Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tới thủ đô Buchares, bắt đầu chuyến thăm chính thức Rumania

12:12 14/04/2019
Vào hồi 6h20 ngày 14-4 (giờ địa phương, tức khoảng 10h20 - giờ Hà Nội), chuyên cơ chở Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng phu nhân và Đoàn cán bộ cấp cao Việt Nam thăm chính thức Rumania theo lời mời của Thủ tướng Viorica Dancila, đã đáp xuống sân bay quốc tế Henri Coanda ở thủ đô Bucharest.

Ra sân bay đón Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng phu nhân và Đoàn cán bộ cấp cao Việt Nam có Bộ trưởng Bộ Văn hoá Rumania Bogdan Andrei Toader; Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao Rumania Monica Gheorghita; Đại biện Rumania tại Việt Nam Emil Ghitelescu; Vụ trưởng Vụ Lễ tân Văn phòng Thủ tướng Rumania; Đại sứ Việt Nam tại Rumania Đặng Trần Phong cùng đông đảo cán bộ Đại sứ quán Việt Nam và cộng đồng người Việt tại Rumania.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng phu nhân tại Sân bay quốc tế Henri Coanda, bắt đầu chuyến thăm chính thức Rumania.

Tham gia Đoàn công tác của Thủ tướng có: Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng; Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh; Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường; Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung; Thứ trưởng Bộ Công an - Thượng tướng Bùi Văn Nam; Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ  Nguyễn Văn Tùng; Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Tô Anh Dũng; Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Lê Hải An;  Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Võ Tuấn Nhân; Trợ lý Thủ tướng Chính phủ Bùi Huy Hùng; Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam Vũ Tiến Lộc.

Theo chương trình, Lễ đón chính thức Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng phu nhân và Đoàn cán bộ cấp cao Việt Nam sẽ diễn ra trọng thể tại Phủ Thủ tướng Rumania.

Lãnh đạo một số tỉnh, thành: Hải Phòng; Hà Tĩnh, Lào Cai; Quảng Bình, Bến Tre cùng tham gia chuyến công tác của Thủ tướng.

Việt Nam và Rumania thiết lập quan hệ ngoại giao cách đây gần 70 năm (ngày 3-2-1950), khi Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu đang tiến hành cuộc trường kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp. Trải qua nhiều biến động lịch sử, đặc biệt là từ khi Rumania thay đổi thể chế chính trị (tháng 12-1989), mối quan hệ truyền thống giữa hai nước cơ bản vẫn giữ được ổn định. 

Nhiều đồng chí lãnh đạo cao cấp của Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ Việt Nam như Chủ tịch Quốc hội Lê Quang Đạo (tháng 4-1991); Chủ tịch nước Trần Đức Lương (tháng 10-2003); Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng (tháng 6-2008), Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Gia Khiêm (tháng 6-2009) đã sang thăm Rumania. Phía Việt Nam cũng từng hân hạnh được đón tiếp Tổng thống, Thủ tướng Rumania sang thăm vào các năm 1995, 1997 và 2002.

Các quan chức Rumani và cán bộ, nhân viên Đại sứ quán Việt Nam tại Rumania chào đón Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng phu nhân.

Mặc dù mối quan hệ hữu nghị truyền thống Việt Nam - Rumania đã được duy trì thường xuyên bởi các cuộc thăm viếng lẫn nhau giữa lãnh đạo hai nước, song hiệu quả về các mặt hợp tác, đặc biệt là về kinh tế vẫn còn khiêm tốn (tính đến hết năm 2018, Rumania mới có 3 dự án FDI tại Việt Nam với tổng vốn đăng ký 2,1 triệu USD; trong khi đầu tư của Việt Nam sang Rumania chưa có dự án nào). 

Tổng kim ngạch thương mại hai chiều mấy năm trở lại đây tuy xu hướng tăng, song gần nhất - năm 2018 - mới đạt xấp xỉ 218 triệu USD (trong đó phía Việt Nam nhập 71,5 triệu USD và xuất 146,8 USD). 

