Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đối thoại trực tiếp với nông dân

12:10 09/04/2018
Sáng nay, ngày 9-4, tại tỉnh Hải Dương, lần đầu tiên Thủ tướng Chính phủ đối thoại với nông dân Việt Nam. Với chủ đề “Tháo gỡ vướng mắc, khơi dòng động lực, tiếp đà 30 năm đổi mới”. 



Tham dự Hội nghị còn có các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước: Trương Thị Mai - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương; các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Vũ Đức Đam, Phó Thủ tướng Chính phủ; Mai Tiến Dũng, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ; Nguyễn Xuân Cường, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Trần Tuấn Anh, Bộ trưởng Bộ Công thương; Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch- Đầu tư; Đào Ngọc Dung, Bộ trưởng Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội; Nguyễn Thanh Hải, Trưởng ban Dân nguyện của Quốc hội; Nguyễn Đức Hải, Chủ tịch Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội; Nguyễn Mạnh Hiển, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Hải Dương...

Hơn 300 nông dân đến từ mọi miền Tổ quốc đã về dự Hội nghị để bày tỏ ý kiến với Thủ tướng 

Phát biểu tại cuộc đối thoại, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh điều quan trọng nhất của cuộc gặp hôm nay là tháo gỡ trực tiếp những vấn đề khó khăn cho nông dân. 

Thủ tướng băn khoăn: “Tại sao nông dân chưa giàu lên? Tại sao có đến 70% người dân sống ở nông thôn, chiếm trên 43% lao động nhưng chỉ đóng góp cho GDP chỉ có 16 – 17% ? Nguyên nhân là do năng suất lao động thấp?".

Thủ tướng cũng khẳng định, tại cuộc đối thoại này, các thành viên Chính phủ sẽ trực tiếp sẵn sàng trả lời những câu hỏi của nông dân; đồng thời đưa ra tạo ra những thể chế, chính sách mới. “Có những điều chưa thể giải quyết ngay nhưng định hướng chính sách là rất quan trọng. Cũng phải nói thêm rằng, tôi đã đến Hải Dương từ hôm qua, đến thăm 4 công ty cổ phần, họ làm ăn rất tốt, tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương với mức lương 7- 8 triệu đồng/người/tháng, những mô hình như thế này rất quan trọng, tạo động lực cho nông thôn phát triển. Trong những mô hình này, con người là yếu tố quan trọng nhất”, Thủ tướng chia sẻ.

Tại phiên đối thoại, ông Tăng Xuân Trường (huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương) - một trong những nông dân xây dựng vùng trồng rau, củ, quả an toàn với tổng diện tích hàng trăm ha đã phản ánh với Thủ tướng tình trạng dư thừa, ế nông sản đang xảy ra ở nhiều nơi. Có nơi, người nông dân phải nhổ bỏ củ cải, su hào hay thậm chí đốt bỏ cả mía vì giá quá rẻ mạt… 

Ông Trường đặt câu hỏi, bản thân ông vừa là người sản xuất vừa là người làm thương mại xuất khẩu rau củ khá lâu, ông Trường nhận thấy điểm yếu lớn nhất của ta là khâu tổ chức sản xuất: “Chính phủ đã chỉ đạo Bộ NN&PTNT xây dựng 1.500 Hợp tác xã nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Đây là hướng đi rất đúng. Song xin hỏi Thủ tướng, việc liên kết, rồi thành lập HTX chúng ta đã hô hào nhiều rồi và đến bao giờ mới thay đổi được?”.

Thủ tướng cho rằng, su hào, củ cải phải nhổ bỏ chỉ là hiện tượng cục bộ

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho hay, ông đã trực tiếp vào thăm nhà máy của anh Trường và rất mừng trước quy mô nhà máy, cơ sở sản xuất xây dựng được. Thủ tướng khẳng định, sự thành công của anh Trường, cũng là thành quả lớn mà ngành nông nghiệp Việt Nam đã gây dựng được: “Có thể khẳng định chưa bao giờ nông nghiệp có được thành quả lớn như thế, còn những việc nhỏ lẻ như su hào, củ cải nhổ bỏ vì giá giảm, mía phải đốt đi vì không có nhà máy thu mua chỉ là hiện tượng cục bộ, không phải là tình trạng chung của nông nghiệp cả nước”. 

Thủ tướng cũng lưu ý, cần xây dựng quy hoạch sản xuất theo vùng, để làm sao sản xuất phù hợp với năng lực, điều kiện địa phương chứ không phải làm ào ào. Trước khi gieo hạt xuống phải tính tới việc sản xuất bao nhiêu, bán cho ai?. 

Thủ tướng cũng cho biết, hiện nay, Chính phủ, Bộ NN&PTNT, các bộ ngành liên quan đang tiếp tục hoàn thiện chính sách, chỉnh sửa và bổ sung Nghị định 210 về thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp. Thủ tướng hi vọng chính sách mới này sẽ tạo động lực giúp thúc đẩy ngành nông nghiệp phát triển mạnh mẽ và bền vững hơn. 

Người đứng đầu Chính phủ cho rằng, nhiều loại nông sản củ quả của Việt Nam đã tham gia các thị trường lớn, việc tìm thị trường Nhà nước phải làm, nhưng DN, người sản xuất cũng có vai trò quan trọng trong nhiệm vụ này, đó là khâu sản xuất phải theo tín hiệu của thị trường; phân phối phải đáp ứng được thị hiếu người tiêu dùng.

