Thủ tướng: Đến lúc Hà Tĩnh tự tin là một cực tăng trưởng của cả nước

20:59 21/07/2018
Chiều nay (21/7), làm việc với Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, Hà Tĩnh, nơi trước đây chỉ được nhắc đến với sự khô cằn của sỏi đá và ô nhiễm, nay đã có sự hồi sinh với nhiều thành tựu. Quy mô nền kinh tế Hà Tĩnh chiếm 1,1% quy mô cả nền kinh tế và xu hướng tăng lên.


Báo cáo tóm tắt về tình hình kinh tế-xã hội, Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh Lê Đình Sơn cho biết, 6 tháng đầu năm 2018, kinh tế tăng trưởng cao, đạt 32,94%, trong đó khu vực công nghiệp-xây dựng tăng 95,61%. Tổng thu ngân sách đạt khoảng 6.000, tăng 58% so với cùng kỳ.

Lãnh đạo Hà Tĩnh nhấn mạnh kết quả về 2 nội dung mà tỉnh tập trung thực hiện thời gian qua là xây dựng nông thôn mới và sắp xếp, tinh giản bộ máy, biên chế, nhất là sắp xếp thôn, tổ dân phố. Đến hết năm 2017, toàn tỉnh giảm 722 thôn, tổ dân phố. Từ năm 2015 đến 2017, tỉnh giảm hơn 2.000 biên chế hưởng lương từ ngân sách, giảm 24.000 cán bộ không chuyên trách và người làm việc ở thôn, tổ dân phố, giảm tổng chi thường xuyên ngân sách trên 370 tỷ đồng. 

Thủ tướng làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Hà Tĩnh. Ảnh: VGP/Quang Hiếu

Về xây dựng nông thôn mới, dự kiến đến cuối năm 2018, tỉnh tăng thêm ít nhất 26 xã đạt chuẩn, chiếm 61,5% tổng số xã (mục tiêu đến năm 2020 của cả nước là 59,7% tổng số xã, như vậy Hà Tĩnh về đích trước 2 năm). Thu nhập người dân khu vực nông thôn bình quân đạt 28 triệu đồng, tăng 3,3 lần so với năm 2010. Đặc biệt, Hà Tĩnh triển khai thực hiện tiêu chí thứ 20 về khu dân cư kiểu mẫu, vườn mẫu. Dự kiến cuối năm nay, tỉnh sẽ có 268 khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu và 3.000 vườn mẫu.

Công nghiệp khởi sắc nhưng không xem nhẹ nông nghiệp

Thủ tướng đánh giá cao Hà Tĩnh thời gian qua phát triển toàn diện, đặc biệt là quan tâm xây dựng nông thôn mới với cách làm mới, mô hình mới về khu dân cư kiểu mẫu, vườn mẫu ở nông thôn và sắp xếp, tổ chức lại bộ máy từ thôn đến tỉnh. 

“Quy mô nền kinh tế Hà Tĩnh hiện chiếm 1,1% quy mô cả nền kinh tế và tăng lên. Đến lúc Hà Tĩnh tự tin mình là một cực tăng trưởng của cả nước, đóng góp tích cực vào tăng trưởng chung của nền kinh tế”, Thủ tướng nói. Hà Tĩnh có nhiều ngành, lĩnh vực tăng trưởng vượt trội. Điều đặc biệt, dù công nghiệp rất khởi sắc nhưng chính quyền tỉnh không xem nhẹ khu vực nông, lâm, thủy sản với mức tăng trên 5,54%, cao hơn nhiều so với bình quân chung cả nước. Khu vực nông nghiệp, nông thôn đã đóng góp quan trọng làm yên lòng dân như nhà bác học Lê Quý Đôn đã nói, “phi nông bất ổn”. 

Ảnh: VGP/Quang Hiếu.

