Thủ tướng nêu nỗi lo lớn về biến đổi khí hậu

10:38 18/05/2017
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, biến đổi khí hậu đang tới rất nhanh, chúng ta đối mặt với nhiều thách thức nhanh hơn dự báo. Các diễn biến gần đây vượt xa mức từng được ghi nhận là kỷ lục.

Sáng nay, 18-5, tại Trụ sở Chính phủ, Ủy ban Quốc gia về biến đổi khí hậu (BĐKH) tổ chức cuộc họp lần thứ 8 dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Ủy ban.

Cùng dự có Phó Thủ tướng Trịnh Định Dũng, Phó Chủ tịch thường trực Ủy ban, các thành viên Ủy ban, các chuyên gia.

Phát biểu mở đầu phiên họp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, Việt Nam là một trong những nước đầu tiên bị ảnh hưởng lớn, trực tiếp và nặng nề của BĐKH.

Xu hướng bão lũ có cường độ ngày càng mạnh hơn, các hiện tượng thời tiết cực đoan đã tác động tiêu cực đến sản xuất nông nghiệp, tàn phá hạ tầng, đời sống của nhân dân ở nhiều nơi. Nếu không ứng phó một cách hệ thống, tổng thể, hiệu quả thì chúng ta sẽ đối mặt những nguy cơ hiện hữu thiệt hại to lớn, ảnh hưởng đến sự an toàn và ổn định cuộc sống của người dân, đe dọa sự phát triển bền vững của đất nước.

Thủ tướng Nguyễn Xuân phúc chủ trì cuộc họp lần thứ 8 của Ủy ban Quốc gia về biến đổi khí hậu. Ảnh: VGP/Quang Hiếu

Việt Nam là một trong những nước ký Thỏa thuận Paris về BĐKH (COP 21) và đã có nhiều chủ trương, chính sách về vấn đề này. Chúng ta đã làm đồng bộ 3 hợp phần về đầu tư, chính sách và nâng cao năng lực trong ứng phó BĐKH.

“Nhưng quả thật, thiên tai, BĐKH tới rất nhanh. Chúng ta còn nhiều bất cập, chưa tập trung giải quyết, nếu thẳng thắn nhìn nhận thì còn nhiều hạn chế, yếu kém, cả trong xây dựng chính sách và triển khai thực hiện và đặc biệt là sự phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương, giải quyết các vấn đề liên vùng, liên ngành”, Thủ tướng nêu rõ. Việc lồng ghép vấn đề BĐKH vào trong các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch cũng còn nhiều bất cập. Nguồn lực còn hạn hẹp trong bối cảnh chúng ta đối mặt với nhiều thách thức nhanh hơn dự báo.

“Đó là nỗi lo lắng chung của Ủy ban Quốc gia về BĐKH”, Thủ tướng chia sẻ và đề nghị các thành viên Ủy ban tập trung thảo luận, bàn kỹ một số nội dung như đánh giá rõ hơn tình hình thực hiện nhiệm vụ của Ủy ban năm vừa qua và 4 tháng đầu năm 2017, chỉ rõ những mặt được, đặc biệt là những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân.

Phân tích sâu hơn, rõ hơn bối cảnh, các kịch bản BĐKH, những khó khăn, thách thức và vấn đề đặt ra đối với nước ta trong thời gian tới.

Phải thống nhất được định hướng, các nội dung, nhiệm vụ chủ yếu của Ủy ban trong những tháng còn lại của năm 2017 và cho giai đoạn đến năm 2020.

Cho rằng khó khăn, thách thức còn rất lớn, nhiệm vụ đặt ra là rất nặng nề, Thủ tướng nhấn mạnh cần phát huy mọi khả năng, huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực khác nhau để đáp ứng yêu cầu bức bách cả trước mắt và lâu dài.

Không thể mạnh ai nấy làm

“Tối hôm qua, tôi tiếp một giáo sư về thủy lợi. Ông nói rằng ở ĐBSCL nếu với cách làm như hiện nay thì sẽ tốn kém ghê gớm”, Thủ tướng cho biết. “Bây giờ chủ trương của Thủ tướng là làm đường ven biển, nhưng cầu, cống có kết hợp với nhau được không hay là giữa cống và cầu khác nhau. Những vấn đề như vậy cần tính toán cụ thể, chứ không phải mạnh anh nào anh nấy làm trong khi nguồn lực còn nhiều hạn chế”.

