Thúc đẩy quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Liên bang Nga

08:53 08/12/2019
Nhận lời mời của Chủ tịch Hội đồng Liên bang Nga V.Matvienko, Chủ tịch Duma Quốc gia Liên bang Nga V.Volodin, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam thăm chính thức Liên bang Nga từ ngày 8 – 11-12.

Đây là chuyến thăm chính thức Liên bang Nga lần đầu tiên của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân trên cương vị Chủ tịch Quốc hội Việt Nam.

Chuyến thăm nhằm tăng cường hơn nữa quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện với Liên bang Nga, tiếp nối kết quả chuyến thăm Liên bang Nga của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (tháng 9-2018) đồng thời, cụ thể hóa các Thỏa thuận hợp tác giữa cơ quan lập pháp hai nước về hợp tác nghị viện.

Quan hệ chính trị Việt-Nga không ngừng được củng cố

Ngày 30-1-1950, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết (Liên Xô) chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao. Ngày 16-6-1994, Hiệp ước về những nguyên tắc cơ bản của quan hệ hữu nghị giữa Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Liên bang Nga đã được ký kết, đặt nền móng, cơ sở pháp lý cho quan hệ trong giai đoạn phát triển mới.

Ngày 1-3-2001, Việt Nam và Liên bang Nga ký Tuyên bố chung về quan hệ Đối tác chiến lược. Ngày 27-7-2012, Việt Nam và Liên bang Nga ra Tuyên bố chung về tăng cường hơn nữa quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện. Việt Nam-Liên bang Nga tổ chức Năm chéo Việt-Nga năm 2019 và 2020, nhân 25 năm ký kết Hiệp ước về những nguyên tắc cơ bản của quan hệ hữu nghị (1994-2019) và 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (1950-2020).

Quan hệ chính trị Việt-Nga có độ tin cậy cao và không ngừng được củng cố. Trao đổi đoàn cấp cao diễn ra thường xuyên, tạo động lực mạnh mẽ cho việc phát triển quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước.

Hợp tác an ninh-quốc phòng được đẩy mạnh, Việt Nam và Liên bang Nga duy trì Ủy ban liên Chính phủ về hợp tác kỹ thuật quân sự cấp Thứ trưởng Bộ Quốc phòng. Liên bang Nga là đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam trong lĩnh vực kỹ thuật quân sự, với việc tiếp tục cung cấp các vũ khí và khí tài cho Việt Nam.

Hai bên đã tiến hành Đối thoại chiến lược Quốc phòng cấp Thứ trưởng Quốc phòng lần thứ nhất vào tháng 12-2013, lần thứ hai vào tháng 3-2016, lần thứ ba vào tháng 11-2017 và lần thứ tư vào tháng 12-2018. Hai bên duy trì nhiều cơ chế phối hợp và đối thoại như Đối thoại chiến lược Ngoại giao-Quốc phòng-An ninh thường niên cấp Thứ trưởng thường trực Ngoại giao; Đối thoại chiến lược Quốc phòng cấp Thứ trưởng Quốc phòng… Ngoài ra, hai bên tiến hành tham vấn chính trị thường kỳ cấp Thứ trưởng Ngoại giao và cấp Cục, Vụ trong khuôn khổ hợp tác giữa hai Bộ Ngoại giao.

Hai bên đồng quan điểm về nhiều vấn đề quốc tế và khu vực, phối hợp chặt chẽ, ủng hộ nhau trên các diễn đàn quốc tế. Liên bang Nga ủng hộ lập trường của Việt Nam về giải quyết tranh chấp  tại Biển Đông bằng biện pháp hòa bình, không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, trên cơ sở luật pháp quốc tế, Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS), Tuyên bố về ứng xử của các bên tại Biển Đông (DOC), sớm xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử của các bên tại Biển Đông (COC).

