Thủ tướng: Kinh tế - xã hội phát triển đúng hướng, toàn diện trên các lĩnh vực

12:27 22/10/2018

Sáng 22-10, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã trình bày trước Quốc hội Báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội năm 2018 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2019 (trong đó bao gồm cả việc đánh giá giữa kỳ thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020).



Ước cả năm 2018 sẽ đạt và vượt 12 chỉ tiêu đề ra

Thủ tướng khẳng định: Mặc dù còn những hạn chế, khó khăn và trong bối cảnh tình hình thế giới, khu vực có nhiều biến động, chúng ta đã kiểm soát tốt lạm phát, ổn định vĩ mô, đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, tập trung chỉ đạo phát triển các ngành, lĩnh vực có tiềm năng, lợi thế, ứng dụng công nghệ cao, tạo động lực mới nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc

Tốc độ tăng trưởng đạt cao hơn giai đoạn 2010 - 2015, chất lượng tăng trưởng được nâng lên, bền vững hơn; quy mô nền kinh tế tăng mạnh. Các lĩnh vực văn hóa, xã hội, môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu, cải cách hành chính, phòng chống tham nhũng, lãng phí đạt nhiều kết quả quan trọng.

Quốc phòng, an ninh được tăng cường; trật tự an toàn xã hội được bảo đảm; đối ngoại và hội nhập quốc tế được đẩy mạnh; vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng lên. Trên cơ sở kết quả 9 tháng, ước cả năm 2018 chúng ta sẽ đạt và vượt toàn bộ 12 chỉ tiêu kế hoạch đề ra, trong đó có 8 chỉ tiêu vượt.

Thủ tướng cho rằng, với kết quả đạt được của năm bản lề 2018, tình hình đất nước trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường, quốc phòng, an ninh, đối ngoại trong 3 năm 2016 - 2018 phát triển đúng hướng, chuyển biến rõ nét hơn giai đoạn trước; quy mô nền kinh tế gấp 1,3 lần, GDP bình quân đầu người tăng 440 USD so với đầu nhiệm kỳ; đời sống của người dân không ngừng được cải thiện.

“Dự báo chúng ta sẽ đạt được các mục tiêu kế hoạch 5 năm 2016 - 2020 mà Nghị quyết Đại hội Đảng XII và Nghị quyết của Quốc hội đã đề ra, trong đó đến nay đã có 11 chỉ tiêu đạt và vượt” – người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh.

Việc đạt được kết quả toàn diện trên các lĩnh vực, theo Thủ tướng đã thể hiện sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành đúng hướng, đổi mới, sát sao, quyết liệt của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, cấp ủy, chính quyền các cấp, các ngành; sự nỗ lực của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta, góp phần quan trọng củng cố niềm tin, tạo không khí phấn khởi trong toàn xã hội, được các tổ chức quốc tế đánh giá cao.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trao đổi với các đại biểu bên hành lang Quốc hội

Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã thực hiện chủ trương đổi mới, sắp xếp lại tổ chức, bộ máy, tinh giản biên chế; đã giảm số lượng lớn các Tổng cục, Vụ, cục thuộc Bộ và giảm trên 86.300 biên chế, trong đó có 12.400 công chức. Thành lập Uỷ ban quốc gia, đẩy nhanh tiến độ xây dựng Chính phủ điện tử và các cơ sở dữ liệu quốc gia. Ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin, kết nối liên thông, cung cấp dịch vụ công trực tuyến…

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng nhấn mạnh việc tiếp tục cải cách, nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan tư pháp, bổ trợ tư pháp. Công tác thanh tra được tập trung triển khai theo kế hoạch; ban hành kết luận thanh tra đối với nhiều vụ việc nghiêm trọng, dư luận xã hội quan tâm (như AVG, cảng Quy Nhơn, Hãng phim truyện Việt Nam, đất đai tại Đà Nẵng, Thủ Thiêm…), thu hồi số lượng tiền, tài sản lớn về cho Nhà nước.

Tập trung điều tra, xét xử nghiêm minh các vụ án phức tạp, nhân dân quan tâm

“Công tác phòng chống tham nhũng được quyết liệt triển khai; nghiêm túc thực hiện kết luận của đồng chí Tổng Bí thư tại các phiên họp của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng và các cuộc họp của Lãnh đạo chủ chốt”- Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định; đồng thời nhấn mạnh xử lý nghiêm sai phạm trên tinh thần kiên quyết, khách quan, công khai minh bạch, trong đó có một số cán bộ cao cấp.

Cùng với đó là tập trung điều tra, truy tố, xét xử nghiêm minh các vụ án phức tạp, nhân dân quan tâm (như vụ đánh bạc trên internet, sai phạm tại một số ngân hàng thương mại, vụ “Vũ nhôm”, “Út trọc”…), được cử tri cả nước đồng tình, ủng hộ.