Thủ tướng cho rằng cần đưa giải pháp thiết thực hơn để ứng phó BĐKH, nhất là đối với ĐBSCL. “Sạt lở nghiêm trọng là do nguyên nhân gì, độ lún, ngập của các đô thị ĐBSCL diễn ra làm sao, giải pháp nào. BĐKH đang đến rất nhanh, cần có giải pháp tốt hơn, quyết liệt hơn”, Thủ tướng nói.

Theo báo cáo do Bộ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà trình bày, BĐKH đang diễn ra mạnh mẽ, các diễn biến gần đây vượt xa mức được ghi nhận là kỷ lục trước đó. Theo Tổ chức Khí tượng thế giới, năm 2016 đã trở thành năm nóng nhất lịch sử tồn tại của loài người.

Theo kịch bản trung bình về BĐKH đối với Việt Nam thì mức tăng nhiệt độ trung bình năm phổ biến từ 1,3-1,7 độ C vào giữa thế kỷ, từ 1,7-2,4 độ C vào cuối thế kỷ. Nhiệt độ phía Bắc tăng cao hơn phía Nam. Theo kịch bản cao, vào giữa thế kỷ, nhiệt độ trung bình năm ở phía bắc tăng từ 2-2,3 độ C, phía nam từ 1,8-1,9 độ C.

Theo các kết quả nghiên cứu về khai thác nước ngầm, nâng hạ địa chất và quan trắc lún đều cho thấy xu thế lún của địa hình tại ĐBSCL (khả năng nguy cơ ngập sẽ cao hơn so với kịch bản BĐKH đã công bố).

Theo Baochinhphu.vn

Chiều 20/5, Cơ quan CSĐT Công an huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, đã khởi tố bổ sung vụ án hình sự, khởi tố bị can và lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Lê Thị Chung (SN 1978, Trưởng phòng Quản lý nhân sự Công ty TNHH Dịch vụ bảo vệ Hoàng Kim Giáp) để điều tra về tội “Làm giả tài liệu của cơ quan tổ chức”.

Ngày 20/5, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Sơn La đã ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can, tống đạt các Quyết định và bắt tạm giam đối với Đặng Tùng Lâm (SN 1989, HKTT tại Tổ 10, phường Quyết Thắng, TP Sơn La; nơi ở: đường Nguyễn Ngọc Vũ, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội) về hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Tối 20/5, Công an tỉnh Quảng Nam cho biết, Cơ quan CSĐT Công an TP Tam Kỳ vừa ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, lệnh tạm giam đối với Huỳnh Hồng Danh (SN 1993, trú xã Tam Thái, huyện Phú Ninh, Quảng Nam) để điều tra về hành vi “Sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức”; Nguyễn Tiện (SN 1996, trú xã Quế Hiệp, huyện Quế Sơn, Quảng Nam) về hành vi “Làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức; Sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức” và Tô Văn Thanh (SN 1987, trú xã Quế Mỹ, huyện Quế Sơn) về hành vi “Làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức”.

Lãnh tụ Tối cao Iran Ali Khamenei phê chuẩn Phó Tổng thống thứ nhất Mohammad Mokhber làm quyền Tổng thống Iran, sau khi Tổng thống Ebrahim Raisi qua đời vì tai nạn trực thăng.

Khi Thanh tra vào cuộc xác minh kiến nghị của người dân mới phát hiện một khu đất công bị biến thành đất tư, quá trình lập thủ tục đăng ký, xét duyệt, thẩm định và đề nghị cấp "sổ đỏ" có dấu hiệu tội phạm. Sau đó cơ quan điều tra đã đấu tranh làm rõ hành vi phạm tội nên hai cán bộ lãnh đạo phường cùng hai đồng phạm vào vòng tố tụng hình sự.

Sau năm ngày xét xử sơ thẩm nhóm tội phạm trong đường dây “rửa tiền” xuyên quốc gia cho các app đánh bạc, lừa đảo chiếm đoạt tài sản với giao dịch rút tiền mặt mỗi ngày từ 20 đến 150 tỷ đồng, chiều 20/5, Hội đồng xét xử TAND TP Hà Nội đã ra phán quyết đối với nhóm tội phạm này.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文