Thủ tướng định hướng cho công tác tìm kiếm, cứu nạn

16:19 16/06/2016
Tại cuộc họp của Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nêu rõ những định hướng cho công tác tìm kiếm, cứu nạn thời gian tới.


Như tin đã đưa, sáng nay (16-6), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì cuộc họp của Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn (TKCN) với sự tham gia của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, Chủ tịch Ủy ban và các lãnh đạo bộ, ngành là thành viên của Ủy ban để đánh giá công tác TKCN thời gian qua và phương hướng, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm.

Ba định hướng chính cho công tác tìm kiếm, cứu nạn

Kết luận cuộc họp, Thủ tướng nêu rõ 3 định hướng cho công tác tìm kiếm cứu nạn. Thứ nhất, nêu cao tinh thần trách nhiệm của mọi cơ quan chức năng trong tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ. Thứ hai, mọi tai nạn, thiên tai đều phải được chỉ đạo, xử lý kịp thời. Thứ ba, các cấp, các ngành và người dân không trông chờ, ỷ lại, phải chủ động xử lý trên tinh thần “4 tại chỗ”.

Thủ tướng đánh giá cao kết quả đạt được của Ủy ban Quốc gia TKCN thời gian qua, góp phần giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản cho nhân dân.

Tuy nhiên, Thủ tướng cho rằng, công tác tìm kiếm, cứu nạn còn có nhiều hạn chế, công tác dự báo, cảnh báo còn nhiều bất cập, chưa chủ động. Chế độ trực, theo dõi, nắm tình hình theo phân cấp ở một số vụ việc còn chưa kịp thời, phối hợp hiệp đồng thiếu chặt chẽ.

Cho rằng tình hình biến đổi khí hậu, thiên tai ngày càng phức tạp, có xu hướng gay gắt hơn, Thủ tướng nhấn mạnh một số nhiệm vụ cụ thể với tinh thần “tính mạng con người là trên hết”.

Các bộ, ngành, địa phương có sự thay đổi bộ máy nhân sự sau cuộc bầu cử Quốc hội và HĐND các cấp vừa qua, cần khẩn trương rà soát, kiện toàn ban chỉ đạo, ban chỉ huy về phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn.

Tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, người dân trong phòng ngừa, ứng phó sự cố, thiên tai, hạn chế tư tưởng chủ quan.

Thủ tướng yêu cầu duy trì nghiêm chế độ trực 24/24h, nắm chắc tình hình sự cố thiên tai, phối hợp chặt chẽ với các lực lượng, kịp thời tham mưu, đề xuất triển khai các biện pháp ứng phó. Thực hiện tốt hơn Luật Phòng chống thiên tai, các chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về công tác này. Rà soát, điều chỉnh, bổ sung các phương án phòng tránh thiên tai có thể xảy ra trên từng địa bàn như là mưa lũ đặc biệt lớn, sạt lở đất trên diện rộng, động đất, sóng thần và đặc biệt là bão mạnh, siêu bão. Chỉ đạo nâng cao công tác huấn luyện, diễn tập, hội thao ứng phó tình huống, sự cố, nhất là các tình huống mà nước ta hay gặp phải như bão mạnh…

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại cuộc họp. Ảnh: VGP/Quang Hiếu.

Các địa phương đều phải có quy chế, phương án cứu nạn, chủ động di dời dân ra khỏi vùng nguy hiểm. Bộ Quốc phòng luôn sẵn sàng lực lượng dành cho công tác cứu nạn, cứu hộ với tinh thần cơ quan quân sự là trung tâm tham mưu của công tác này. Bộ Công an nâng cao hiệu quả công tác phòng cháy chữa cháy. Bộ Ngoại giao và các bộ, ngành liên quan tăng cường trao đổi hợp tác với các nước về công tác tìm kiếm cứu nạn trên biển, đẩy mạnh đàm phán vùng TKCN trên biển giữa Việt Nam và các nước theo kế hoạch thực hiện Công ước SAR 79 đã được Thủ tướng phê duyệt.

Bộ Tài nguyên và Môi trường nâng cao chất lượng công tác dự báo. Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo dõi, chỉ đạo thực hiện tốt việc điều tiết, vận hành các hồ chứa thủy điện, thủy lợi, bảo đảm an toàn công trình vùng hạ du trong mùa mưa lũ. “Thường thì vùng hạ du tập trung đông dân nên nếu không làm tốt, khi xảy ra sự cố thì thiệt hại rất lớn”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Thủ tướng yêu cầu phải bảo đảm dự trữ cần thiết các nhu yếu phẩm như thực phẩm, thuốc men, không để người dân đói, đứt bữa khi gặp thiên tai; đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức, kiến thức về cứu hộ, cứu nạn cho người dân.

Văn phòng Ủy ban Quốc gia TKCN duy trì nghiêm chế độ trực 24/24h, tiếp tục thực hiện kế hoạch công tác đã đề ra, nhất là tham mưu kịp thời hơn cho Thủ tướng, cho Ủy ban. Đừng để tai nạn ảnh hưởng đến tính mạng của cán bộ, chiến sĩ, đặc biệt là người dân, mà Chính phủ, Ủy ban không biết, không có chỉ đạo, Thủ tướng lưu ý.