Đánh giá cao Hà Tĩnh có mức thu ngân sách đạt gần 70% dự toán, Thủ tướng tin rằng tỉnh sẽ hoàn thành vượt mức mục tiêu ngân sách Chính phủ giao năm 2018. Trong bối cảnh nhiều địa phương chậm trễ trong giải ngân vốn ngân sách nhà nước nói chung, vốn đầu tư công nói riêng, Hà Tĩnh đã bảo đảm đáp ứng rất tốt nhiệm vụ chi ngân sách theo kế hoạch dự toán (hơn 61% dự toán). Điều này cho thấy các nút thắt về luật hay trở ngại chính sách không phải là rào cản chính mà quan trọng là tính năng động, tinh thần trách nhiệm, dám nghĩ, dám làm của lãnh đạo địa phương, đi cùng với sự chuẩn bị tốt về kế hoạch, thủ tục giải ngân từ sớm. 

Thủ tướng đề nghị Hà Tĩnh tiến tới tự cân đối ngân sách sớm hơn nếu tiếp tục duy trì đà tăng trưởng này. Là địa phương gặp nhiều khó khăn như nhiều người hay nói “mưa thối đất, nắng nóng như đổ lửa” mà Hà Tĩnh vươn lên, tự cân đối ngân sách là điều rất ấn tượng. 

Quy mô tín dụng đạt hơn 135% GRDP cho thấy độ sâu tài chính ở Hà Tĩnh đã bắt kịp với mặt bằng cả nước. Tình hình phát triển doanh nghiệp được thực hiện tốt.

Theo Thủ tướng, những thành quả kinh tế sơ lược nêu trên phần nào cho thấy sự hồi sinh trên mảnh đất Hà Tĩnh, nơi trước đây chỉ được nhắc đến với sự khô cằn của sỏi đá và ô nhiễm. 

Chia sẻ một số suy nghĩ với địa phương, Thủ tướng nhấn mạnh, vấn đề chống tụt hậu, đói nghèo của Hà Tĩnh, để đưa tỉnh phát triển toàn diện vượt bậc là nhiệm vụ quan trọng của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Hà Tĩnh, trong đó, tập trung 3 trụ cột quan trọng: Nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ. 

Tỉnh cần có giải pháp giảm nghèo nhanh hơn, nhất là giảm khoảng cách giàu nghèo khi mà chênh lệch giàu nghèo hiện còn cao, tránh tái nghèo. Thực hiện tốt chính sách cung cấp phúc lợi và tái phân phối hiệu quả, tạo điều kiện cho người dân tiếp cận giáo dục, nhất là người nghèo, để họ có cơ hội làm chủ tương lai của mình. Hà Tĩnh cần tăng nhanh tỉ lệ đô thị hóa, chuyển dịch cơ cấu lao động tương xứng với xu hướng chuyển dịch cơ cấu sản xuất, tránh hiện tượng “bóng đi trước, hình chạy sau”. 

Thủ tướng chứng kiến lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh và Ngân hàng Thế giới đã ký khung hợp tác chiến lược. Ảnh: VGP/Quang Hiếu

Với Formosa Hà Tĩnh, Thủ tướng yêu cầu chính quyền các cấp tạo điều kiện để sản xuất thép thành công đồng thời cần giám sát môi trường chặt chẽ, kiên quyết và phát triển công nghiệp sau thép. Bộ Xây dựng, các ngành chức năng và tỉnh Hà Tĩnh cần xử lý vấn đề tro xỉ gang thép và nhiệt điện. 

Muốn phát triển toàn diện cả kinh tế, xã hội, môi trường, tỉnh cần chú trọng quy hoạch và quản lý quy hoạch, nhất là quy hoạch ven biển, quy hoạch những ngành sản xuất quan trọng. 

Trong phát triển, cần bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội, kịp thời nhận ra các dấu hiệu bất ổn, suy giảm niềm tin, tâm lý bất mãn tiêu cực của một bộ phận người dân để hỗ trợ người dân, làm tốt công tác tư tưởng, an dân, không để xảy ra vấn đề nóng. Phải dựa vào quần chúng, hướng dẫn quần chúng, tăng cường lực lượng để kiên quyết bảo đảm an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội. 

Tại cuộc làm việc, Thủ tướng đã cho ý kiến chỉ đạo, xử lý các kiến nghị của Hà Tĩnh với tinh thần tạo điều kiện cho tỉnh phát triển.