Tăng cường hợp tác nhiều mặt

Hai nước duy trì cơ chế Ủy ban liên Chính phủ về hợp tác kinh tế-thương mại và khoa học-kỹ thuật, thành lập từ năm 1992 và được nâng cấp lên cấp Phó Thủ tướng từ năm 2011. Ủy ban liên Chính phủ họp thường niên, gần đây nhất tháng 10-2018 đã diễn ra Khóa họp lần thứ 21 tại Moscow. Việt Nam và các nước Liên minh Kinh tế Á-Âu, mà Liên bang Nga là thành viên, đã chính thức ký Hiệp định Thương mại tự do vào ngày 29-5-2015, có hiệu lực từ ngày 5-10-2016.

Trao đổi thương mại phát triển tích cực, năm 2018 đạt 4,5 tỷ USD, tăng 28,5% so với năm 2017; trong 9 tháng năm 2019 đạt 3,4 tỷ USD.

Tính đến tháng 2-2019, Liên bang Nga đứng thứ 24 trong số các nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam với 127 dự án và tổng số vốn đăng ký trên 950 triệu USD. Đầu tư của Nga tập trung chủ yếu vào lĩnh vực khai khoáng, dầu khí, công nghiệp chế biến, chế tạo... Việt Nam có hơn 20 dự án đầu tư sang Nga với tổng vốn gần 3 tỷ USD, chủ yếu của các dự án: Liên doanh dầu khí Rusvietpetro; Trung tâm Văn hóa-Thương mại Hà Nội – Moscow; Chăn nuôi bò sữa và nông nghiệp của Tập đoàn TH.

Năng lượng là lĩnh vực hợp tác truyền thống chiến lược, hiệu quả, đem lại nguồn thu đáng kể cho ngân sách Việt Nam và Liên bang Nga.

Các hoạt động giao lưu văn hóa được tổ chức thường xuyên, góp phần tăng cường hiểu biết, hữu nghị giữa nhân dân Việt Nam-Liên bang Nga. Hai bên tổ chức thường niên và luân phiên Những Ngày Văn hóa tại Việt Nam và Liên bang Nga. Nga tiếp tục là một trong 10 thị trường tăng trưởng hàng đầu về du lịch ở Việt Nam.

Trước đây, Liên Xô đã giúp Việt Nam đào tạo gần 40 nghìn cán bộ và chuyên gia giỏi thuộc nhiều chuyên ngành khác nhau. Hiện nay, Liên bang Nga tiếp tục hỗ trợ Việt Nam đào tạo nguồn nhân lực. Hiện có khoảng hơn 5.000 sinh viên Việt Nam du học tại Nga.

Hợp tác khoa học-công nghệ tiếp tục được duy trì. Hai nước đã thực hiện gần 60 dự án nghiên cứu và chuyển giao công nghệ.

Hợp tác địa phương tiếp tục được duy trì, tăng cường thông qua trao đổi đoàn và ký kết nhiều thỏa thuận hợp tác.

Nhiều địa phương hai nước đã thiết lập quan hệ hợp tác với nhau, đặc biệt giữa Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và Moscow, Saint Petersburg. Tháng 11-2013, Trung tâm Văn hóa-Thương mại Hà Nội được khai trương tại Moscow…

Số người Việt Nam định cư nhập quốc tịch Nga không nhiều, chỉ khoảng 1%. Cộng đồng người Việt Nam tại Nga có những đóng góp đáng kể cho đất nước, luôn đi đầu trong các hoạt động từ thiện.

Quan hệ nghị viện tốt đẹp

Quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa Quốc hội Việt Nam và Quốc hội Liên bang, Liên bang Nga phát triển tốt đẹp. Hai bên duy trì thường xuyên nhiều hoạt động trao đổi đoàn cấp cao, tạo động lực mạnh mẽ cho việc phát triển quan hệ hợp tác giữa hai Quốc hội, qua đó góp phần tăng cường quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước.

