ADMM+ thực sự là một cơ chế có tầm vóc lớn lao

15:28 10/12/2020
Ngày 10/12, tại Hà Nội, Bộ Quốc phòng – Chủ tịch các hội nghị quốc phòng - quân sự ASEAN năm 2020, long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 10 năm thành lập Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN mở rộng (ADMM+). Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng chủ trì buổi lễ.


Nhân dịp này, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã gửi thông điệp tới buổi Lễ.

Dự Lễ kỷ niệm tại đầu cầu Việt Nam có đại diện các đơn vị của Bộ Quốc phòng, đại diện lãnh đạo các ban, bộ, ngành, cơ quan Trung ương; đại sứ, tùy viên quốc phòng các nước, Trưởng đại diện Phái đoàn EU và Trưởng đại diện Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc (UNDP) tại Hà Nội.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc gửi thông điệp tới buổi lễ. 

Phát biểu tại buổi lễ, trên cương vị Chủ tịch ASEAN 2020, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chào mừng các đại biểu tham dự Lễ kỷ niệm 10 năm thành lập Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN mở rộng (ADMM+), sự kiện đánh dấu chặng đường hợp tác quan trọng, góp phần thiết thực duy trì môi trường hòa bình, ổn định khu vực của cơ chế hợp tác do ASEAN dẫn dắt. 

Đánh giá cao những bước trưởng thành của ADMM+ trong 10 năm qua, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định: ADMM+ thực sự là một cơ chế có tầm vóc lớn lao, đã và đang phát huy hiệu quả vai trò là cơ chế tham vấn cấp chính sách, hợp tác thực chất về quốc phòng - an ninh cấp Bộ trưởng Quốc phòng, đồng thời có những bước chuyển mình phát triển phù hợp với nhu cầu cũng như tình hình thực tế nhằm ứng phó với các thách thức an ninh phi truyền thống đang nổi lên. 

Năm 2020, trên tinh thần “Gắn kết và chủ động thích ứng”, theo Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, ASEAN đã tiếp tục cho thấy sự phát triển mạnh mẽ, là hình mẫu của liên kết khu vực với gắn kết chặt chẽ giữa các quốc gia thành viên. Quan hệ đối ngoại được đẩy mạnh, vai trò trung tâm được duy trì, vị thế quốc tế của ASEAN ngày càng được nâng cao.

Đại tướng Ngô Xuân Lịch phát biểu tại buổi lễ. 

Ngay từ đầu năm 2020, khi dịch COVID-19 mới bùng phát, ASEAN đã sớm nhận thức đúng về nguy cơ và chủ động chung tay hành động với nhiều biện pháp hợp tác hiệu quả, sáng tạo. Thực tế, tỷ lệ người tử vong vì dịch COVID-19 ở khu vực luôn ở mức thấp so với tỷ lệ chung của thế giới. Trước những vấn đề chung của nhân loại và khu vực, nhất là trong giai đoạn dịch bệnh khó khăn này, theo Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, hơn bao giờ hết, tất cả các quốc gia trên thế giới cần hòa bình, ổn định hợp tác, phát triển; người dân cần được quan tâm, chăm sóc, bảo vệ. 

Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh: “Điều này chỉ có thể có được nếu các xung đột, cọ xát về lợi ích, khác biệt trong tư duy và cách tiếp cận được hóa giải bằng lòng tin, tinh thần xây dựng và thái độ thiện chí của các bên. Đây là lúc các cơ chế hợp tác đa phương trong khu vực với vai trò trụ cột, dẫn dắt của ASEAN cần được phát huy và ADMM+ chính là một trong những cơ chế đó”. 

Các đại biểu dự buổi lễ.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao nỗ lực của cơ chế hợp tác quốc phòng ADMM và ADMM+ trong năm 2020 với cách làm mới, bao gồm việc tổ chức các hội nghị bằng hình thức trực tuyến, góp phần duy trì đối thoại, giữ vững đà hợp tác trong ASEAN, cũng như giữa ASEAN và các nước đối tác.

