Thủ tướng thăm một số mô hình nông nghiệp công nghệ cao tại Tây Ninh

15:21 21/08/2018
Trong chuyến công tác tại tỉnh Tây Ninh, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đến thăm, làm việc với cán bộ, công nhân nông trường mía đường và dự án chế biến nông sản về việc ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp.

Sáng nay, 21-8, Thủ tướng đã thăm nông trường mía đường tại xã Thành Long, huyện Châu Thành.

Nông trường có diện tích 1.000 ha nguyên liệu, ứng dụng cơ giới hóa, tự động hóa trong các khâu sản xuất như trồng, tưới, bón phân tự động qua phần mềm, xử lý cỏ bón phân bằng cơ giới. Nông trường đã liên kết với các hợp tác xã để trồng mía đường, mang lại thu nhập ổn định cho người nông dân nên đảm bảo nguyên liệu cho nhà máy sản xuất đường.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói chuyện với lãnh đạo và cán bộ Nông trường Thành Thành Công. Ảnh: VGP/Quang Hiếu.

Làm việc với cán bộ, người lao động, Thủ tướng đánh giá cao nông trường đã áp dụng mô hình sản xuất hiện đại, vừa cơ giới hóa, vừa ứng dụng thành tựu của cuộc cách mạng 4.0, sản xuất quy mô lớn với hạ tầng đồng bộ, gắn kết được với người nông dân và hợp tác xã. Qua đó, giúp năng suất mía cao, chất lượng tốt, hiệu quả vượt trội so với sản xuất nhỏ lẻ, sản xuất ra sản phẩm đường organic có giá trị cao, phù hợp với nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước.

Thủ tướng cho biết, Nhà nước sẽ tiếp tục quan tâm đến ngành mía đường, trong đó sẽ đẩy mạnh chống buôn lậu và gian lận thương mại. Cùng với yêu cầu lãnh đạo tỉnh Tây Ninh tạo điều kiện thuận lợi cho nông trường hoạt động thuận lợi.

Thủ tướng cho biết, Chính phủ tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi cho các nhà đầu tư đầu tư lâu dài, phát huy nguồn lực, đảm bảo quyền lợi chính đáng cho nhà đầu tư, trong đó có các doanh nghiệp mía đường.

Thủ tướng thăm cánh đồng mía của nông trường. Ảnh: VGP/Quang Hiếu.

Thủ tướng giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nghiên cứu mô hình này để rút ra kinh nghiệm trong việc thúc đẩy phát triển nông nghiệp công nghệ cao, hình thành chuỗi giá trị trong ngành mía đường với quy mô lớn, hiện đại, nâng cao sức cạnh tranh.

Cũng trong chuyến công tác, chiều qua, 20/8, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã thăm dự án Nhà máy chế biến nông sản Tanifood, tổng vốn đầu tư 1.500 tỷ đồng, đang trong quá trình xây dựng.

Nhà máy chế biến nông sản Tanifood được khởi công xây dựng từ giữa năm ngoái trên diện tích 15 ha, gồm dây chuyền sản xuất trái cây, rau quả tươi, xử lý nhiệt với công nghệ hiện đại của thế giới và đưa sản phẩm ra thị trường nước ngoài. Dự kiến đi vào hoạt động từ tháng 11 năm nay, nhà máy sẽ tiêu thụ 500 tấn nguyên liệu/ngày với các mặt hàng xoài, danh dây, dứa, thanh long…

Lãnh đạo nhà máy cho biết, đây là mô hình chuỗi giá trị từ sản xuất tới tiêu thụ với sự liên kết 6 nhà theo thông điệp được Thủ tướng nêu ra. Nhà máy có dây truyền sản xuất với công nghệ chế biến sâu hiện đại, thuộc top những nhà máy đứng đầu châu Á, đảm bảo tiêu thụ toàn bộ nguyên liệu cho nông dân của Tây Ninh tham gia chuỗi giá trị này, góp phần tránh tình trạng nông dân được mùa mất giá, nâng cao thu nhập cho người nông dân, từ 0,26 USD/m2 lên 3,6 USD/m2. Lãnh đạo công ty cũng cho biết, dự kiến ngay khi đi vào hoạt động, nhà máy sẽ ký hợp đồng xuất khẩu trị giá khoảng 100 triệu USD.

Đánh giá cao vai trò dự án chế biến nông sản này, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, dư địa phát triển lĩnh vực nông nghiệp của nước ta còn rất lớn, nhất là trong bối cảnh nhu cầu sản phẩm nông nghiệp hữu cơ, công nghệ cao ngày càng cao.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm dự án Nhà máy chế biến nông sản Tanifood. Ảnh: VGP/Quang Hiếu.