Thay mặt Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội trình bày báo cáo thẩm tra, Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cơ bản đồng tình với báo cáo, song để nghị cần quan tâm, làm rõ và đánh giá sâu hơn những kết quả đạt được và tiếp tục duy trì những thành tựu nêu trên, bảo đảm tính bền vững trong phát triển kinh tế-xã hội.

Toàn cảnh phiên họp

“Có thể thấy, những kết quả đạt được trong phát triển kinh tế-xã hội năm 2018 là chủ yếu, toàn diện trên nhiều lĩnh vực khác nhau, được cộng đồng quốc tế ghi nhận; thể hiện sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị, sự nỗ lực của các thành phần kinh tế, tạo không khí phấn khởi và sức lan tỏa trong toàn xã hội” – Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế nhấn mạnh.

Về mục tiêu tổng quát, báo cáo thẩm tra thống nhất với báo cáo của Chính phủ về tiếp tục củng cố nền tảng kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, nâng cao năng lực nội tại và tính tự chủ của nền kinh tế.

Về các chỉ tiêu chủ yếu, cơ bản nhất trí như báo cáo của Chính phủ, tuy nhiên, một số ý kiến đề nghị đánh giá kỹ tính hợp lý và khả thi của chỉ tiêu Tốc độ tăng tổng kim ngạch xuất khẩu, đồng thời làm rõ cơ sở chỉ tiêu Tỷ lệ nhập siêu so với tổng kim ngạch xuất khẩu dưới 3% trong khi kết quả của 03 năm 2016-2018 đều xuất siêu.

Đối với chỉ tiêu Tốc độ tăng giá tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng 4% là tương đối phù hợp, tuy nhiên, cần lưu ý các biện pháp để đạt được mục tiêu Quốc hội yêu cầu là phấn đấu kiểm soát lạm phát 3% vào năm 2020.

Một số chỉ tiêu như tỷ lệ lao động qua đào tạo (60-62%), tỷ lệ dân số thành thị sử dụng nước sạch (88%) còn có khoảng cách khá xa so với mục tiêu đề ra vào năm 2020, đề nghị cần đặt mục tiêu phấn đấu cao hơn…


Quỳnh Vinh

Thanh tra Chính phủ vừa ban hành Kết luận thanh tra số 2556/KL-TTCP về trách nhiệm thực hiện công vụ của cán bộ, công chức, viên chức trong giải quyết thủ tục hành chính (TTHC); cung cấp dịch vụ công (CCDVC) cho người dân, doanh nghiệp tại Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), giai đoạn từ 15/6/2021 - 30/11/2023.

Tổng thống Yoon Suk Yeol bất ngờ ban bố thiết quân luật dẫn đến tình trạng rối loạn chính trị tại xứ sở kim chi, khiến người dân phẫn nộ đòi ông từ chức. Cảnh sát đang điều tra và phe đối lập đang tiến hành quy trình luận tội ông vì quyết định được mô tả là “sai lầm” này.

Cuộc tấn công thần tốc của liên minh phiến quân hỗn hợp đánh chiếm phần lớn thành phố Aleppo và các khu vực xung quanh trong hơn tuần qua đã khơi lại một đám cháy và làm cho lò lửa chiến tranh khu vực Trung Đông càng nóng thêm.

Thời gian vừa qua, trên địa bàn tỉnh Bình Dương nổi lên tình trạng nhiều cá nhân có hành vi mua bán, cho thuê, cho mượn tài khoản ngân hàng. Chỉ vì ham lợi trước mắt mà một số người đã bị các đối tượng dụ dỗ để mua tài khoản ngân hàng nhằm thực hiện hành vi phạm tội. Theo cơ quan chức năng, việc mua bán, cho thuê, mượn tài khoản ngân hàng tiềm ẩn nhiều hệ lụy và vi phạm pháp luật, có thể bị xử lý hình sự.

Sau thành công của “Đội điều tra số 7” phần 1, dự kiến, phần 2 của phim với tựa đề “Gương mặt vặn vẹo” sẽ được Điện ảnh CAND, Cục Truyền thông CAND chính thức ra mắt khán giả từ ngày 15/12. Chúng tôi có cuộc phỏng vấn Thiếu tá, biên kịch Vũ Liêm, Phó Giám đốc Điện ảnh CAND về phần 2 của bộ phim này.

Tối 6/12, lễ tổng kết và trao giải Cuộc thi viết "Những tấm gương bình dị mà cao quý" lần thứ 15 (2023-2024) với chủ đề "Dấu ấn bộ đội thời bình" đã diễn ra tại Hà Nội. Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân uỷ Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; Đại tướng Phạm Văn Trà, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Phó Bí thư Quân uỷ Trung ương, nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã đến dự buổi lễ.

Tối 6/12, tại Cung Thể thao - Khu Liên hợp thể thao tỉnh Quảng Ninh diễn ra lễ khai mạc Giải Taekwondo Cảnh sát Châu Á mở rộng năm 2024. Đại tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an, Chủ tịch Hiệp hội thể thao CAND Việt Nam đến dự và phát biểu khai mạc.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文