Trong tháng cuối cùng của Năm ASEAN 2020, tình hình quốc tế, khu vực tiếp tục diễn biến hết sức phức tạp, ảnh hưởng đến hòa bình, ổn định. Tiếp nối những kết quả đã đạt được của cơ chế ADMM+ thời gian qua, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, các nước cần nhanh chóng xác định vị trí phù hợp cho ASEAN trong thế giới thời kỳ hậu COVID-19 với vai trò trung tâm trong việc giữ gìn một khu vực hòa bình, ổn định, đoàn kết, thống nhất trên cơ sở luật pháp quốc tế. Những điều này tiếp tục cần được coi là giá trị cốt lõi của Đông Nam Á và Cộng đồng ASEAN. 

Theo đó, ASEAN cũng cần tiếp tục thể hiện bản lĩnh, phát huy hiệu quả vai trò dẫn dắt trong việc thúc đẩy hợp tác, đối thoại, xây dựng lòng tin, chia sẻ các chuẩn mực; đề cao tinh thần thượng tôn pháp luật, tôn trọng, bình đẳng, tin cậy lẫn nhau trong quan hệ giữa các quốc gia; giải quyết hòa bình các tranh chấp, khác biệt trên cơ sở luật pháp quốc tế và các văn kiện của ASEAN về ứng xử tại khu vực.

Bên cạnh đó, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị ASEAN quan tâm tới nhu cầu và mong muốn hợp tác của các nước ngoài khu vực vì mục đích chung là duy trì hòa bình, ổn định, hợp tác phát triển thực chất tại khu vực, qua đó góp phần nâng cao năng lực cho các quốc gia ASEAN trong ứng phó với các thách thức an ninh đang nổi lên, đúng với tinh thần “mở và dung nạp” như những nguyên tắc ADMM+ đã xác định từ những ngày đầu thành lập. 
Quang cảnh buổi lễ. 

“Chính phủ Việt Nam cam kết hợp tác chặt chẽ, nỗ lực hết mình cùng các nước thành viên hiện thực hóa Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025, xây dựng Cộng đồng ASEAN gắn kết, chủ động thích ứng. Với tinh thần đó, Thủ tướng mong muốn cơ chế hợp tác ADMM+ ngày càng phát triển, tiếp tục đạt được những bước tiến mới, quan trọng về gìn giữ hòa bình, ổn định, hợp tác thịnh vượng, đáp ứng được mong đợi, kỳ vọng của người dân”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định:

Phát biểu khai mạc buổi lễ, Đại tướng Ngô Xuân Lịch cho biết, sự ra đời của Hội nghị ADMM năm 2006 đã đánh dấu sự khởi đầu của cơ chế hợp tác quốc phòng chính thức trong ASEAN. Cơ chế này tạo khuôn khổ cho đối thoại và tham vấn cấp Bộ trưởng Quốc phòng về các vấn đề chiến lược, quốc phòng, an ninh và là nền tảng để thúc đẩy hợp tác trên thực tế giữa quân đội các nước ASEAN. ADMM cùng với các sáng kiến hợp tác thực chất đã phát huy tác dụng, tạo cho khu vực một bầu không khí hợp tác và liên kết ngày càng chặt chẽ. 

Tuy nhiên, bên cạnh các thách thức truyền thống, khu vực châu Á-Thái Bình Dương phát triển năng động đang đối mặt với những thách thức an ninh phi truyền thống ngày càng phức tạp, khó lường, vượt khỏi khả năng kiểm soát của một quốc gia đơn lẻ trong khi tiềm lực của các nước khu vực còn hạn chế. Vì vậy, bên cạnh ADMM, ASEAN cần có một cấu trúc an ninh mang tính rộng mở hơn. 

Trên cơ sở đó, Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN đã nhất trí thiết lập cơ chế ADMM+ vào năm 2010 nhằm chia sẻ đánh giá và quan điểm về các vấn đề an ninh trong khu vực, góp phần thúc đẩy sự hiểu biết, minh bạch hóa chính sách quốc phòng, tăng cường lòng tin giữa các quốc gia. Hợp tác trong các lĩnh vực đi từ xây dựng cơ chế, chính sách; chia sẻ kinh nghiệm và trao đổi thông tin; thảo luận một số lĩnh vực hợp tác; đồng thời triển khai các hoạt động hợp tác trên thực tế như tổ chức các cuộc diễn tập xử lý tình huống và diễn tập thực binh để tăng cường khả năng phối hợp hoạt động chung.