Chuyến thăm chính thức Rumania lần này của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có ý nghĩa như một "cú hích" nhằm tăng cường hơn nữa mối giao lưu truyền thống cũng như thúc đẩy quá trình hợp tác đầu tư giữa doanh nghiệp hai nước. Chuyến thăm càng trở nên đặc biệt ý nghĩa khi trong lịch sử, đây là chuyến thăm Rumania đầu tiên của một Thủ tướng Việt Nam.

Theo chương trình, Lễ đón chính thức Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng phu nhân và Đoàn cán bộ cấp cao Việt Nam sẽ diễn ra trọng thể tại Phủ Thủ tướng Rumania vào hồi 9h30 ngày 15-4 (giờ địa phương). 

Sau Lễ đón, hai bên tiến hành hội đàm. Tiếp đó, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ dự và phát biểu tại Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam - Rumania do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Rumania tổ chức.



PHẠM KHẢI (từ Bucharets, Rumania)

Hơn 5 năm trước, Đề án quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025 được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định phê duyệt. Theo đề án, có 6 cơ quan báo chí được xác định xây dựng thành “Cơ quan truyền thông chủ lực đa phương tiện” gồm Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, Báo Nhân dân, Báo Quân đội nhân dân và Báo Công an nhân dân (CAND). Đây là vinh dự và cũng là nhiệm vụ rất nặng nề của 6 cơ quan báo chí được nêu tên, nhất là trong bối cảnh đất nước ta đang bước vào giai đoạn phát triển mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam...

Tại địa điểm kinh doanh nằm trên địa bàn thị trấn Trâu Quỳ, huyện Gia Lâm, Hà Nội, Phòng Nghiệp vụ 1, Cục Nghiệp vụ Quản lý thị trường (QLTT) phối hợp với các lực lượng chức năng phát hiện và thu giữ 25 chiếc xe điện loại 3 bánh và 4 bánh không rõ nguồn gốc xuất xứ. Đặc biệt, tại Nghị Quyết số 05 của Chính phủ ngày 4/2/2008, các loại phương tiện này không được phép lưu hành tại Việt Nam trừ những trường hợp đặc biệt.

20 học sinh mầm non ở huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu phải cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lai Châu do nghi ăn nhầm thuốc diệt chuột. Bệnh viện Bạch Mai đã cử một kíp bác sĩ gồm nhiều chuyên khoa lên Lai Châu để hỗ trợ chẩn đoán, điều trị cho các cháu.

Giới chức Philippines ngày 5/11 ra lệnh sơ tán khẩn cấp người dân ở các khu vực hẻo lánh và đặt quân đội vào trạng thái trực chiến để chuẩn bị ứng phó với cơn bão Yinxing dự kiến sẽ đổ bộ trong tuần này.

Theo quyết định của Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông (TT&TT), Thứ trưởng Bộ TT&TT Bùi Hoàng Phương được phân công thực hiện nhiệm vụ là người phát ngôn của Bộ thay cho nguyên Thứ trưởng Nguyễn Thanh Lâm vừa được Thủ tướng Chính phủ điều động, bổ nhiệm giữ chức Tổng giám đốc Đài truyền hình Việt Nam (VTV).

Trong vụ án liên quan đến cựu Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng Trần Đức Quận; cựu Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Trần Trần Văn Hiệp; cựu Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cùng nhiều bị can khác, có một nữ đại gia tự nguyện giao nộp 9 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (có giá trị khoảng 1.700 tỷ đồng) để phục vụ yêu cầu giải quyết vụ án. Người phụ nữ này là ai?

Sau khi Báo CAND ra ngày 24/10 thông tin về tình trạng hàng nghìn cư dân chung cư Saigon Gateway ở TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh phải sống trong bất an, khổ sở vì chủ đầu tư chiếm giữ, không chịu bàn giao quỹ bảo trì cho đại diện cư dân. Ngày 31/10 Ban quản trị (BQT) chung cư và đơn vị sửa chữa thang máy cùng đại diện chủ đầu tư đã ký hợp đồng ba bên để sửa chữa 2 thang máy bị hư hỏng của chung cư. Ngay sau đó, đại diện chủ đầu tư đã chuyển số tiền tạm ứng gần 250 triệu đồng cho đơn vị sửa chữa thang máy…

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文