Nhân chuyến thăm chính thức Liên bang Nga tháng 4-2009, Chủ tịch Quốc hội khóa XII Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch Hội đồng Liên bang Nga Sergey M. Mironov đã ký thỏa thuận hợp tác giữa Quốc hội Việt Nam và Hội đồng Liên bang, Quốc hội Liên bang Nga.

Tháng 11-2012, Chủ tịch Hội đồng Liên bang, bà Valentina I. Matvienco, thăm chính thức Việt Nam và cùng với Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng ký Thỏa thuận hợp tác giữa Quốc hội Việt Nam và Hội đồng Liên bang, Quốc hội Liên bang Nga, trên cơ sở kế thừa nội dung, kết quả đạt được trong triển khai Thỏa thuận ký năm 2009 và phù hợp bối cảnh tình hình mới của quan hệ hai nước. Tháng 3-2013, nhân chuyến thăm chính thức Liên bang Nga của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, Quốc hội Việt Nam và Đuma Quốc gia Nga đã ký Thỏa thuận về hợp tác liên nghị viện.

Cùng với Thỏa thuận hợp tác đã ký với Hội đồng Liên bang, việc Quốc hội Việt Nam ký Thỏa thuận về hợp tác liên nghị viện với Đuma Quốc gia Nga tạo khuôn khổ pháp lý đầy đủ, chiều sâu, thực chất cho hợp tác giữa Quốc hội Việt Nam và hai Viện của Quốc hội Liên bang, Liên bang Nga, góp phần tăng cường quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước.

Hàng năm, cơ quan lập pháp hai nước duy trì trao đổi thông tin, thông báo kế hoạch trao đổi đoàn và các hoạt động song phương khác ngay từ đầu năm cho bên đón tiếp. Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho triển khai tổ chức của mỗi bên.

Năm 2012, sau khi ký Thỏa thuận hợp tác, lãnh đạo Quốc hội Việt Nam và Hội đồng Liên bang thống nhất giao các Nhóm nghị sỹ hữu nghị song phương xây dựng, theo dõi triển khai kế hoạch cụ thể hợp tác nghị viện từng năm.

Hiện nay, để triển khai Thỏa thuận về hợp tác liên nghị viện giữa Quốc hội Việt Nam và Đuma Quốc gia Nga ký tháng 3-2013, Kế hoạch hợp tác giai đoạn 2014-2016 đang được hai Nhóm Nghị sỹ hữu nghị tích cực trao đổi, thống nhất và tiến hành ký kết trong thời gian tới.

Trong chuyến thăm chính thức Việt Nam tháng 12-2018, Chủ tịch Đuma Quốc gia Nga V.Volodin đã cùng Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân ký Thỏa thuận giữa Quốc hội Việt Nam và Liên bang Nga về việc thành lập Ủy ban hợp tác Liên nghị viện giữa Quốc hội Việt Nam-Đuma Quốc gia Liên bang Nga.

Tại các diễn đàn khu vực, quốc tế, hai bên có đồng quan điểm về các vấn đề quốc tế, đã tích cực và thường xuyên phối hợp, tham vấn, trao đổi ý kiến tại các diễn đàn quốc tế, khu vực.

PV (theo TTXVN)

Khi biết Trung tâm Công nghệ sinh học TP Hồ Chí Minh (Trung tâm CNSH) triển khai dự án trên 425 tỉ đồng, Nguyễn Thị Thanh Nhàn đã làm quen, mua chuộc những lãnh đạo chủ chốt, bằng cách thường xuyên thăm hỏi, biếu quà. Khi đã thân thiết, Nhàn nhờ các lãnh đạo nâng giá thiết bị, nâng dự toán theo ý Nhàn. Sau đó, Nhàn lập liên danh dự thầu, bày "quân xanh" , thâu tóm các gói thầu, để AIC ngồi không hưởng lợi hàng trăm tỉ đồng.