Đại tướng Ngô Xuân Lịch khẳng định, cho đến nay, vai trò của ADMM+ trong cấu trúc an ninh khu vực đã được thừa nhận rộng rãi, nhưng không có nghĩa vai trò đó sẽ mặc nhiên được bảo đảm trong tương lai. Để có thể chủ động thích ứng trong một môi trường khu vực và quốc tế đầy biến động, với những cơ hội và thách thức đan xen, ADMM+ cần phải nỗ lực và gắn kết hơn nữa để tăng cường vai trò của mình trong một cấu trúc khu vực đang định hình, trên cơ sở phối hợp chặt chẽ với các cơ chế hợp tác khác trong khu vực do ASEAN làm trung tâm như Hội nghị cấp cao Đông Á (EAS) và Diễn đàn An ninh khu vực (ARF).

“Là một thành viên chủ động, tích cực và có trách nhiệm của ASEAN cũng như ADMM+, Việt Nam sẽ tiếp tục làm hết sức mình để tiếp tục cùng các nước ASEAN, các nước bạn bè, đối tác, đặc biệt là các nước Cộng đóng góp cho một khu vực hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển”, Đại tướng Ngô Xuân Lịch nhấn mạnh.

Trong chương trình buổi lễ, Tổng Thư ký ASEAN, Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản đã phát biểu trực tuyến chúc mừng kỷ niệm 10 năm thành lập ADMM+.

Xuân Mai

Thượng tướng Lê Quốc Hùng, Uỷ viên Trung ương Đảng, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an nhấn mạnh việc thành lập, triển khai tổ chức bộ máy của Công an TP Huế là sự kiện chính trị rất quan trọng, đánh dấu một bước chuyển mới của lực lượng Công an tỉnh Thừa Thiên Huế sau khi địa phương trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Tối 29/12, tại quảng trường Ngọ Môn (Đại Nội Huế), Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Thừa Thiên Huế long trọng tổ chức lễ công bố Nghị quyết của Quốc hội về thành lập TP Huế trực thuộc Trung ương và Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) về sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp huyện, cấp xã của TP Huế giai đoạn 2023 – 2025.

Chiếc áo đấu của Xuân Son bị rách trong trận đấu giữa tuyển Việt Nam và Singapore tối 29/12. Song cũng chính tình huống khiến chiếc áo đấu của số 12 bị rách đã giúp tuyển Việt Nam có bàn thắng đầu tiên được ghi trong hiệp 1 tại ASEAN Cup 2024.

Cục CSGT đã chỉ đạo lực lượng CSGT toàn quốc rà soát tuyến nội đô, các ngã tư lớn, các tuyến phức tạp về an toàn giao thông (ATGT) để tập trung xử lý nghiêm vi phạm, ưu tiên sử dụng hệ thống giám sát, camera cầm tay, đeo trên người của CBCS để ghi hình tuyên truyền nhắc nhở, xử lý người tham gia giao thông

Chiều 29/12, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế về kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2024, các Nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) và nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới khi TP Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Quy định 3 chế độ quản lý dao có tính sát thương cao gắn với mục đích sử dụng; bổ sung các loại vũ khí quân dụng; cắt giảm các giấy tờ, thủ tục cấp các loại giấy phép về vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ... là một số điểm mới được quy định tại Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025.

Sáng 29/12, Cơ quan CSĐT Công an huyện Duy Xuyên (Quảng Nam) cho biết, vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can, thực hiện bắt tạm giam Nguyễn Văn Linh (SN 2000, trú xã Duy Hòa, huyện Duy Xuyên) và Thái Nguyễn Triều (SN 2004, trú xã Duy Tân, huyện Duy Xuyên) về hành vi “Sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản”.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文