Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến nói về nhiều vấn đề "nóng" của ngành y tế

10:57 27/10/2018
Đưa bác sĩ tốt nghiệp khá và giỏi lên 62 huyện nghèo, giải quyết rất nhiều nhu cầu tại các huyện này.

Phát biểu giải trình một số vấn đề, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết những kết quả trong nâng cao chất lượng khám chữa bệnh. Với những nỗ lực toàn ngành đã có những tiến bộ khá rõ nét, đánh giá gần đây nhất của UNDP thì chỉ số hài lòng của bệnh nhân sau khám chữa bệnh đạt 76%, một đánh giá khác cho thấy tỷ lệ hài lòng của bệnh nhân nội trú là 80%. 

Ngành đã triển khai nhiều biện pháp như chuyển giao nhiều kỹ thuật từ bệnh viện tuyến Trung ương xuống tuyến tỉnh; ban hành 83 tiêu chí chất lượng bệnh viện theo tiêu chuẩn quốc tế và xếp hạng, đánh giá một cách độc lập, công khai trên truyền thông; xây dựng nhiều bệnh viện mới ở Trung ương và tuyến tỉnh, huyện, tạo bộ mặt bệnh viện khang trang, xanh sạch đẹp, đổi mới phong cách phục vụ trong toàn ngành...

"Chúng tôi cũng rất quyết liệt trong vấn đề nhà vệ sinh, nước rửa tay sát trùng trong bệnh viện. Chấm điểm rõ ràng về vấn đề này, nếu bệnh viện nào bẩn, Giám đốc chịu trách nhiệm, khoa phòng nào bẩn, Trưởng khoa chịu trách nhiệm", Bộ trưởng nhấn mạnh.

Một điểm nữa là đổi mới cơ chế tài chính, tiến tới tính đúng, tính đủ, đưa cả chi phí lương vào, từ đó giảm chi từ ngân sách, thu hút người tham gia BHXH, tăng cường bệnh viện tư nhân... Một đề án khác là đưa bác sĩ tốt nghiệp khá và giỏi lên 62 huyện nghèo, giải quyết rất nhiều nhu cầu tại các huyện này.

Theo đó, bác sĩ nam sau khi tốt nghiệp phải công tác ở huyện nghèo, miền núi, khó khăn 3 năm, bác sĩ nữ công tác 2 năm. Cùng với đó, nối mạng gần 100% cơ sở y tế với BHXH; tăng cường y tế cơ sở, ưu tiên vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số. 

Về hạn chế, Bộ trưởng cho biết về tình trạng quá tải tại các bệnh viện Trung ương tuyến cuối, có bệnh viện tới 5.000-6.000 người, do nhiều nguyên nhân như người dân không tin tưởng tuyến dưới, chưa đủ bác sĩ, hạ tầng trang thiết bị chưa đầy đủ. Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến lấy ví dụ đợt dịch tay chân miệng vừa qua, có nhiều người bị bệnh nhẹ, có thể điều trị ở nhà nhưng vẫn đến viện nằm, gây quá tải, lây chéo.

Chất lượng khám chữa bệnh vùng sâu vùng xa so với vùng thành thị đã được cải thiện nhưng vẫn có chênh lệch. Nhân lực chưa bảo đảm chất lượng, số lượng. Mô hình đào tạo ngành Y tế chất lượng tốt nhưng chưa chuẩn hóa quốc tế.

Bộ trưởng  Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến

Về giải pháp, Bộ đang triển khai các Nghị quyết của Trung ương, Quốc hội, Chính phủ, thực hiện kiềng 3 chân các giải pháp là: Thứ nhất, phát triển y tế cơ sở, chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân gắn với y học gia đình, y tế xã phường, kết hợp công tư, đẩy mạnh xã hội hóa, đây là giải pháp số 1. Hiện nay, Bộ Y tế đang xây dựng 26 mô hình  như các nước phát triển, ưu tiên xây dựng trước ở vùng sâu vùng xa.

Thứ hai là người dân khi có bệnh vào viện thì phải được chăm sóc chu đáo, toàn diện, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, giảm việc người dân đi nước ngoài chữa bệnh, sắp tới Bộ sẽ hình thành hàng loạt cơ sở khám chữa bệnh hiện đại như ở nước ngoài. 

"Chúng tôi mong sắp tới người nước ngoài ở Việt Nam cũng sẽ chữa bệnh ở Việt Nam", Bộ trưởng nói. 

Giải pháp thứ ba là về nhân lực, tài chính, cơ sở hạ tầng. Theo đó, sau chương trình đào tạo Đại học 6 năm, các bác sĩ phải thực hành 1 năm tại các cơ sở y tế sau đó tổ chức thi tay nghề toàn quốc

Khi thông qua Luật Giáo dục đại học, Bộ đề nghị có cơ chế riêng cho ngành y tế, theo mô hình quốc tế. Theo đó, sẽ đào tạo theo 2 hướng chuyên sâu. Cụ thể, hệ đào tạo cán bộ giảng dạy thì sẽ học lên thạc sĩ, tiến sĩ. Hệ thứ 2 là bác sĩ thực hành, học chuyên sâu chuyên ngành để làm việc tại các cơ sở y tế.


Phương Thuỷ

Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Công an vừa phối hợp Công an tỉnh Nam Định triệt xóa thành công nhóm đối tượng sản xuất, phát tán mã độc trên không gian mạng nhằm mục đích chiếm đoạt tài khoản cá nhân, dữ liệu người dùng trên địa bàn toàn quốc và các quốc gia trên thế giới, bắt giữ 22 đối tượng.

Hội Cựu CAND Việt Nam vạch ra nhiều giải pháp thiết thực nhằm thống nhất trong toàn thể hội viên về nhận thức và hành động, phấn đấu thực hiện mục tiêu giữ gìn và phát huy bản chất tốt đẹp của CAND Việt Nam; đồng thời phát huy nhiệt huyết, trí tuệ, kinh nghiệm, tích cực tham gia các phong trào ở cơ sở, nhất là phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ.

Ngày 6/5, ông Nguyễn Văn Hòa, Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL) tỉnh Ninh Thuận cho biết, cơ quan này đang phối hợp UBND, Công an huyện Ninh Hải và Đồn biên phòng Vĩnh Hải tiến hành kiểm tra, xác minh, xử lý vụ việc nữ du khách đến từ Hà Nội bị hành hung tại bãi Kinh ở xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải.

Trong lúc đang đánh cá trên biển, do lốc xoáy, sóng to đã làm 4 tàu cá ở Quảng Bình gặp tai nạn, trong đó có 3 tàu bị chìm, 1 tàu mất liên lạc. Hiện 11 ngư dân vẫn còn mất tích. Công tác tìm kiếm, cứu nạn các ngư dân mất tích đang được triển khai rất khẩn trương

Ngày 7/5, tại trụ sở Liên hợp quốc ở Geneva (Thụy Sỹ), Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt sẽ dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam tham gia phiên đối thoại về Báo cáo quốc gia của Việt Nam về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người theo cơ chế Rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc.

Ngày 5/5, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bắt đầu chuyến công du châu Âu, với các chặng dừng chân ở Pháp, Serbia và Hungary. Chuyến đi được đánh giá có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy tổng thể mối quan hệ giữa Trung Quốc với 3 nước nói riêng cũng như với Liên minh châu Âu (EU) nói chung phát triển ổn định và lành mạnh, góp phần củng cố sự ổn định trong một thế giới đầy biến động.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文