Thủ tướng cho rằng, khi nhà máy đi vào hoạt động hiệu quả, sẽ góp phần giải “bài toán” mà Thủ tướng “đặt hàng” đối với ngành nông nghiệp tại Hội nghị toàn quốc về thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp được tổ chức mới đây, đó là trong 10 năm tới, ngành nông nghiệp Việt Nam đứng vào tốp 15 nước phát triển nhất thế giới, trong đó ngành chế biến nông sản đứng vào tốp 10 thế giới. Thủ tướng đánh giá, nếu cả nước có nhiều nhà máy như Tanifood và hoạt động hiệu quả sẽ mang lại kim ngạch xuất khẩu lớn từ hàng nông sản chế biến.

Thủ tướng đề nghị lãnh đạo tỉnh Tây Ninh hỗ trợ nông dân để chuẩn bị tốt nguồn nguyên liệu cho nhà máy, tránh tình trạng nhà máy xây dựng xong không có nguyên liệu. Cùng với đó phải đảm bảo giá cả thu mua ổn định cho người nông dân.

Bên cạnh đó, lãnh đạo nhà máy cần nghiên cứu thị trường thế giới để khi đi vào hoạt động, có thể xuất khẩu mang lại doanh thu lớn. Thủ tướng cũng đề nghị lãnh đạo Tanifood nghiên cứu nhu cầu và cung ứng sản phẩm cho thị trường 100 triệu dân trong nước; chuẩn bị các phương án phân phối giá trị hợp lý trong chuỗi giá trị để đảm bảo lợi ích cho người nông dân, giúp người nông dân gắn bó với nhà máy. Trong quá trình sản xuất cần gắn với các hợp tác xã và hộ nông dân trên địa bàn tỉnh.

Sau khi thăm các mô hình sản xuất nông nghiệp, Thủ tướng sẽ có cuộc làm việc với lãnh đạo tỉnh Tây Ninh về tình hình kinh tế-xã hội. Cổng TTĐT Chính phủ sẽ cập nhật thông tin về cuộc làm việc này.

Theo baochinhphu.vn

Mặc dù công tác quản lý người nghiện, cai nghiện và giúp những người lầm lỡ, cai nghiện ma túy tái hòa nhập cộng đồng trong thời gian qua đã đạt được nhiều kết quả, song đánh giá của Chính phủ và Bộ Công an cho thấy, hoạt động này vẫn còn rất nhiều bất cập, nhất là đặt trong bối cảnh tình hình sản xuất, vận chuyển, tàng trữ và mua bán trái phép ma túy đang diễn biến phức tạp, xuất hiện nhiều “điểm nóng” cả ở khu vực và trên thế giới.

Lợi dụng sự phát triển của công nghệ, các đối tượng đã lập ra nhiều hội, nhóm, tài khoản trên các nền tảng mạng xã hội nhằm mục đích rao bán hóa đơn giá trị gia tăng (GTGT) của các "doanh nghiệp ma" với nhiều loại mặt hàng khác nhau để thu lợi bất chính. Tổng cục Thuế sẽ phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng và cơ quan Công an để đẩy lùi và chấm dứt nạn mua bán, sử dụng bất hợp pháp hóa đơn.

Lượng rác thải ngày càng tăng, việc chôn lấp, đốt rác không xuể, khiến nhiều bãi tập kết rác ở các địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá quá tải, bốc mùi hôi thối, người dân bất bình. Tuy vậy, khi có chủ trương quy hoạch các bãi rác ở địa điểm mới lại gần như không nhận được sự ủng hộ, đồng thuận của người dân…

Người dân phấn khởi nhận nhà mới, yên tâm phát triển kinh tế và tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước. Họ cam kết giữ gìn ngôi nhà, tích cực tham gia các phong trào thi đua góp phần bảo đảm giữ vững an ninh, trật tự ở cơ sở.

Cơ quan Cảnh sát điều tra (CSĐT) Công an tỉnh Hòa Bình vừa ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với Nguyễn Văn Lâm, Giám đốc chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Lạc Sơn để điều tra về hành vi “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.

Ngày 4/11, Viện Chiến lược và Phát triển giao thông vận tải phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tổ chức Hội thảo quốc tế "An toàn giao thông xe máy: Những thách thức và bài học kinh nghiệm". Hội thảo nhằm mang đến những giải pháp tổng thể cho an toàn giao thông xe máy ở Việt Nam và góp phần chia sẻ với các quốc gia khác trên thế giới.

Bức xúc khi chứng kiến đối tượng trộm cắp xe máy giữa ban ngày, anh Nguyễn Công Định (ngụ TP Phan Thiết, Bình Thuận) đã lao thẳng xe vào tên trộm rồi sau đó cùng người dân khống chế thành công đối tượng trộm cắp xe máy.

Tối 4/11, Công an TP Tân Uyên (Bình Dương) đã tạm giữ hình sự đối với Lê Minh Trung (SN 1977; ngụ huyện Bắc Tân Uyên, Bình Dương) để điều tra làm rõ hành vi vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文