Thu phí thu gom rác thải sinh hoạt hộ gia đình, cá nhân từ cuối năm 2024
Chiều 17/11, Quốc hội đã thông qua Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) với 443 ĐBQH (91,91%) biểu quyết tán thành.
- Thu gom rác thải vì môi trường du lịch xanh của Hội An
- Bình Định: Gần 3,7 triệu USD xây dựng hệ thống thoát nước và thu gom rác thải
- Thu phí rác thải theo nguyên tắc xả nhiều thì trả tiền nhiều như thế nào?
- Thu phí rác thải theo khối lượng: "Người dân ủng hộ và trực tiếp làm sẽ thành công"
Theo Báo cáo tiếp thu giải trình do Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Phan Xuân Dũng trình bày, về đối tượng thực hiện đánh giá sơ bộ tác động môi trường qua lấy ý kiến cả hai phương án đều chưa quá bán tổng số ĐBQH và không có sự khác biệt nhiều.
Về nội dung này, Chính phủ đề nghị thực hiện theo phương án 2 (tại Công văn số 584/CP-PL ngày 4/11/2020 gửi UBTVQH) để bảo đảm tính xuyên suốt trong quá trình thực hiện các thủ tục môi trường, đồng thời phù hợp với phương án 2 mà ĐBQH đã lựa chọn về phân loại dự án theo mức độ tác động đến môi trường ở mục 1.1.
Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Phan Xuân Dũng. |
UBTVQH xin tiếp thu và thể hiện như tại Điều 29 của Dự thảo Luật. Theo đó, chỉ các dự án có nguy cơ tác động xấu đến môi trường mức độ cao (Nhóm I) mới phải đánh giá sơ bộ tác động môi trường.
Phương án này giảm được thủ tục hành chính cho nhà đầu tư khi thực hiện dự án thuộc đối tượng phải quyết định, chấp thuận chủ trương đầu tư nhưng không thuộc nhóm dự án có nguy cơ tác động xấu đến môi trường mức độ cao. Đối với các dự án đầu tư công, dự án PPP hoặc dự án đầu tư có nguồn vốn tư nhân không có tác động xấu đến môi trường mức độ cao, nhà đầu tư sẽ không phải đánh giá sơ bộ tác động môi trường.
Phương án này không bỏ sót đối tượng là các dự án đầu tư có nguồn vốn tư nhân không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư nhưng lại có nguy cơ tác động xấu đến môi trường mức độ cao. Thông qua đánh giá sơ bộ tác động môi trường, nhà đầu tư tránh được lãng phí về tài chính, thời gian trong trường hợp dự án không đáp ứng được yêu cầu về BVMT ở ngay giai đoạn này.
Quy định tại Điều 29 là thống nhất với quy định của Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP), nhưng đối tượng phải đánh giá sơ bộ tác động môi trường có hẹp hơn so với quy định của Luật Đầu tư công. Vì thế, để bảo đảm tính thống nhất, tại khoản 3 Điều 169 Dự thảo Luật đã sửa đổi, bổ sung điểm g khoản 2 Điều 30 và khoản 6 Điều 31 của Luật Đầu tư công số 39/2019/QH14.
Về thẩm quyền thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM), UBTVQH tiếp thu, chỉnh lý theo phương án 2 như ý kiến đa số các vị ĐBQH giao UBND cấp tỉnh chủ trì, phối hợp với các Bộ có liên quan thẩm định báo cáo ĐTM đối với các dự án đầu tư trên địa bàn thuộc thẩm quyền quyết định đầu tư của Bộ, cơ quan ngang Bộ, trừ các dự án thuộc trách nhiệm của Bộ TN&MT, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và thể hiện tại Điều 35 của Dự thảo Luật.
Toàn cảnh hội trường. |
Để nâng cao năng lực chuyên môn của các địa phương và tăng cường sự phối hợp, tiếp thu ý kiến ĐBQH, Dự thảo Luật đã bổ sung tại khoản 3 Điều 35 trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ trong quá trình phối hợp với UBND cấp tỉnh thẩm định báo cáo ĐTM.
Về giá thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt, UBTVQH xin báo cáo như sau: Dự thảo Luật chỉ đưa ra nguyên tắc để chính quyền địa phương xây dựng giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý, trong quá trình xây dựng thì sẽ căn cứ vào các yếu tố khác như công nghệ, cách thức thu gom, tổ chức như ĐBQH nhận xét để đưa ra quy định cho phù hợp. Do đó, xin Quốc hội cho thể hiện như tại Điều 79 của Dự thảo Luật.
Theo đó, khoản 1 Điều 79 quy định Giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt từ hộ gia đình, cá nhân được tính toán phù hợp với quy định của pháp luật về giá; dựa trên khối lượng hoặc thể tích chất thải đã được phân loại. Chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế, chất thải nguy hại phát sinh từ hộ gia đình, cá nhân đã được phân loại theo đúng quy định thì không phải chi trả giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý.
Về lộ trình thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt, UBTVQH thấy rằng cần có lộ trình phù hợp để đảm bảo tính khả thi, nếu quy định sớm hơn thì nhiều địa phương chưa có điều kiện thực hiện. Do đó, đề nghị các vị ĐBQH cho phép lộ trình thực hiện việc phân loại và giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt từ hộ gia đình, cá nhân được thực hiện chậm nhất trước ngày 31/12/2024 như tại khoản 7 Điều 79.
Dự thảo Luật gồm 16 chương, 171 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2022.