Nông dân Nguyễn Công Thừa (Chủ nhiệm HTX Anh Đào, TP Đà Lạt) đề đạt với Thủ tướng, chuyên về sản xuất, chế biến nông sản công nghệ cao, sản phẩm đều là hàng chất lượng cao nhưng sản phẩm của HTX khi bán thì giá lại bằng các sản phẩm thông thường vì người tiêu dùng không phân biệt được cũng như do hàng Trung Quốc giả mạo rất nhiều. “Thủ tướng có chỉ đạo gì các cơ quan chức năng để sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao được bán với đúng giá trị và làm sao để sản phẩm của mình không mãi phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc?”, ông Thừa đặt câu hỏi. 

Trả lời câu hỏi này, được Thủ tướng Chính phủ chỉ định Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh trả lời. 

Bộ trưởng Công thương cho hay, việc một số sản phẩm của Việt Nam bị ùn ứ là do chủ yếu tiêu thụ qua kênh không chính thống, đặc biệt là đường tiểu ngạch. Đây là kênh mà cả ta và nước bạn đều không kiểm soát được chất lượng sản phẩm, không ký kết hợp tác giao thương nên khi nước bạn siết chặt thì ta lập tức gặp khó khăn. 

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường tham gia giải đáp thắc mắc của nông dân

Để không bị lệ thuộc vào thị trường Trung Quốc, theo ông Trần Tuấn Anh, cách duy nhất là chúng ta phải tích cực tìm kiếm, khai thác nhiều thị trường mới. “Để xuất khẩu nông sản bền vững, ổn định, hiệu quả và tránh phụ thuộc vào một thị trường nhất định, Chính phủ đã và đang nỗ lực, kiên trì để mở rộng thị trường cho hàng hóa của Việt Nam, trong đó có nông thủy sản và đã đạt được nhiều kết quả tích cực”, Bộ trưởng Công thương nêu ý kiến. 

Để tiêu thụ nông sản, Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh khẳng định, thông tin thị trường là rất cần thiết cho nông dân nhưng đây vẫn là lỗ hổng của chúng ta. Nếu không lo được thông tin thị trường nước ngoài thì sẽ hạn chế giá trị cũng như thị trường tiêu thụ. Căn cứ tình hình chiến lược sản xuất nông sản, Bộ Công thương đang xây dựng chiến lược thông tin thị trường để đáp ứng nhu cầu của chiến lược sản xuất.

Còn theo Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường, giải pháp cho nông sản là xây dựng nhà máy chế biến. Nhưng người đứng đầu ngành nông nghiệp cho rằng, nhà máy chế biến không đủ mà cần phải xây dựng chuỗi liên kết, hình thành mối liên kết từ sản xuất đến chế biến và tiêu thụ để có thị trường ổn định cho nông sản. 

Trả lời câu hỏi làm sao để không bị phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc, Thủ tướng hỏi rằng tại sao không đặt vấn đề ngược lại là nhờ có thị trường Trung Quốc mà chúng ta có thị trường tiêu thụ.


Ngọc Yến

Bộ Công an Việt Nam và các cơ quan chức năng Australia đang tiến hành các thủ tục để chuẩn bị tổ chức Đối thoại An ninh cấp Bộ trưởng Việt Nam - Australia lần thứ nhất vào cuối năm 2024. Đây là sự kiện quan trọng góp phần nâng tầm hợp tác hai bên trong lĩnh vực an ninh và thực thi pháp luật.

Với việc hóa thân thành ông lão 72 tuổi để nói về việc trẻ em thiếu tình thương, em Nguyễn Đỗ Quang Minh, học sinh lớp 9, Trường THCS-THPT Nguyễn Khuyến, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng đã vượt qua 1,5 triệu bài viết, giành giải Nhất quốc gia cuộc thi Viết thư UPU lần thứ 53.

Liên quan đến thông tin một số khán giả cho rằng, trang phục biểu diễn của ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng có cài huy hiệu lạ, nhạy cảm trong đêm nhạc “Ngày em thắp sao trời”, chiều 7/5, ông Nguyễn Danh Hoàng Việt, Chánh Văn phòng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã nắm được vụ việc và chỉ đạo kiểm tra.

Những ngày qua có 4 tàu cá cùng 11 ngư dân của Quảng Bình bị nạn trên biển do lốc xoáy, sau 5 ngày nỗ lực liên lạc, tìm kiếm, 4 ngư dân đã được đưa vào bờ an toàn trong niềm vui vỡ oà của người thân.

Từ thắng lợi Điện Biên Phủ chấn động địa cầu năm 1954 đến đại thắng mùa xuân năm 1975 là 21 năm đằng đẵng với bao mất mát, hy sinh của dân tộc Việt Nam. Trong hành trình ấy, nhân dân Việt Nam đã đoàn kết dưới sự lãnh đạo của Đảng cách mạng chân chính và vững niềm tin để thực hiện khát vọng cháy bỏng: Non sông liền một dải, hòa bình, độc lập và xây dựng đất nước hùng cường.

Trở lại Việt Nam vào những ngày cuối tháng tư, nữ nhà văn người Mỹ Lady Borton đang gấp rút duyệt bản thảo lần cuối cho cuốn sách mới bằng tiếng Anh viết về Điện Biên Phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Gắn bó với Việt Nam hơn nửa thế kỷ, người phụ nữ 82 tuổi này đã chứng kiến nhiều thăng trầm của Việt Nam, coi đây là quê hương thứ hai của mình.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文