Tiềm ẩn nhiều nguy cơ tai nạn, sự cố

Các ý kiến phát biểu tại cuộc họp đều cho rằng, do tác động của biến đổi khí hậu, những tháng tiếp theo trong năm 2016, tình hình thời tiết, khí hậu sẽ tiếp tục diễn biến bất thường, cực đoan và khó lường. Số cơn bão, áp thấp nhiệt đới xảy ra trên Biển Đông và ảnh hưởng trực tiếp đến Việt Nam sẽ tương đương hoặc ít hơn so với trung bình nhiều năm. 

Tuy nhiên, cường độ sẽ rất mạnh, bất thường. Các loại hình thiên tai khác như giông lốc, mưa đá, lũ ống, lũ quét, sạt lở đất đá, rét đậm, rét hại, nắng nóng, hạn hán… sẽ tiếp tục diễn biến bất thường. 

Cùng với đó, sự phát triển kinh tế trên các vùng, miền, đặc biệt là các công trình giao thông, khai thác tài nguyên tiềm ẩn nhiều nguy cơ tai nạn, sự cố khó lường có thể xảy ra trên cả đất liền và trên biển.

Trong khi đó, tuy đã đạt nhiều kết quả tích cực nhưng công tác cứu nạn, cứu hộ, phòng tránh thiên tai còn tồn tại không ít bất cập như nhiều nhà cao tầng mà xe thang chữa cháy không vươn tới; năng lực quan trắc, xử lý sự cố tràn dầu trên biển còn yếu; công tác dự báo, cảnh báo còn hạn chế, sự phối hợp giữa các lực lượng nhiều khi còn lúng túng…

Theo Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, cần làm tốt công tác dự báo, cảnh báo bởi “dự báo sai dẫn tới ứng phó sai”; rà soát lại việc bố trí dân cư, “dứt khoát không để bà con sống tại những nơi nguy hiểm”. Địa phương cần tích cực vào cuộc trong vấn đề này. Phó Thủ tướng cho rằng, nơi nào làm tốt công tác “4 tại chỗ” thì ứng phó tốt và nơi nào có lực lượng vũ trang tham gia phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn thì nơi đó thành công.

Theo chinhphu

Tổng thống Vladimir Putin khẳng định ông đặt "lợi ích và sự an toàn của người dân Nga lên trên hết", đồng thời tin tưởng Nga sẽ vượt qua mọi khó khăn một cách tự trọng và trở nên mạnh mẽ hơn.

Từ thắng lợi Điện Biên Phủ chấn động địa cầu năm 1954 đến đại thắng mùa xuân năm 1975 là 21 năm đằng đẵng với bao mất mát, hy sinh của dân tộc Việt Nam. Trong hành trình ấy, nhân dân Việt Nam đã đoàn kết dưới sự lãnh đạo của Đảng cách mạng chân chính và vững niềm tin để thực hiện khát vọng cháy bỏng: Non sông liền một dải, hòa bình, độc lập và xây dựng đất nước hùng cường.

Bước vào nghề với những hoàn cảnh khác nhau, nhưng những người phụ nữ ngành Điện đã vượt qua nhiều khó khăn trở ngại, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, kể cả những công việc tưởng chừng chỉ dành cho nam giới.

Giả danh cơ quan Công an gọi điện để lừa đảo chiếm đoạt tài sản không phải thủ đoạn mới nhưng nhiều người vẫn mất cảnh giác, sập bẫy. Mới đây, Công an quận Hà Đông, TP Hà Nội đang điều tra, xác minh vụ giả danh cán bộ Công an, lừa đảo chiếm đoạt tài sản 15 tỷ đồng.

Ngày 7/5, Công an huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai đã phối hợp với các phòng nghiệp vụ để điều tra, làm rõ nguyên nhân một nam công nhân tử vong trong lúc làm việc tại xưởng sản xuất…

Trở lại Việt Nam vào những ngày cuối tháng tư, nữ nhà văn người Mỹ Lady Borton đang gấp rút duyệt bản thảo lần cuối cho cuốn sách mới bằng tiếng Anh viết về Điện Biên Phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Gắn bó với Việt Nam hơn nửa thế kỷ, người phụ nữ 82 tuổi này đã chứng kiến nhiều thăng trầm của Việt Nam, coi đây là quê hương thứ hai của mình.

Bộ Công an Việt Nam và các cơ quan chức năng Australia đang tiến hành các thủ tục để chuẩn bị tổ chức Đối thoại An ninh cấp Bộ trưởng Việt Nam - Australia lần thứ nhất vào cuối năm 2024. Đây là sự kiện quan trọng góp phần nâng tầm hợp tác hai bên trong lĩnh vực an ninh và thực thi pháp luật.

Với việc hóa thân thành ông lão 72 tuổi để nói về việc trẻ em thiếu tình thương, em Nguyễn Đỗ Quang Minh, học sinh lớp 9, Trường THCS-THPT Nguyễn Khuyến, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng đã vượt qua 1,5 triệu bài viết, giành giải Nhất quốc gia cuộc thi Viết thư UPU lần thứ 53.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文