ĐB Phùng Văn Hùng - Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội:

Thông qua cao tốc Bắc – Nam ở hai kỳ họp đã là rất gấp gáp

13:16 05/06/2017
Là đại biểu (ĐB) chuyên trách, tham gia thẩm tra dự án cao tốc Bắc Nam, nghe Bộ Giao thông vận tải trình bày và nghe ý kiến của nhiều chuyên gia và ĐB chuyên trách khác, nhưng ĐB Phùng Văn Hùng cho biết mình vẫn rất thiếu thông tin để ra quyết định về dự án này, trong đó thiếu nhất là nguồn vốn. Do đó, ĐB cho rằng quy trình hai kỳ họp cũng đã là rất gấp gáp với dự án này, vì hiện ngoài Ủy ban Kinh tế, đa số ĐBQH chưa được tiếp cận tài liệu của dự án để nghiên cứu.

PV: Hiện nay xung quanh BOT vẫn còn rất nhiều quan điểm trái chiều, còn nhiều người dân “né” trạm thu phí và thậm chí cả mang xe chặn quốc lộ để phản đối trạm BOT, nhưng Bộ Giao thông vận tải lại trình phương án 17/20 dự án thành phần của cao tốc Bắc - Nam làm theo hình thức BOT. Ông có quan điểm thế nào về vấn đề này?

ĐB Phùng Văn Hùng: Cũng phải nói rằng cao tốc Bắc - Nam là một dự án rất quan trọng, nếu có được sẽ là yếu tố thúc đẩy phát triển kinh tế đất nước, và đáng lẽ, chúng ta phải làm từ lâu rồi, chứ không phải đến bây giờ. Tôi nghĩ rằng ĐBQH sẽ đồng ý rất cao việc triển khai. Nhưng cá nhân tôi rất băn khoăn nếu chúng ta không làm theo một quy trình rất chặt chẽ để đảm bảo rằng việc triển khai một dự án lớn như vậy được sự đồng thuận của xã hội và đảm bảo được hiệu quả.

Ở đây đúng như chị vừa nói, hiện tới 18 dự án thành phần trong tổng số 20 dự án dự kiến được triển khai theo hình thức BOT. Mà các dự án BOT thời gian vừa qua, hiệu quả cũng tốt, nhưng cũng không ít vấn đề phát sinh, tạo bức xúc trong xã hội như: về cơ chế chính sách, mức thu phí, thời gian hoàn vốn, phân chia lưu lượng giao thông giữa cao tốc với những đường có sẵn... Một loạt vấn đề. Tôi nghĩ rằng, Nhà nước cũng đang cân nhắc hoàn thiện chính sách về BOT để đảm bảo hiệu quả, nhưng cũng làm sao đảm bảo thu hút được nhà đầu tư cả trong và ngoài nước.

PV: Để hoàn thiện hệ thống chính sách rõ ràng không thể ngày một ngày hai, bởi hiện chúng ta chưa có luật điều chỉnh, mới chỉ có các văn bản dưới luật. Chính Ủy ban Kinh tế cũng đã nghe báo cáo của Kiểm toán Nhà nước về 27 dự án BOT được kiểm toán, đều là chỉ định thầu. Riêng việc đó thôi cũng đã làm dư luận rất băn khoăn.

ĐB Phùng Văn Hùng: Thế cho nên Bộ Giao thông vận tải lần này cần giải trình cho các ĐBQH được biết để ĐBQH yên tâm với đề xuất này.

Thứ hai nữa là vấn đề thời gian: Chính phủ trình ra quá gấp. ĐBQH chưa có điều kiện nghiên cứu, mà phải nghiên cứu sâu thì mới tham gia thảo luận được chứ. Mặc dù rất ủng hộ, thì cũng phải có thời gian nghiên cứu, đánh giá được sâu thì mới tham gia thảo luận được tốt. Đồng thời, cũng phải cung cấp thông tin cho dư luận xã hội biết. Công trình lớn như vậy, tiêu tốn tới 10 tỷ đô (giai đoạn 1) thì dư luận phải biết, phải tạo sự đồng tình trong dư luận xã hội và sự ủng hộ của ĐBQH. Tôi cho rằng thời gian quá gấp.

