Thu phí rác thải theo nguyên tắc xả nhiều thì trả tiền nhiều như thế nào?

17:09 12/06/2020
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết: không thu phí thu gom, xử lý rác theo nguyên tắc đánh đều bình quân như thu 10.000 – 20.000 đồng/hộ mà tính trên lượng rác, đo bằng khối lượng, thể tích thải ra


Ngày 12-6, trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội về một số vấn đề quy định trong dự thảo luật Bảo vệ môi trường đang trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 9, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Trần Hồng Hà cho biết về việc thu phí rác sinh hoạt, dự thảo Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) lần này thiết kế theo hướng không quy định cụ thể, chỉ đưa ra nguyên tắc là không thu tiền xử lý rác đổ đồng theo hộ gia đình mà dựa trên lượng rác. Tức là, người nào xả rác nhiều thì phải trả tiền nhiều hơn. 

“Quan trọng nhất là không thu phí thu gom, xử lý rác theo nguyên tắc đánh đều bình quân như thu 10.000 – 20.000 đồng/hộ mà tính trên lượng rác, đo bằng khối lượng, thể tích thải ra. Anh xả ra nhiều thì anh phải trả tiền nhiều hơn. Thông thường đo bằng khối lượng thì không thực tế nên chủ yếu đo bằng thể tích. Chẳng hạn trên bao bì đựng rác người ta tính khoảng bao nhiêu m3 rác. Tính theo thể tích là phù hợp hơn” – Bộ trưởng Trần Hồng Hà nhấn mạnh.

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà trả lời báo chí

Trả lời câu hỏi làm gì để ngăn chặn các hành vi vi phạm, xả thải gây ô nhiễm môi trường, Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho rằng, mặt chúng ta phải tăng cường tuyên truyền thay đổi thói quen của người dân, mặt khác phải tăng chế tài xử phạt với các hành vi xả thải. Đó là quan điểm của dự án luật này với các quy định về thanh tra, kiểm tra đột xuất không cần thông báo trước. Xử lý vi phạm sẽ khung mức cao nhất và phải bằng mức chi phí mà nhà sản xuất vi phạm, trốn tránh để mang lại lợi nhuận phi pháp của mình…

“Tất nhiên, việc đưa ra mức xử phạt như thế nào thì phải được Quốc hội cho phép. Nhưng quan điểm là phải xử phạt thật nghiêm, tiền xử phạt đủ lớn để răn đe, không để nhờn luật” – Bộ trưởng Trần Hồng Hà nói.

Cũng theo Bộ trưởng TN&MT, nếu chỉ tăng chế tài xử phạt vẫn chưa đủ, cần phải có sự giám sát của người dân chứ không thể chỉ là các cơ quan chức năng. Chúng ta có nhiều chế tài xử lý, nhưng quan trọng nhất là giám sát của cộng đồng.

 Về việc làm gì để người dân không vứt rác bừa bãi, vứt trộm rác để tránh bị trả tiền nhiều, Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho biết, chính sách có thực thi được hay không thì quan điểm, chủ trương của luật pháp phải phù hợp thực tế. Khi đưa ra chính sách như vậy phải xác định trách nhiệm người dân phân loại, đến thu gom thế nào, tức là phải có sự đồng bộ giải pháp từ người dân, cho đến khâu cuối cùng là xử lý.  Quan trọng hơn nữa là người dân có nhận thức đầy đủ vấn đề này hay không, vì đây là việc người dân trực tiếp làm, trực tiếp giải quyết vấn đề bảo vệ sức khoẻ cho chính mình. Nếu người dân ủng hộ được và trực tiếp làm thì sẽ thành công.

Nhà nước đảm bảo các điều kiện để làm sao từ khi người dân phân loại thì có chính sách khuyến khích người dân tham gia vào quá trình này và người dân cũng được thụ hưởng qua việc phân loại đó. Nhà nước sẽ đầu tư ngay để đảm bảo tính đồng bộ từ quá trình vận chuyển đến công nghệ xử lý khác nhau với các loại rác khác nhau.

Về việc lo ngại sẽ bị tăng chi chi phí rác thải sinh hoạt, Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho rằng, chi phí thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt hiện nay cũng có nhiều đối tượng khác nhau. Có người sẵn sàng chi trả nhưng có người khó khăn. Do đó, Nhà nước sẽ hỗ trợ một phần chi phí trong việc phân loại, xử lý rác thải sinh hoạt, người dân chỉ chịu trách nhiệm một phần. Phần chi phí của nhà nước sẽ được bổ sung để các nhà cung cấp dịch vụ thu gom, xử lý đảm bảo được lợi nhuận tối thiểu duy trì hoạt động sản xuất. Đó là những điều chúng ta phải làm và luật phải quy định điều đó. Có như vậy mới xã hội hóa được.

Bên cạnh đó, rất nhiều rác sinh hoạt có thể tái chế được như giấy, nhựa... Do đó, luật lần này quy định nếu người dân gom lại, phân loại rác thì loại rác này người dân sẽ không phải trả tiền thu gom, xử lý. Người dân chỉ phải trả tiền những gì mà doanh nghiệp phải đầu tư để thu gom, xử lý. Nếu thực hiện việc phân loại rác tốt thì Nhà nước, nhà cung cấp dịch vụ sẽ tính toán giá thành có lợi cho người dân.


P. Thuỷ

Với sự quyết tâm cao của hai Bộ, cùng sự phối hợp chặt chẽ và tinh thần trách nhiệm từ các cấp, Dự án “Xây dựng Hệ thống quản lý dân cư và căn cước công dân” sẽ được triển khai thành công, góp phần thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Lào lên tầm cao mới.

Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai chỉ đạo dốc toàn lực, tập trung cứu chữa cho các nạn nhân của vụ cháy quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng (Hà Nội). Theo đánh giá lúc nhập viện, cả 4 nạn nhân tiên lượng nặng, nhiều nguy cơ diễn biến khó lường và có thể tử vong cao.

Ngày 20/12,  ông Võ Nguyên Chương, Phó giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường (TNMT) đã thông tin về vụ việc thu hồi 238 sổ đỏ xuất phát từ một vụ án hình sự làm giả con dấu, tài liệu của của Nhà nước. Qua đó, Đà Nẵng đã có phương án xử lý có lợi nhất cho người dân.

Chỉ 5 giờ đồng hồ sau khi nhận được trình báo vụ cướp tài sản xảy ra tại khu vực nghĩa trang trên địa bàn, Công an quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội) đã lập chiến công xuất sắc, nhanh chóng xác định và bắt giữ được thủ phạm gây án.

Năm 2016, ông Ngô Văn Long ký hợp đồng nhận chuyển nhượng 2 thửa đất liền kề có tổng diện tích hơn 161m2, gồm một phần diện tích đất nông nghiệp và đất ở tại phường Phú Hữu, TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh từ chủ sử dụng đất là ông Ngô Nam Thắng và thực hiện đầy đủ thủ tục để cập nhật, đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (QSDĐ). Nhưng từ năm 2018 đến nay, ông Long đã nhiều lần kêu cứu khắp nơi để được bảo vệ quyền lợi chính đáng trước sự tắc trách của chính quyền địa phương…

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文