Vụ 20.000 viên thuốc ung thư hết date: Thủ tục chỉ có 23 ngày đã kéo dài 3 tháng
- 1.916 dịch vụ y tế sẽ tăng giá từ 20%- 30%
- Từ 1-7, phí bảo hiểm y tế hộ gia đình tăng trung bình 7,4%
- Vì sao người bệnh cần mà gần 20.000 viên thuốc đặc trị ung thư vẫn tồn kho?3
- Quốc hội tranh luận về phạm vi chịu trách nhiệm hình sự của trẻ em đủ 14 đến dưới 16 tuổi
Chiều 23-5, Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội đã nghe báo cáo về việc tiêu hủy gần 20.000 viên thuốc đặc trị ung thư, ông đánh giá như thế nào về vụ này?
Ông Bùi Sỹ Lợi: Việc phải tiêu hủy gần 20.000 viên thuốc đặc trị ung thư có nguyên nhân khách quan và chủ quan. Đầu tiên, có 200 người bị ung thư máu nằm điều trị ở bệnh viện. Khi làm kế hoạch để xin tài trợ, chỉ có 50 người đăng ký dùng thuốc này vì người bệnh phải bỏ ra 42 triệu trong 1 năm nên khó khăn. Nhưng khi đưa thuốc về thì chỉ có 26 người dùng thuốc. Như vậy, bệnh viện đã xác định kế hoạch không chuẩn.
Điểm thứ 2, khi thuốc gần hết thời hạn, bệnh viện lại không báo cáo kịp thời các cơ quan chức năng để xin chủ trương điều chuyển để sử dụng có hiệu quả. Đến khi có lệnh tiêu hủy rồi, lại do điều kiện khách quan, bệnh viện vẫn giữ thuốc trong kho. Rất may, do được quản lý chặt chẽ, số thuốc hết hạn sử dụng này không lọt ra ngoài.
Ông Bùi Sỹ Lợi |
Một nguyên nhân nữa là do công ty tài trợ độc quyền Novartis. Việc chuyển cho bệnh nhân khác sử dụng thuốc đều phải được sự đồng ý của công ty này. Nhưng công ty này không cho phép dẫn đến bệnh viện không có cách gì khác. Nhưng cái cần rút kinh nghiệm trong việc phải tiêu hủy gần 20.000 viên thuốc đặc trị ung thư là thủ tục hành chính bị kéo dài, qua các khâu.
Ông có thể nói rõ hơn việc “tắc nghẽn” thủ tục hành chính khi tiếp nhận thuốc tài trợ này?
Ông Bùi Sỹ Lợi: Thuốc này được sản xuất tháng 6-2013 và chỉ có thời hạn sử dụng trong 23 tháng. Bệnh viện bắt đầu làm thủ tục là tháng 7-2013 mà mất đến hơn 9 tháng, qua rất nhiều khâu. Riêng Cục Quản lý dược cũng phải qua 2 lần. Kéo dài thời gian nhất là do Tổ chức Liên hiệp Hữu nghị của TP. Hồ Chí Minh mất 3 tháng xét duyệt, trong khi theo quy định chỉ 23 ngày thôi. Khi làm xong thủ tục, về được đến cảng thì thuốc còn thời hạn sử dụng 10 tháng. Khi thuốc vào đến kho của bệnh viện và người đầu tiên sử dụng thì hạn sử dụng còn 8,5 tháng. Dùng đến 6 tháng rồi mà vẫn còn 1/3 số thuốc tài trợ. Đã vậy, bệnh viện lại không nhanh chóng xử lý dẫn đến phải tiêu hủy. Như vậy, có câu chuyện rất lãng phí vì nhiều người bệnh rất cần số thuốc này. Nhưng tôi cho rằng, không phải bệnh viện vô cảm, TP. Hồ Chí Minh vô cảm, mà do các yếu tố như bệnh viện làm kế hoạch, xin chỉ tiêu chưa chính xác; thủ tục hành chính của chúng ta quá dài, quá rườm rà, một lô thuốc rất đặc biệt này mà tục tục kéo dài hơn 9 tháng.
Vậy Ủy ban về các vấn đề xã hội đã có kiến nghị như thế nào để tránh xảy ra tình trạng tương tự?
Ông Bùi Sỹ Lợi: Ủy ban sẽ có văn bản báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đồng thời đề nghị Bộ Y tế phải xử lý các bước, các thủ tục hành chính đơn giản, gọn nhẹ, công khai minh bạch nhiều hơn nữa. Chúng ta cố gắng làm sao không bị lãng phí, thất thoát mặc dù thuốc này được tài trợ, đối ứng không đáng kể, nhưng rõ ràng vẫn là lãng phí.