Chủ động đề xuất những biện pháp cụ thể ngăn chặn dịch bệnh COVID-19

10:47 09/03/2020

Sáng nay (9/3), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ về phòng chống dịch COVID-19.


Tham dự cuộc họp có các thành viên Chính phủ, đại diện các lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương và TP Hà Nội.

Phát biểu khai mạc, Thủ tướng cho biết, tính đến giờ phút này, chúng ta có 30 người dương tính với COVID-19, nhưng chúng ta đã chữa khỏi 16 người, ra viện khoẻ mạnh. Chúng ta đã đưa ra những thông điệp quan trọng về chính trị, tinh thần kiên cường, đoàn kết của dân tộc Việt Nam, từ đó chiến thắng bệnh tật.

Thủ tướng phát biểu tại phiên họp.

“Hôm nay chúng ta không nói những định hướng chung mà bàn những việc rất cụ thể là ngăn chặn có hiệu quả nguồn lây nhiễm”, Thủ tướng nói, đề nghị Ban Chỉ đạo quốc gia và các thành viên phải thảo luận để có những kết luận cần thiết, ngăn chặn hiệu quả nguồn lây nhiễm đã vào nước ta, có nguy cơ vào nước ta để giảm tối thiểu những thiệt hại do dịch bệnh gây ra.

Thủ tướng cho rằng, việc dịch lan rộng là không thể tránh khỏi vì nước ta đã hội nhập rất sâu với thế giới, việc đi lại rất nhiều, vùng lây nhiễm hết sức đa dạng. Do đó chúng ta phải có biện pháp hết sức mạnh mẽ, đồng bộ, quyết liệt, chủ động, kịp thời cách ly vùng lây nhiễm.

Thủ tướng đề nghị Ban Chỉ đạo báo cáo, các thành viên phát biểu với tinh thần “chống dịch như chống giặc”, không chỉ là rút kinh nghiệm mà phải làm chủ động. Có biện pháp mạnh mẽ để bảo vệ sức khoẻ, tính mạng cho nhân dân, tiếp tục hy sinh những quyền lợi về kinh tế để ngăn chặn dịch thành công, hiệu quả; đưa ra thông điệp mạnh mẽ hơn đối với những người giấu bệnh...

Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên, tính đến 20h ngày 8-3, trên thế giới ghi nhận 106.355 trường hợp mắc COVID-19, 3.600 người tử vong tại 102 quốc gia, vùng lãnh thổ, trong đó phần lớn các trường hợp mắc và tử vong ở Trung Quốc đại lục (80.695 trường hợp mắc, 3.097 tử vong).

 Từ ngày 27/2 đến nay, qua phân tích số liệu cho thấy các trường hợp mới mắc ở các quốc gia khác đã lớn hơn những trường hợp ở Trung Quốc.

Toàn cảnh phiên họp.

Tại 101 quốc gia, vùng lãnh thổ ngoài Trung Quốc ghi nhận 25.660 trường hợp mắc, trong đó 8 quốc gia/vùng lãnh thổ có từ 500 trường hợp mắc trở lên: Hàn Quốc, Ý, Iran, Pháp, Đức, Nhật Bản. 10 quốc gia/vùng lãnh thổ có từ 100 đến 500 trường hợp mắc: Mỹ, Thuỵ Sỹ, Anh, Hà Lan, Bỉ, Thuỵ Điển, Na Uy, Singapore, Hồng Kông, Áo. 83 quốc gia/vùng lãnh thổ có dưới 100 người mắc.

Cho đến nay, đã có 503 trường hợp tử vong ngoài Trung Quốc. Xu hướng cho thấy, số mắc mới mỗi ngày không còn tình trạng tăng vọt nhưng duy trì khoảng 1.000 trường hợp mới mỗi ngày và có thể tăng nhẹ trong một vài ngày tới.

Tại Việt Nam ghi nhận 16 ca mắc từ cuối tháng 1 đến ngày 13/2/2020. 

Sau 22 ngày không ghi nhận ca mắc mới, đến ngày 6/3, Việt Nam ghi nhận ca dương tính với COVID-19 thứ 17 tại Hà Nội, sau đó ghi nhận thêm một số ca dương tính do tiếp xúc gần với ca thứ 17. Cùng ngày, ghi nhận 1 ca dương tính ở khu cách ly tập trung tại Ninh Bình.

Đến 20h ngày 8/3, Việt Nam ghi nhận tổng cộng 30 ca dương tính với COVID-19, trong đó 16 ca đã được điều trị khỏi, 14 ca mới ghi nhận (5 người Việt, 9 người nước ngoài), hiện đang được cách ly, điều trị tại các cơ sở y tế; trong 5 ca người Việt có 2 ca trên chuyến bay VN0054; 2 ca lây từ bệnh nhân số 17; 1 ca người Việt đi về từ Hàn Quốc...

Quỳnh Vinh

Sáng 17/11, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), Công đoàn Giáo dục Việt Nam đã tổ chức Lễ trao tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú lần thứ 16 và tuyên dương Nhà giáo tiêu biểu năm 2024. Chương trình nhằm biểu dương, tôn vinh và tri ân các nhà giáo tiêu biểu xuất sắc, có nhiều đổi mới sáng tạo và đóng góp cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo của đất nước.

Trước ngày khởi công Dự án đường Vành đai 3 (18/6/2023) Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP Hồ Chí Minh đặt mục tiêu đến trước ngày 31/12/2023 sẽ bàn giao 100% mặt bằng phục vụ dự án. Nhưng thực tế việc giải phóng mặt bằng và thi công các gói thầu diễn ra rất chậm…

Tiếp tục quá trình điều tra vụ án hình sự “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” và “Mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu, nộp ngân sách Nhà nước” xảy ra tại Quảng Bình, trong 2 ngày 15 và 16/11, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Quảng Bình đã tiến hành khởi tố 11 bị can có liên quan và đang tiếp tục điều tra, mở rộng.

Bộ Xây dựng thống kê, giá bất động sản tại một số địa phương vẫn có xu hướng tăng, đặc biệt là ở Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và các đô thị lớn. Điển hình như tại Hà Nội, giá căn hộ chung cư tiếp tục tăng ở cả dự án mới và cũ. Mặt bằng giá dự án mới quý III/2024 đã tăng từ 4-6% theo quý và từ 22-25% theo năm. Đặc biệt, có một số khu vực tăng cục bộ lên khoảng 35-40% tùy từng vị trí so với quý trước.

Ngày 17/11, thông tin từ Công an tỉnh Bình Phước cho biết đang tạm giữ 14 đối tượng về các hành vi mua bán và tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy, thu giữ hơn 6kg ma túy, 1 khẩu súng và nhiều phương tiện pha trộn, đóng gói ma túy.

Ngày 17/11, Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Đồng Tháp đang tạm giữ hình sự Phạm Hải Đức (SN 1990, ngụ phường 1, Quận 4, TP Hồ Chí Minh) và Tăng Hạ Quốc Huy (Việt kiều Canada, SN 1988, tạm trú phường Phạm Ngũ Lão, Quận 1, TP Hồ Chí Minh)  để điều tra về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Trong bối cảnh thị trường nhà ở đang mất cân đối cung - cầu nghiêm trọng, giá nhà ngày càng tăng cao ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận nhà ở của người dân, nhiều ý kiến chuyên gia cho rằng, việc cho phép thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thoả thuận về nhận quyền sử dụng đất sẽ giải quyết được một số tồn tại của thị trường bất động sản hiện nay.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文