Thủ tướng: Để đưa kinh tế-xã hội vươn cao, chúng ta cần những trụ cánh gì?

10:37 30/12/2019

Sáng nay (30-12), Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì Hội nghị trực tuyến Chính phủ với các địa phương để triển khai Nghị quyết của Quốc hội khoá XIV về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2020.



Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đến dự và chỉ đạo Hội nghị. 

Dự hội nghị có Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng. Cùng dự có các đồng chí Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Uỷ viên Trung ương Đảng, đại diện lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương và lãnh đạo 63 tỉnh, thành phố tại các điểm cầu.

Chúng ta đã đạt được nhiều thành quả tưởng chừng như khó đạt được

Thay mặt Chính phủ phát biểu khai mạc hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nêu một số vấn đề lớn là nguyên nhân, hệ quả của những gì đạt được trong năm nay, cũng như năm 2020 và xa hơn. Thủ tướng khẳng định, những thành quả kinh tế - xã hội mà chúng ta có được trong năm 2019 đã chứng minh rằng, với ý chí, nỗ lực, tinh thần đoàn kết cũng như quyết tâm lớn, chúng ta đã đạt được nhiều thành quả, trong đó có những mục tiêu tưởng chừng như rất khó đạt được.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng với các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự hội nghị.

Đầu tiên, quy mô nền kinh tế năm 2018 lớn gấp 9,3 lần so với thời điểm bắt đầu đổi mới năm 1986. Năm 2019, đà tăng trưởng đạt 7,02%, đưa quy mô nền kinh tế đạt hơn 262 tỷ USD. “Tôn xin khẳng định điều này cho thấy, quy mô càng lớn thì mục tiêu tăng trưởng ngày càng khó khăn, nhưng không phải là không tăng trưởng”, Thủ tướng nói.

Bên cạnh đó, năm 2019, Việt Nam không chỉ đạt được tăng trưởng nhanh mà còn duy trì nền tảng kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát dưới 3%, cán cân ngân sách thặng dư, tỷ giá ổn định, nợ công giảm còn 56% GDP, thu ngân sách vượt trên 8% dự toán Quốc hội giao, cán cân thương mại hàng hoá đạt thặng dư kỷ lục gần 10 tỷ USD, dự trữ ngoại hối 18 tỷ USD... “Những con số gần như 10 năm trước chúng ta không thể tưởng tượng được”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Theo Thủ tướng, năm 2019, Việt Nam thuộc nhóm các nước tăng trưởng kinh tế cao, ổn định hàng đầu châu Á thì chất lượng tăng trưởng được cải thiện rất rõ nét. Đóng góp của TFP vào GDP năm 2019 đạt 46,11%. Tính chung cả giai đoạn 2016-2019 đạt 44,46%, cao hơn nhiều so với mức bình quân 33,56% của giai đoạn 2011-2015. Tốc độ tăng năng suất lao động 6,2% cũng cao hơn nhiều nước trong khu vực. Tăng trưởng tín dụng chỉ còn 12-13%, thấp hơn nhiều năm trước ở mức 18-20%. Chỉ số phát triển bền vững tăng của Việt Nam tăng 3 bậc trong khu vực ASEAN.

Chính phủ nhất quán công thức “3 trong 1” về phát triển kinh tế-xã hội và môi trường

Đề cập đến ý kiến cho rằng các nước đang phát triển trong giai đoạn tiền công nghiệp hóa, muốn tăng trưởng kinh tế nhanh thường phải chấp nhận suy giảm yếu tô môi trường, xã hội, Thủ tướng nhận định điều này không chính xác. Thủ tướng nhấn mạnh Chính phủ luôn nhất quán với thông điệp, không đánh đổi môi trường để lấy tăng trưởng kinh tế, xác định công thức “3 trong 1” về phát triển kinh tế, xã hội và môi trường. “Rất nhiều địa phương thời gian qua đã lồng ghép 3 trụ cột. Thực tế cho thấy 3 mục tiêu này không loại trừ nhau mà củng cố cho nhau, hướng đến sự phát triển toàn diện của đất nước”, Thủ tướng nói.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu khai mạc hội nghị.

Theo Thủ tướng, trong khi các thành phố đầu tàu truyền thống vẫn tiếp tục giữ vai trò động lực, duy trì đóng góp lớn và dẫn dắt nền kinh tế đi lên thì nhiều địa phương khác bắt đầu nổi lên, ngày càng trở thành một nhân tố có đóng góp quan trọng vào tốc độ tăng trưởng chung cả nước. Thực tiễn đã chứng minh, địa phương kém phát triển hơn khi tăng tốc không hề làm suy yếu cơ hội của địa phương phát triển hơn và ngược lại.

“Những thành quả kinh tế-xã hội mà chúng ta đã đạt được trong năm 2019 cho thấy: Nông thôn mới và đô thị hóa không phải là câu chuyện lựa chọn, nó là câu chuyện phát triển bền vững và hài hòa theo các nguyên tắc kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”, Thủ tướng khẳng định.

Thủ tướng nhấn mạnh, mỗi kết quả đạt được là sự nỗ lực không ngừng nghỉ, sự đồng thuận, phối hợp của cả hệ thống chính trị; cùng với quyết tâm và sáng tạo vượt khó của hàng triệu công chức, viên chức, cán bộ trong từng xã, huyện, tỉnh, thành phố và Trung ương. Thủ tướng gửi lời cảm ơn đến từng người dân, từng công chức, viên chức ở mọi vị trí đã tận tụy làm việc trong năm qua.

