đích du lịch hoặc làm việc để sang Việt Nam tìm vợ… Từ các vụ án được phát hiện đã gióng lên hồi chuông cảnh báo.

Công an TP Hà Nội phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ Bộ Công an đồng loạt tiến hành triệu tập 26 đối tượng và khám xét khẩn cấp 8 địa điểm, thu giữ nhiều tài liệu, tang vật gồm 129,3 tấn nguyên liệu khí N2O ("khí cười"); 14 hệ thống máy móc, thiết bị san chiết khí; 2 máy bơm khí; 610 kg viên nén khí N2O; 71.668 chai khí thành phẩm; 6.586 vỏ bình khí; 50 kg vỏ bóng; nhiều điện thoại di động, máy tính cá nhân…; tạm giữ 23,17 tỷ đồng cùng 9.300 USD liên quan hoạt động phạm tội. 

Ít nhất 120 người đã thiệt mạng trong các cuộc tấn công của Israel vào Gaza trong hai ngày qua, theo các quan chức y tế Palestine, trong bối cảnh Israel tăng cường các cuộc ném bom trên khắp vùng lãnh thổ bị bao vây này.

Theo bà Nguyễn Thị Minh Tâm, Trưởng phòng Kỹ thuật an toàn môi trường, Sở Công Thương TP Hồ Chí Minh cho biết, xyanua và các hợp chất nằm trong nhóm hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh.

Từng được mệnh danh là “Thụy Sĩ của Trung Đông” nhờ sự phát triển thịnh vượng và đa dạng văn hóa nhưng hiện nay, Lebanon đang chìm sâu trong một giai đoạn đen tối. Những năm gần đây, đất nước này đã phải đối mặt với hàng loạt khủng hoảng chồng chất từ sự suy thoái kinh tế, chia rẽ chính trị, đến xung đột quân sự dữ dội với Israel. Tình hình hiện tại đã đưa Lebanon tới ngưỡng cửa sụp đổ hoàn toàn, đòi hỏi những nỗ lực không chỉ từ nội tại mà còn từ cộng đồng quốc tế để cứu vãn và tái thiết.

Trong bối cảnh cả Nga và Triều Tiên đều chịu áp lực nặng nề từ các lệnh trừng phạt quốc tế, hai quốc gia đã tìm thấy điểm tựa chiến lược để tăng cường hợp tác trên nhiều lĩnh vực. Từ kinh tế, quân sự đến ngoại giao, mối quan hệ này không chỉ giúp họ đối phó với sự cô lập, mà còn góp phần tái định hình cục diện địa chính trị tại Đông Bắc Á.

Đợt không khí lạnh tăng cường khiến các tỉnh thành ở miền Bắc nền nhiệt tiếp tục giảm, trời rét. Thủ đô Hà Nội ngày nắng, về đêm và sáng sớm lạnh. Vùng núi cao một số nơi dưới 16 độ C.

Dù lực lượng chức năng đã có nhiều biện pháp để hạn chế tình trạng spam (rác) cuộc gọi bằng cách hạn chế sim rác, cho phép người nghe báo cáo cuộc gọi làm phiền, tuy nhiên tình trạng gọi điện thoại để chào mời hàng hóa, dịch vụ, thậm chí lừa đảo tham gia các sàn giao dịch vàng, chứng khoán... vẫn chưa có dấu hiệu giảm nhiệt. Góp phần không nhỏ cho hiện trạng này, không ai khác chính là những đơn vị, hội nhóm chuyên mua bán các loại data trên chợ đen.

Lực lượng phòng vệ dân sự Lebanon ngày 23/11 cho biết một cuộc không kích dữ dội ở trung tâm Beirut đã khiến ít nhất 11 người thiệt mạng, làm rung chuyển thủ đô khi Israel tấn công nhóm vũ trang Hezbollah.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文