Ngày 4/5, Công an TP Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc cho biết, đơn vị đã ra quyết định tạm giữ hình sự đối với Nguyễn Đức Bình, SN 1994, trú tại xã Hợp Thịnh, huyện Tam Dương, để điều tra về hành vi vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ khiến 1 người tử vong.

Thiếu tướng Mai Hoàng, Phó Giám đốc Công an TP Hồ Chí Minh đánh giá vụ án cướp tài sản táo tợn xảy ra trên địa bàn quận 12 do Phòng Cảnh sát hình sự và Công an quận 12 phối hợp với Công an tỉnh Đồng Nai và Công an tỉnh Bình Dương khám phá mới đây là rất kịp thời, thể hiện sự chính quy, tinh nhuệ của các lực lượng tham gia phá án.

Sự phát triển nhanh chóng của Internet, đặc biệt là các nền tảng mạng xã hội kéo theo việc người sử dụng tăng nguy cơ phải tiếp xúc với tin giả. Việc người dùng mạng xã hội thường xuyên phải tiếp cận với tin giả có thể dẫn tới hậu quả nghiêm trọng. Thế nên việc nhận diện và xử lý tin giả là rất quan trọng, góp phần giữ vững an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova hôm 3/5 cho biết, một lần nữa cầu Crimea lại nằm trong tầm ngắm của Kiev với sự hỗ trợ từ phương Tây. Bà Zakharova cảnh báo, bất kỳ hành động gây hấn nào nhằm vào Crimea đều sẽ bị đáp trả nặng nề.

Cơ quan phòng vệ dân sự bang Rio Grande do Sul, miền Nam Brazil, ngày 3/5 (giờ địa phương) cho biết trận lũ lụt kỷ lục ở bang đã khiến 39 người thiệt mạng và 68 người khác vẫn mất tích, buộc hàng nghìn người phải rời bỏ nhà cửa.

Dự án Trường THPT Trần Đại Nghĩa (huyện Quế Sơn, Quảng Nam) đang được triển khai xây dựng theo kiểu “rùa bò”, chậm tiến độ do nhiều nguyên nhân, trong đó có việc giải tỏa đền bù gặp khó khăn. Trong khi trường mới chưa được xây xong, thầy cô giáo cùng 562 học sinh nhà trường phải dạy và học trong ngôi trường cũ xập xệ, mất an toàn.

Một quan chức Liên hợp quốc (LHQ) cho hay, bất kỳ một cuộc tấn công bộ binh nào nhằm vào thành phố Rafah đều sẽ gây ra đau khổ, tổn thất lớn đối với cả triệu người Palestine tị nạn tại đây.

Lừa đảo chiếm đoạt tài sản không chỉ các cá nhân riêng lẻ thực hiện, mà nay hoạt động này còn được “nâng cấp” bởi những ổ nhóm tội phạm có tổ chức dưới mác công ty, tập đoàn. Thay vì thành lập công ty, tập đoàn để hoạt động kinh doanh, sản xuất, mang lại giá trị tinh thần, vất chất cho xã hội, không ít đối tượng đã lấy đó làm bình phong để lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Các đối tượng đã làm giả bằng cấp để nộp hồ sơ làm cộng tác viên, phóng viên của một số báo, tạp chí. Sau đó, với danh nghĩa phóng viên, cộng tác viên, các đối tượng này đã đến cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, hộ kinh doanh thu thập thông tin liên quan đến hoạt động điều hành, kinh doanh, sản xuất của các cơ sở rồi cưỡng đoạt tài sản.

Tại dự thảo Quy chế quản lý hoạt động trong không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và vùng phụ cận, đang được UBND TP Hà Nội lấy ý kiến người dân, TP lên kế hoạch cấm các hoạt động, sự kiện dưới hình thức thuần túy hội chợ thương mại, chương trình khuyến mại, giới thiệu sản phẩm... quanh phố đi bộ hồ Gươm và vùng phụ cận.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文