Không để ai bị bỏ lại phía sau, bị đặt ngoài lề của sự phát triển

Thủ tướng cho biết, đến năm 2045, dân số Việt Nam sẽ hơn 108 triệu người, tăng thêm khoảng 12 triệu người trong vòng 25 năm tới, đồng thời tổng số lao động tăng thêm cần có việc làm là gần 11 triệu người. “Trước mắt, năm 2020 chúng ta phải tạo việc làm cho hơn 1,1 triệu người; tính chung từ nay đến 2025 là gần 5,5 triệu người – tương đương dân số Singapore. Đây sẽ là một thách thức rất lớn mà Chính phủ, chính quyền địa phương phải giải quyết. Tuy nhiên, nhìn ở mặt ngược lại, đóng góp lớn vào tốc độ tăng trưởng kinh tế hằng năm không ai khác hơn chính là nhóm lao động tăng thêm này”, Thủ tướng lý giải.

Toàn cảnh hội nghị.

Theo Thủ tướng, quan điểm của Chính phủ là cần trao cơ hội việc làm, cơ hội kinh tế, đánh thức tiềm năng khởi nghiệp nhiều hơn cho người dân, đặc biệt là lực lượng lao động trẻ, lao động ở miền núi, nông thôn, vùng sâu và vùng xa. Chính phủ luôn nhất quán với quan điểm: Không để ai bị bỏ lại phía sau, không để ai bị đặt ngoài lề của sự phát triển.

Việc tiếp tục duy trì được sức tăng trưởng cao như hiện nay trong 2 thập niên tới sẽ giúp Việt Nam trở thành quốc gia có thu nhập cao vào đúng năm 2045 – cột mốc có ý nghĩa lịch sử trọng đại của dân tộc. Tuy nhiên, chúng ta chỉ cần lỡ một nhịp tăng trưởng, cột mốc đó sẽ bị lùi lại ít nhất vài năm. “Vì vậy, năm nào tôi cũng muốn nhắc lại lời của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước là “không ngủ quên trên vòng nguyệt quế”, Thủ tướng bày tỏ. Đồng thời khẳng định Chính phủ luôn ý thức được chức năng kiến tạo, thúc đẩy, tạo cơ hội tốt nhất và công bằng nhất cho tất cả các địa phương và mọi tầng lớp nhân dân.

Gợi mở 9 nhóm vấn đề lớn để tập trung thảo luận, Thủ tướng dẫn lời Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn: “Chim hồng hạc muốn bay cao phải nhờ ở sáu trụ cánh. Nếu không có sáu trụ cánh ấy thì cũng chim thường thôi”. Từ đó Thủ tướng nhấn mạnh, dân tộc ta là con cháu Lạc Hồng, có khát vọng không ngừng vươn cao, bay xa như truyền thuyết, đồng thời đề nghị các đại biểu cùng thảo luận trả lời câu hỏi lớn: Để đưa kinh tế-xã hội Việt Nam vươn cao, chúng ta cần những trụ cánh gì?


Quỳnh Vinh

Lực lượng phòng vệ dân sự Lebanon ngày 23/11 cho biết một cuộc không kích dữ dội ở trung tâm Beirut đã khiến ít nhất 11 người thiệt mạng, làm rung chuyển thủ đô khi Israel tấn công nhóm vũ trang Hezbollah.

Nhân Ngày Di sản Văn hoá Việt Nam, chiều tối 23/11, tại Đại Nội Huế; UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Lễ đón Bằng công nhận di sản tư liệu khu vực châu Á - Thái Bình Dương của UNESCO cho “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế”; công bố hoàn thành Dự án bảo tồn, tu bổ tổng thể di tích Điện Thái Hòa…

Thời gian gần đây, một số người tham gia giao thông ở TP Hồ Chí Minh có hành vi sử dụng vũ lực, côn đồ hung hãn sau khi xảy ra va chạm giao thông, thậm chí gây án mạng. Từ những ứng xử thiếu văn hóa như trên đã dẫn đến những hậu quả đáng tiếc, hệ lụy lâu dài cho bản thân họ, gia đình và xã hội.

Chiều 23/11, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Ngãi cho biết, đang phối hợp với cơ quan chức năng điều tra, làm rõ việc phát hiện 1.500 viên nén nghi ma túy trôi dạt vào bờ biển xã Bình Trị, huyện Bình Sơn.

Liên quan đến vụ tai nạn xe chở rác BKS 75C-044.83 khi đi qua cầu treo Bình Thành (xã Bình Thành, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế) bất ngờ gặp tai nạn rơi xuống sông làm 2 người mất tích như Báo CAND đã thông tin, sáng nay (23/11), lực lượng cứu nạn cứu hộ (CNCH) đã tìm thấy được 2 thi thể trên sông.

Thanh tra Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 2414/TB-TTCP thông báo kết luận thanh tra việc tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp cổ phần hóa sang kinh doanh đất, xây dựng nhà ở giai đoạn 2011-2021 tại Bộ Giao thông vận tải (GTVT).

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa công bố Dự thảo quy chế tuyển sinh đại học năm 2025, trong đó có nhiều điểm mới về xét tuyển sớm như quy định các trường đại học không được dành quá 20% chỉ tiêu để xét tuyển sớm, riêng xét học bạ phải dùng điểm cả năm lớp 12 thay vì dùng điểm 3-5 kỳ như hiện nay.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文