Giám đốc Công an Điện Biên tiết lộ về chiêu trò đánh lạc hướng điều tra của mẹ nữ sinh giao gà

17:30 01/11/2019
"Bà Hiền trước sau như một, trong suốt quá trình con gái bị bắt cóc, giết hại cũng như quá trình bà bị khởi tố, bắt tạm giam thì luôn bình tĩnh, từ chối trả lời khi cán bộ điều tra gặp gỡ, hỏi han. Thậm chí khi cơ quan điều tra hỏi nhiều thì bà đòi đi về", Thiếu tướng Sùng A Hồng nói.

Chiều 1-11, bên hành lang Kỳ họp Quốc hội, Thiếu tướng Sùng A Hồng, Giám đốc Công an tỉnh Điện Biên, ĐBQH tỉnh Điện Biên đã trao đổi với báo chí liên quan đến vụ án nữ sinh giao gà xấu số Cao Mỹ Duyên bị sát hại.

PV: Xin Thiếu tướng cho biết, trong quá trình điều tra thì bà Hiền có nhận thức rõ hành vi phạm tội của mình hay không?

Thiếu tướng Sùng A Hồng: Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Điện Biên đã hoàn tất kết luận điều tra, đề nghị truy tố đối với bị can Trần Thị Hiền (SN 1975), mẹ nữ sinh giao gà Cao Mỹ Duyên và 4 đồng phạm liên quan đến tội mua bán trái phép chất ma túy. Cũng như trước đây tôi đã nói, bà Hiền không nhận tội, ngay cả việc biết con mình bị bắt cũng không khai báo với cơ quan điều tra thì với việc mua bán trái phép chất ma tuý cũng như vậy. 

Tuy nhiên, bà Hiền nhận hay không nhận là việc của bà, còn cơ quan điều tra có trách nhiệm phải chứng minh rõ hành vi phạm tội. Hiện Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Điện Biên đã chuyển kết luận điều tra sang Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Điện Biên đề nghị truy tố 5 bị can: Trần Thị Hiền, Vì Văn Toán, Vì Thị Thu, Bùi Văn Công và Lường Văn Hùng.

Thiếu tướng Sùng A Hồng trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội, chiều 1-11

PV: Vậy cơ quan điều tra đã có những biện pháp gì để buộc bà Hiền thừa nhận hành vi phạm tội về ma tuý?

Thiếu tướng Sùng A Hồng: Không chỉ riêng vụ án này mà tất cả những vụ án liên quan đến ma tuý thường rất khó khăn trong đấu tranh khai thác, thu thập tài liệu chứng cứ để chứng minh hành vi vi phạm của các đối tượng. Sau khi Công an tỉnh Điện Biên thụ lý điều tra và bắt giữ các đối tượng liên quan đến việc sát hại Cao Mỹ Duyên thì các đối tượng bị bắt đã khai báo ra hành vi của bà Hiền, cũng như trên cơ sở những tài liệu trinh sát, công tác đấu tranh của lực lượng Công an để chứng minh.

PV: Thái độ của bà Hiền có gì khác sau khi bị bắt giữ, thưa Thiếu tướng?

Thiếu tướng Sùng A Hồng: Bà Hiền trước sau như một, trong suốt quá trình con gái bị bắt cóc, giết hại cũng như quá trình bà bị khởi tố, bắt tạm giam thì luôn bình tĩnh, từ chối trả lời khi cán bộ điều tra gặp gỡ, hỏi han. Thậm chí khi cơ quan điều tra hỏi nhiều thì bà đòi đi về. Bà báo cáo với cơ quan Công an là có luật sư này nói thế này, thế kia, rồi báo chí nói thế này thế kia..., đề nghị xử lý. Đấy cũng là những việc nhằm đánh lạc hướng điều tra, đồng thời bao che cho hành vi vi phạm pháp luật của mình.

PV: Đề nghị Thiếu tướng thông tin thêm về tình hình đấu tranh phòng chống tội phạm ma tuý ở Điện Biên hiện nay?

Thiếu tướng Sùng A Hồng: Điện Biên là tỉnh có đường biên giới dài với Lào và Trung Quốc nên việc thẩm lậu ma tuý từ biên giới vào trong nước rất phức tạp. Điện Biên rất gần “tam giác vàng” - nơi sản xuất ma tuý, có thông tin cho rằng, bình quân một năm khu vực này cung cấp cho thế giới 30.000 tấn ma tuý. Chúng tôi xác định Điện Biên là địa bàn trọng điểm, do đó cuộc chiến chống ma tuý là cuộc chiến lâu dài chứ không phải một sớm một chiều.

PV: Công an tỉnh Điện Biên có giải pháp gì để hạn chế tình trạng tội phạm ma tuý trên địa bàn, thưa đại biểu?

Thiếu tướng Sùng A Hồng: Quan điểm của Công an tỉnh Điện Biên là nắm tình hình ma tuý từ xa, phối hợp với lực lượng Biên phòng và các lực lượng chức năng đấu tranh phòng chống ma tuý từ biên giới; giải quyết các tụ điểm trong nội địa một cách triệt để. Đi liền với đấu tranh phòng, chống ma tuý là củng cố hệ thống chính trị từ cơ sở, và đánh án ma tuý nhưng không được làm cho dân sợ, không được để mất dân.

PV: Trân trọng cảm ơn đại biểu!


Quỳnh Vinh

Điều này nhằm quy định rõ trách nhiệm của Cơ quan Trung ương về chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù và khắc phục "khoảng trống" của Luật Tương trợ tư pháp (TTTP) năm 2007 khi không quy định về cơ quan có trách nhiệm lập yêu cầu chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù, dẫn đến việc Việt Nam không thể chủ động trong vấn đề này.

Sau nhiều năm dồn phần lớn lượng rác thải sinh hoạt về Khu liên hợp xử lý chất thải Đa Phước (bãi rác Đa Phước) để chôn lấp, tháng 3 vừa qua TP Hồ Chí Minh đã cho khởi công nhà máy rác điện với công suất 2.000 tấn/ngày. Đây mới chỉ là nhà máy rác điện thứ 2 trong khi từ lâu lượng rác thải sinh hoạt hàng ngày tại thành phố đã ở mức 8.000 - 9.000 tấn...

Sau hai ngày TAND TP Hà Nội xét xử sơ thẩm 8 bị cáo là cựu lãnh đạo, cán bộ Tổng Công ty Chè Việt Nam (Vinatea) trong vụ án “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” và “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí” xảy ra tại Vinatea, gây thiệt hại của Nhà nước số tiền hơn 38 tỷ đồng, chiều 15/4, đại diện Viện kiểm sát thực hành quyền công tố tại phiên tòa đã nêu quan điểm giải quyết vụ án và đề nghị mức án đối với các bị cáo.  

Ngày 15/4, TAND TP Hà Nội mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử bị cáo Trần Thị Minh Huệ (SN 1980, ở quận Cầu Giấy, Hà Nội) về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Hành vi của Huệ thể hiện qua việc chị ta khoe quen biết ngân hàng thu gom USD giá rẻ, sau đó lừa những người nhiều tiền để chiếm đoạt hơn 140 tỷ đồng.

Ngày 15/4, thông tin từ Công an phường Nam Sơn (quận An Dương, TP Hải Phòng) cho biết, đơn vị vừa phát đi thông báo đề nghị cung cấp thông tin, hình ảnh liên quan đến vụ việc cháu bé sơ sinh bị bỏ rơi tử vong trước công chùa trên địa bàn, để phục vụ công tác điều tra.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文