ĐBQH Phùng Văn Hùng

PV: Khi thảo luận ở tổ về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh, ông đã từng phát biểu: Những công trình lớn, các dự án luật phải gửi tới ĐBQH trước 60 ngày, nhưng đến nay ĐBQH còn chưa được biết đến dự án này. Vậy các ĐBQH có thể cho ý kiến về dự án được không?

ĐB Phùng Văn Hùng: Tôi nghĩ rằng vì nó quan trọng, nên ĐBQH cũng ủng hộ, nhưng phải dành thời gian xem xét cho kỹ hơn. Quan điểm của tôi là kỳ này trình ra Quốc hội để ĐBQH thảo luận, cho ý kiến, cũng như dự án sân bay Long Thành, và thông qua tại hai kỳ họp.

Kỳ này trình ra Quốc hội để cung cấp thông tin cho ĐBQH, ĐBQH thảo luận, đồng thời cung cấp thông tin cho dư luận xã hội. Tại kỳ họp sau thì trình để thông qua chủ trương đầu tư. Có như vậy, mới thu lượm được ý kiến các chuyên gia, các nhà quản lý, dư luận xã hội. Như vậy mới xây dựng được một đề án hoàn thiện. Và trong thời gian đó, tiếp tục kiện toàn chính sách về các dự án BOT giao thông. Lúc đấy, tôi tin rằng các ĐB rất yên tâm và ủng hộ. Quan điểm của tôi là không thông qua trong kỳ họp này.

PV: Là đại biểu chuyên trách, ông được tham gia vào cơ quan thẩm tra và đã tiếp cận với nhiều tài liệu, nghe Bộ Giao thông vận tải giải trình, nghe ý kiến góp ý của các ĐBQH chuyên trách khác và chuyên gia, tức là thuận lợi hơn rất nhiều các ĐBQH ở đây. Với những gì được cung cấp, ông cảm thấy đã đầy đủ căn cứ để quyết định chưa?

ĐB Phùng Văn Hùng: Với chính bản thân cá nhân tôi làm ở cơ quan được cung cấp rất nhiều thông tin, nhưng tôi vẫn cảm thấy chưa đầy đủ thông tin. Như vậy, mình làm sao mình yên tâm được? Quan điểm của tôi, một lần nữa tôi nhấn mạnh, mặc dù ủng hộ rất cao, nhưng làm trong hai kỳ họp cũng đã phải phối hợp quyết liệt lắm rồi: để đẩy mạnh quá trình xây dựng, hoàn thiện dự án, tranh thủ ý kiến tham gia của các chuyên gia, các nhà quản lý, dư luận xã hội... hai kỳ họp theo tôi đã là rất gấp gáp, các cơ quan Nhà nước cũng phải làm việc rất tích cực.

PV: Thông tin gì với ông là thiếu nhất?

ĐB Phùng Văn Hùng: Thông tin về nguồn vốn. 18 dự án dự kiến triển khai theo hình thức BOT thì liệu có thu hút được vốn không, các nhà đầu tư có sẵn sàng không? Thứ nữa, với sự tồn tại của Quốc lộ 1 cũng vừa hoàn thiện một số đoạn tuyến theo hình thức BOT, giờ lại có đường cao tốc nữa, thì cơ chế nào để chúng ta đảm bảo rằng việc thu hút được nguồn vốn là có cơ sở? Mà tôi nghĩ rằng cần nghiên cứu để đánh giá và có cơ sở rất chặt chẽ.

PV: Tức là, theo ông, các nhà đầu tư BOT Quốc lộ 1 và cả cao tốc sẽ lo lắng vì bị cạnh tranh, phân chia lưu lượng, sẽ phá hỏng phương án đầu tư ban đầu, khó thu hồi vốn, vì lượng phương tiện là nhất định?

ĐB Phùng Văn Hùng: Đúng vậy. Và chúng ta phải tính toán sự gia tăng lưu lượng phương tiện cụ thể là thế nào. Chúng ta phải đảm bảo lợi ích cho nhà đầu tư, lợi ích cho người dân, thì mới đảm bảo triển khai dự án có hiệu quả.