Nhân dịp này, dưới sự chứng kiến của Thủ tướng, lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh và Ngân hàng Thế giới đã ký khung hợp tác chiến lược. 

Đến nay, Ngân hàng Thế giới đã và đang cho vay, tài trợ, hỗ trợ tỉnh Hà Tĩnh hơn 20 dự án để nâng cấp cơ sở hạ tầng, cải thiện môi trường, chất lượng nguồn nhân lực, cải cách thế chế, giáo dục đào tạo... với tổng số vốn trên 5.718 tỷ đồng.

Theo baochinhphu.vn

Không khí lạnh đã ảnh hưởng đến hầu khắp các tỉnh thành ở miền Bắc khiến nền nhiệt hạ nhanh cùng với đó là mưa dông diễn ra ở nhiều nơi, trời lạnh.

Hơn 5 năm trước, Đề án quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025 được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định phê duyệt. Theo đề án, có 6 cơ quan báo chí được xác định xây dựng thành “Cơ quan truyền thông chủ lực đa phương tiện” gồm Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, Báo Nhân dân, Báo Quân đội nhân dân và Báo Công an nhân dân (CAND). Đây là vinh dự và cũng là nhiệm vụ rất nặng nề của 6 cơ quan báo chí được nêu tên, nhất là trong bối cảnh đất nước ta đang bước vào giai đoạn phát triển mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam...

Tại địa điểm kinh doanh nằm trên địa bàn thị trấn Trâu Quỳ, huyện Gia Lâm, Hà Nội, Phòng Nghiệp vụ 1, Cục Nghiệp vụ Quản lý thị trường (QLTT) phối hợp với các lực lượng chức năng phát hiện và thu giữ 25 chiếc xe điện loại 3 bánh và 4 bánh không rõ nguồn gốc xuất xứ. Đặc biệt, tại Nghị Quyết số 05 của Chính phủ ngày 4/2/2008, các loại phương tiện này không được phép lưu hành tại Việt Nam trừ những trường hợp đặc biệt.

20 học sinh mầm non ở huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu phải cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lai Châu do nghi ăn nhầm thuốc diệt chuột. Bệnh viện Bạch Mai đã cử một kíp bác sĩ gồm nhiều chuyên khoa lên Lai Châu để hỗ trợ chẩn đoán, điều trị cho các cháu.

Giới chức Philippines ngày 5/11 ra lệnh sơ tán khẩn cấp người dân ở các khu vực hẻo lánh và đặt quân đội vào trạng thái trực chiến để chuẩn bị ứng phó với cơn bão Yinxing dự kiến sẽ đổ bộ trong tuần này.

Theo quyết định của Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông (TT&TT), Thứ trưởng Bộ TT&TT Bùi Hoàng Phương được phân công thực hiện nhiệm vụ là người phát ngôn của Bộ thay cho nguyên Thứ trưởng Nguyễn Thanh Lâm vừa được Thủ tướng Chính phủ điều động, bổ nhiệm giữ chức Tổng giám đốc Đài truyền hình Việt Nam (VTV).

Trong vụ án liên quan đến cựu Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng Trần Đức Quận; cựu Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Trần Trần Văn Hiệp; cựu Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cùng nhiều bị can khác, có một nữ đại gia tự nguyện giao nộp 9 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (có giá trị khoảng 1.700 tỷ đồng) để phục vụ yêu cầu giải quyết vụ án. Người phụ nữ này là ai?

Sau khi Báo CAND ra ngày 24/10 thông tin về tình trạng hàng nghìn cư dân chung cư Saigon Gateway ở TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh phải sống trong bất an, khổ sở vì chủ đầu tư chiếm giữ, không chịu bàn giao quỹ bảo trì cho đại diện cư dân. Ngày 31/10 Ban quản trị (BQT) chung cư và đơn vị sửa chữa thang máy cùng đại diện chủ đầu tư đã ký hợp đồng ba bên để sửa chữa 2 thang máy bị hư hỏng của chung cư. Ngay sau đó, đại diện chủ đầu tư đã chuyển số tiền tạm ứng gần 250 triệu đồng cho đơn vị sửa chữa thang máy…

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文