Thủ tướng gặp gỡ, đối thoại với đại biểu Công đoàn Việt Nam

17:58 24/09/2018
Chiều 24-9, trong khuôn khổ Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XII, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có cuộc gặp gỡ, đối thoại với công nhân lao động và các đại biểu dự Đại hội về chủ đề “Công đoàn Việt Nam đồng hành với Chính phủ nâng cao năng lực canh tranh quốc gia và phát triển bền vững đất nước”.


Cùng dự có Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương Trương Thị Mai; Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ; Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam và lãnh đạo một số bộ, ngành, địa phương.

Phát biểu mở đầu sự kiện, Thủ tướng bày tỏ xúc động được Đại hội dành trọn một buổi chiều trong chương trình làm việc để Thủ tướng, các Phó Thủ tướng, Bộ trưởng gặp gỡ, trò chuyện, cùng Đại hội thảo luận về một chủ đề rất lớn, rất quan trọng của đất nước, đang được Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ hết sức quan tâm, đó là: “Công đoàn Việt Nam đồng hành với Chính phủ nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và phát triển bền vững đất nước”.

Thủ tướng nêu một số câu hỏi và vấn đề để các đại biểu cùng suy nghĩ, trao đổi, thảo luận. Ảnh: VGP/Quang Hiếu

Thủ tướng chia sẻ, đồng hành tức là chúng ta cùng đi, cùng bước, như người ta thường nói “muốn đi nhanh thì đi một mình, muốn đi xa thì phải cùng đi”.

Việc “cùng đi” này rất quan trọng và thời gian qua, sự phối hợp công tác giữa Công đoàn với Chính phủ ngày càng chặt chẽ, nề nếp, qua đó, mang lại lợi ích thiết thực cho công nhân lao động.

Thủ tướng mong muốn các đại biểu phát huy tinh thần dân chủ, thẳng thắn, đi thẳng vào chủ đề, nêu rõ các giải pháp, gợi mở cho Chính phủ những ý tưởng, sáng kiến, cách làm để cả nước cùng nỗ lực, chung tay nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và phát triển bền vững đất nước.

Thủ tướng nêu một số câu hỏi và vấn đề để các đại biểu cùng suy nghĩ, trao đổi, thảo luận.

“Nhìn nhận của các đồng chí về thời cơ và thách thức đối với nước ta trong 5 đến 10 năm tới là gì?”, Thủ tướng nói. “Các đồng chí có nhận xét gì về công tác điều hành của Chính phủ trong thời gian qua, cụ thể là từ đầu nhiệm kỳ đến nay. Các đồng chí có hiến kế gì cho Chính phủ để công tác chỉ đạo điều hành tốt hơn, hiệu quả hơn trong thời gian tới? Các đồng chí có nhận xét gì về năng suất lao động ở nước ta hiện nay và các giải pháp nâng cao năng suất lao động xét từ giác độ người lao động”.

Thủ tướng cũng đặt vấn đề việc ứng dụng tiến bộ khoa học-công nghệ vào sản xuất và công tác hiện nay như thế nào? Cần có đột phá gì?

Thủ tướng bày tỏ ấn tượng khi trước đây, tài liệu của Đại hội phải nặng tới cả cân giấy thì bây giờ tài liệu đã được gửi cho các đại biểu qua mạng.

Vấn đề nữa là việc đổi mới và nâng cao năng lực quản trị của doanh nghiệp ở nước ta hiện nay như thế nào?

Về vấn đề Công đoàn tham gia nhiệm vụ nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và phát triển bền vững đất nước, Thủ tướng đặt câu hỏi, Công đoàn đã tham gia tuyên truyền, vận động người lao động nâng cao năng suất lao động và hiệu quả công tác như thế nào? Công đoàn đã phát động và tổ chức các phong trào thi đua yêu nước như thế nào trong thời gian qua? Công đoàn đã tham gia cùng doanh nghiệp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ra sao? Công đoàn đã thực hiện nhiệm vụ đại diện, chăm lo lợi ích và bảo vệ quyền lợi người lao động như thế nào để họ yên tâm làm việc, công tác, đóng góp cho cơ quan, doanh nghiệp? Ngay sau Đại hội này, Công đoàn Việt Nam sẽ làm gì để tiếp tục đồng hành có hiệu quả với Chính phủ trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và phát triển bền vững đất nước?

Bày tỏ sự cầu thị lắng nghe ý kiến trí tuệ, nhiệt huyết các đại biểu, Thủ tướng khẳng định “sẵn sàng trả lời các câu hỏi mà các đồng chí đặt ra” với mục tiêu là qua buổi thảo luận này là giúp chúng ta thống nhất nhận thức, khẳng định quyết tâm, sớm biến thành hành động cụ thể, tạo bước chuyển mới và mạnh mẽ trong nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và phát triển bền vững đất nước.

Cổng TTĐT Chính phủ sẽ tiếp tục cập nhật thông tin về sự kiện này.

Theo Baochinhphu

Đến 16h chiều nay (8/11), Cơ quan CSĐT Công an TP Đà Nẵng vẫn đang khám xét trụ sở Công ty TNHH MTV Tư vấn Đầu tư GFDI (92 đường 29/3, phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng) để thu thập hồ sơ, tài liệu liên quan đến các hoạt động có dấu hiệu vi phạm pháp luật của công ty này. Hiện có rất nhiều người dân đã tập trung xung bên ngoài tòa nhà văn phòng công ty theo dõi. Nhiều người kêu khóc, đòi Tổng giám đốc Nguyễn Quang Hoàng... “hiện hồn” trả lại tiền. Công an quận Cẩm Lệ đã huy động hàng chục CBCS để đảm bảo ANTT.

Chiều 8/11, Văn phòng Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh cho biết, đã khởi tố bị can, thi hành lệnh bắt bị can để tạm giam 2 đối tượng: Nguyễn Thị Kim Trang (SN 1970; cư trú quận 3) và Lê Văn Hòa (SN 1977; cư trú quận Tân Bình) là nhân viên tiệm vàng Đức Long (phường 5, quận Tân Bình) về hành vi “Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới”.

Trước ý kiến cho rằng vì chưa có quy định cụ thể về ngưỡng nợ thuế để áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh, điều này khiến cho nhiều doanh nghiệp và cá nhân không thể dự đoán được liệu mình có nằm trong diện bị tạm hoãn hay không, Bộ Tài chính cho biết sẽ cân nhắc để áp dụng.

Trưa ngày 8/11, Cơ quan CSĐT Công an TP Đà Nẵng đồng loạt tiến hành khám xét khẩn cấp trụ sở chính của Công ty TNHH MTV Tư vấn Đầu tư GFDI và Sở giao dịch của Công ty này tại Đà Nẵng để thu thập tài liệu, chứng cứ liên quan đến việc huy động hàng ngàn tỷ đồng và các hoạt động có dấu hiệu vi phạm pháp luật của doanh nghiệp này.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文