PV: Trong điều kiện nợ công rất cao và ngân sách thì “giật gấu vá vai” thế này, việc Chính phủ gấp rút trình ra Quốc hội 2 dự án rất lớn thế này có khiến ĐB cảm thấy lo lắng?

ĐB Phùng Văn Hùng: Cái đó là cái lo chung của các ĐBQH và Chính phủ phải giải trình. Chính phủ là cơ quan triển khai và đề xuất các công việc. Khi nào Chính phủ thấy yên tâm thì Chính phủ mới đệ trình, thế thì Chính phủ phải lan truyền được cái yên tâm đó đến ĐBQH, giải trình để QH hiểu sâu hơn nữa, dư luận hiểu thấu đáo các vấn đề, như thế mới tạo được đồng thuận.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã đề xuất đưa ra thảo luận 2 dự án ở kỳ họp lần này, việc quyết định hay không là thẩm quyền của tất cả các ĐBQH.

PV: Xin cảm ơn ông! 


Vũ Hân

Các nguồn thạo tin ngày 24/12 cho hay, thời gian gần đây, Nga đã tiến hành nhiều đợt phản công lớn tại Kursk. Cường độ các cuộc tấn công cho thấy quyết tâm của Tổng thống Vladimỉr Putin nhằm loại bỏ con bài mặc cả của Ukraine trong bối cảnh sức ép đàm phán gia tăng trước lễ nhậm chức của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump vào tháng 1/2025.

Những ngày này, phường Hàng Trống, Hoàn Kiếm, Hà Nội nơi có Nhà thờ Lớn đón rất đông du khách trong và ngoài nước đến tham quan, vui chơi và đón lễ Giáng sinh. Nhằm đảm bảo cho nhân dân được đón lễ Giáng sinh, tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí an ninh, an toàn, Công an phường Hàng Trống đã lập kế hoạch, tham mưu cho Công an quận Hoàn Kiếm, Hà Nội chính quyền địa phương tổ chức các phương án phân luồng giao thông và giữ gìn an ninh trật tự (ANTT).

Năm 2025 là năm đầu tiên Kỳ thi tốt nghiệp THPT sẽ được tổ chức theo chương trình Giáo dục phổ thông (GDPT) mới ban hành năm 2018. Học sinh sẽ thi 2 môn bắt buộc là Toán, Ngữ văn và 2 môn tự chọn trong số 9 môn tính điểm còn lại của chương trình lớp 12.

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự đoán xung đột giữa Nga và Ukraine sẽ kết thúc vào cuối năm 2025 hoặc giữa năm 2026, với một kịch bản tiêu cực cho Ukraine, trong bối cảnh Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump bất ngờ đề cập đến việc sẽ sớm trao đổi với Tổng thống Nga Vladimir Putin về cuộc xung đột này.

Tối 23/12, Đội Tuần tra kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc số 3 (Phòng Hướng dẫn tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ, đường sắt, Cục CSGT) cho biết, Tổ công tác của đơn vị làm nhiệm vụ tại Km188 (Khu vực Trạm thu phí cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ) vừa kịp thời dùng ô tô đặc chủng đưa 1 cháu bé đi cấp cứu.

Tối 23/12 (giờ địa phương), tân Thủ tướng Pháp François Bayrou đã chính thức công bố thành phần nội các mới sau hơn 2 tuần kể từ khi được Tổng thống Emmanuel Macron bổ nhiệm. Ông François Bayrou bày tỏ tự hào và tin tưởng vào một chính phủ được xây dựng hướng tới sự cân bằng với kinh nghiệm trong việc hòa giải và khôi phục niềm tin với tất cả người dân Pháp.

Thông tin từ Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, hồi 4h ngày 24/12, vị trí tâm bão số 10 ở vào khoảng 11,5 độ Vĩ Bắc; 112,0 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Tây Nam khu vực Giữa Biển Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (62-74km/h), giật cấp 10; di chuyển theo hướng Tây, tốc độ 5-10km/h.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文